Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án (Thông hiểu)
Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án (Thông hiểu)
-
1264 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH-
Cùng nồng độ ban đầu thì Ba(OH)2 phân li cho [OH−] lớn nhất. Nên pH lớn nhất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Cho các dung dịch HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
Dung dịch có pH nhỏ nhất tức có nồng độ H+ lớn nhất → chất phân li cho H+ nhiều nhất → HNO3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Có các dung dịch cùng nồng độ chứa các chất sau: Al2(SO4)3, HNO3, KNO3, Na2CO3. Hãy cho biết dung dịch có pH nhỏ nhất?
* Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
Al3+ + HOH ⇆ Al(OH)2+ + H+ (1)
Dung dịch có pH < 7 ⇒ môi trường axit
* HNO3 → H+ + NO3-
Dung dịch có [H+] > [H+] (1) => pH nhỏ hơn (1) => pH nhỏ nhất
* KNO3 → K+ + NO3-
Dung dịch có pH = 7 => môi trường trung tính
* Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
CO32- + HOH ⇆ HCO3- + OH-
Dung dịch có pH > 7 => môi trường bazơ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
pH tăng dần tức tính axit giảm dần và tính bazơ tăng dần
+) Tính axit giảm dần khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm dần => dd HF có tính axit yếu nhất và dd H2SO4 có tính axit mạnh nhất
+) Dung dịch có pH cao nhất là dung dịch có tính bazơ => Na2CO3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là
Dễ thấy HCl là axit mạnh nên phân li hoàn toàn =>
[H+]HCl = 0,1 => b = −log([H+]) = 1
CH3COOH là axit yếu nên phân li 1 phần
=> [H+]CH3COOH < 0,1=> a = −log ([H+]) > 1
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Dung dịch HCl (A), dung dịch H2SO4 (B) có cùng nồng độ mol. So sánh pH của 2 dung dịch
Giả sử dung dịch A và B có cùng nồng độ là 0,1M
Dung dịch A: [H+] = [HCl] = 0,1 M
→pHA = −log0,1 = 1
Dung dịch B: [H+] = 2.[H2SO4] = 0,2 M
→pHB = −log0,2 = 0,7
Vậy pHA > pHB
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm
Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?
A. Na2CO3được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit yếu H2CO3=> môi trường bazơ => làm pH tăng
B. Na2SO4được tạo bởi bazơ mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4=> môi trường trung tính => không làm thay đổi pH
C. HCl có môi trường axit => làm pH giảm
D. NH4Cl được tạo bởi bazơ yếu NH3và axit mạnh HCl => môi trường axit => làm pH giảm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?
Để chữa đau dạ dày, người bệnh thường uống trước bữa ăn dung dịch NaHCO3.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:
HNO3 → H+ + NO3-
0,1M 0,1M 0,1M
=> [H+] = [NO3-] = 0,1M
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Khi thêm một bazơ vào dung dịch của một axit, sự thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra đối với pH của dung dịch?
Axit có môi trường pH < 7, khi thêm bazơ vào làm tăng pH lên do bazơ trung hòa bớt H+
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
pOHNaOH = -log(a)
pOHBa(OH)2 = -log(2b)
Vì pHNaOH = pHBa(OH)2 => pOHNaOH = pOHBa(OH)2
=> -log(a) = -log(2b) => a = 2b
Đáp án cần chọn là: D
Chú ý
tính pOH theo nồng độ ion OH- nên phải nhân 2 ở biểu thức tính pOH của Ba(OH)2
Câu 13:
Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,01M
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
0,01 0,02
=> pH = 14 + lg[OH-] = 14 + lg(0,02) = 12,3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là
pH=10 => pOH = 14 – pH => [OH−] = 10−4 M
=> nNaOH = 0,3. 10−4 = 3. 10−5 ( mol)
=> mNaOH = 3. 10−5 . 40 = 1,2.10−3 (g)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Tính pH của 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,025 M và HCl 0,05 M)?
= 0,025.0,4 = 0,01 mol ; nHCl = 0,05.0,4 = 0,02 mol
→ = 2 + nHCl = 2.0,01 + 0,02 = 0,04mol
→ [H+] = = 0,1 M
→pH = −log0,1 = 1
Đáp án cần chọn là: A