IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic nâng cao

100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic nâng cao

100 câu trắc nghiệm Anđehit, Xeton, Axit Cacboxylic nâng cao (phần 1)

  • 3198 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có bao nhiêu anđehit 2 chức có CTĐGN là C2H3O?

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn Anđehit 2 chức có 2 nhóm –CHO => phân tử có 2 nguyên tử O

=> CTPT: C4H6O2

Có 2 công thức thỏa mãn là

OHC-CH2-CH2-CHO

CH3-CH(CHO)2


Câu 2:

Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn  

- Dùng Cu(OH)2/OH- thực hiện theo 2 bước như sau


Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn  chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn  Đốt cháy anđehit no, mạch hở đơn chức thu được nCO2 = nH2O = a mol

=> mCO2 + mH2O= 49,6 => 44a + 18a = 49,6 => a = 0,8 mol

=> số C trong A = nCO2 / nA = 0,8 / 0,2 = 4 => CTPT của A là C4H8O


Câu 4:

Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn  A có khả năng tráng bạc => A chứa gốc –CHO

Ancol chứa C bậc IV => có dạng (CH3)3C-R-CHO

Vì M < 90 => 57 + R + 29 < 90 => R = 0

=> A là (CH3)3CCHO


Câu 5:

Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn  Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là etilen

2CH2=CH2 + O2 PdCl2,CuCl2 2CH3CHO


Câu 6:

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn  Axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.

=> chất có nhiệt độ sôi cao nhất là axit CH3COOH.


Câu 7:

Chuyển hóa hoàn toàn 2,32 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi cho lượng Ag sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư tạo ra 3,808 lít NO2 ở 27oC và 1,033 atm. Tên gọi của anđehit là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn  nNO2 = PV / RT = 1,033.3,808 / (0,082.(273 + 27)) = 0,16 mol

Bảo toàn e: ne cho = ne nhận  =>  nAg = nNO2 = 0,16 mol

TH1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,04 mol => M = 2,32 / 0,04 = 58 (loại vì MHCHO = 30)

TH2: X có dạng R(CHO)x  (R ≠ H; x ≥ 1)

=> nRCHOx=nAg 2x=0,08 x=>M=2,320,08x=29x 

+) Với x = 1 => M = 29 (loại)

+) Với x = 2 => M = 58 => X là OHC-CHO : anđehit oxalic


Câu 8:

Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn  Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic


Câu 9:

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là 

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn  nNaOH = 0,112 mol

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol

=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH


Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn  Anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức có CTPT dạng CnH2n-4O2  

CnH2n-4O2  + O2 ® nCO2 + (n – 2)H2O

=> đốt cháy A thu được nCO2 – nH2O = 2.nA

nBaCO3 = 2 mol => nCO2 = 2 mol

mdung dịch giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 284,4 => mH2O = 394 – 2.44 – 284,4 = 21,6 gam

=> nH2O = 1,2 mol

=> nA = (2 – 1,2) / 2 = 0,4 mol

=> Số C trong A = nCO2 / nA = 2 / 0,4 = 5

=> CTPT của A là C5H6O2 


Câu 11:

Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn CH3COOH + C2H5OH H2SO4đ,to CH3COOC2H5 + H2O

nCH3COOC2H5 theo pt = nCH3COOH = 0,4 mol

Mà nCH3COOC2H5 thực tế thu được = 0,3 mol

=> H = nCH3COOC2H5 thực tế thu được / nCH3COOC2H5 theo pt = 0,3 / 0,4 = 75%


Câu 12:

Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn Gọi X có dạng CnH2nO2

CnH2nO2  →  CnH2n-1O2Na =>  3,8814n+32=5,214n+54   =>  n=7/3

=> nCnH2nO2 = nCnH2n-1O2Na = (5,2 – 3,88) / 22 = 0,06 mol

Đốt cháy hỗn hợp X thu được nCO2 = nH2O = n.nCnH2nO2 = 0,06n = 0,06.7/3 = 0,14 mol

Bảo toàn O: nO trong axit + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

=> nO2 = (0,14.3 – 0,06.2) / 2 = 0,15 mol

=> V = 3,36 lít


Câu 13:

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn nKOH = 0,06 mol;  nNaOH = 0,06 mol

Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O  

=> mH2O = 1,08 gam => nH2O = 0,06 mol

Vì X là axit đơn chức => nX = nROH = nH2O = 0,06 mol

=> M­X = 3,6 / 0,06 = 60

=> X là CH3COOH


Câu 14:

Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4 mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho 0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn 1 mol X phản ứng tạo 4 mol Ag => X là HCHO hoặc là anđehit 2 chức

+) Nếu là HCHO => %mO = 53,33% => Loại

=> X có 2 nhóm CHO : R(CHO)2 => MX = 86g = R + 29.2 => R = 28

=> X là C2H4(CHO)2 khí phản ứng với AgNO3/NH3 tạo muối C2H4(COONH4)2

=> mmuối = 38g


Câu 15:

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn Z có phản ứng tráng gương => Y là HCOOH

nY = nAg / 2

nX + nY = (mmuối – mZ) / 22 = 0,15 mol => nX = 0,05

mZ = 0,05.MX + 0,1.46 = 8,2

=> MX = 72 => X là CH2=CH-COOH

=> %mX = 0,05.72/8,2 . 100% = 43,90%


Câu 16:

Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn nCO2 = 0,68 mol; nH2O = 0,65 mol

Axit panmitic, axit stearic cháy cho nCO2 = nH2O

=> nC17H31COOH = (nCO2 – nH2O) / 2 = 0,015 mol


Câu 17:

X có CTPT C20H36Om. Biết X là 1 anđehit no, mạch hở. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn X là 1 anđehit no, mạch hở => trong X chỉ chứa liên kết π ở chức CHO

=> số chức m = số nguyên tử O = độ bất bão hòa k

=> độ bất bão hòa k = (2.20 + 2 – 36) / 2 = m => m = 3


Câu 18:

Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là 

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn Giả sử axit trên là RCOOH => muối là RCOOM (M là kim loại kiềm)

15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)

=> R = 34,5 – 0,5M

Với M = 23 => R = 23 (loại)

Với M = 39 (K) => R = 15 (CH3)

=> axit etanoic CH3COOH


Câu 19:

Cho sơ đồ sau: C3H6 → C3H7Br → C3H8O → C3H6O (X). Biết các chất đều là sản phẩm chính. X có những tính chất là

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn CH2=CH-CH3 → CH3-CHBr-CH3 → CH3-CH(OH)-CH3 → CH3-CO-CH3

=> X là xeton chỉ có phản ứng cộng với H2


Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. CTPT của Y là

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn Gọi CTPT chung của anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức là CaH2a-2O2

=> đốt cháy hỗn hợp A thu được nCO2 – nH2O = nA

nCa(OH)2 = 0,125 mol; nCaCO3 = 0,09 mol

TH1: Chỉ thu được 1 kết tủa CaCO3

=> nCO2 = nCaCO3 = 0,09 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => nH2O =  0,296 > nCO2 => loại

TH2: Thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 

Bảo toàn Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,125 – 0,09 = 0,035 mol

Bảo toàn C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = 2.0,035 + 0,09 = 0,16 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => mH2O =  2,25 gam  => nH2O = 0,125 mol

=> nA = nCO2 – nH2O = 0,16 – 0,125 = 0,035 mol

=> số C trung bình = 0,16 / 0,035 = 4,57

=> X và Y lần lượt là C4H6O2 và C5H8O2


Câu 21:

Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn

X chứa C3H7OH và có M = 46 => ancol còn lại là CH3OH

Từ sơ đồ đường chéo ta thấy nC3H7OH=nCH3OH

Gọi nCH3CH2CH2OH = a mol;  nCH3COHCH3  = b mol => nCH3OH = a + b mol

=> nO = a + b + a + b = 0,2   (1)

Y gồm CH3CH2CHO (a mol) ; CH3-CO-CH3 (b mol) và HCHO (a + b) mol

=> nAg = 2.nCH3CH2CHO + 4.nHCHO = 2a + 4.(a + b) = 0,45   (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,025;  b = 0,075

=> %mCH3CH2CH2OH = 16,3%


Câu 22:

Hiđro hóa hoàn toàn 2,9 gam một anđehit A được 3,1 gam ancol. A có công thức phân tử là 

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn Pứ anđehit + H2 => Ancol

=> mH2 = mAncol – mAnđehit => nH2 = 0,2 mol 

(Với x là số liên kết π trong anđehit, và H2 cộng vào liên kết pi) 

=> Manđehit = 29x

Andehit có 2 liên kết π => x = 2 thì  M = 58 (OHC-CHO)


Câu 23:

Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn Gọi CTPT của hỗn hợp X là R¯COOH

nNaOH = 0,2 mol; nKOH = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mmuối + mH2O

=> mH2O = 4,5 gam => nH2O = 0,25 mol

=>M¯X=16,40,25=65,6  =>  R¯=20,6 => 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH


Câu 24:

Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi 

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit

=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.


Câu 25:

Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn A. CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

B. CH2=CH2 + H2O → CH3CH2OH

C. 2CH2=CH2 + O2 PdCl2,CuCl2 2CH3CHO

D. C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O


Bắt đầu thi ngay