100 câu trắc nghiệm Sự điện li nâng cao (P4)
-
15962 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dung dịch X có chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của Cl- là 0,07 mol. Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 2 gam kết tủa. Cho ½ dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án B
-Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư
HCO3-+ OH- →CO32-+ H2O
Ca2++ CO32- dư →CaCO3
0,02 0,02
- Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư
HCO3-+ OH- →CO32-+ H2O
0,045 0,045
Ca2++ CO32- →CaCO3
0,045 0,045
Dung dịch X có 0,07 mol Cl-; 0,04 mol Ca2+; 0,09 mol HCO3-; 0,08 mol Na+
Đun sôi dung dịch X thì: 2HCO3- → CO32-+ H2O + CO2
0,09 0,045 0,045 0,045
m = (0,07.35,5+0,04.40+ 0,09.61+ 0,08.23-0,045.18-0,045.44) = 8,625 gam
Câu 2:
Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Đáp án A
nOH- = 0,26 mol
OH-+ H+ → H2O
0,08 0,08
Al3++ 3OH- → Al(OH)3
0,032 0,096 0,032
Fe3++ 3OH- → Fe(OH)3
0,024 0,072 0,024
Al(OH)3+ OH- →AlO2-+ 2H2O
0,012 0,012
Kết tủa thu được có 0,02 mol Al(OH)3; 0,024 mol Fe(OH)3 Khối lượng là 4,128 gam
Câu 3:
Cho 42,75 gam Ba(OH)2 vào 400ml dung dịch MgSO4 0,5M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m?
Đáp án C
số mol của Ba(OH)20,25 mol; MgSO4 0,2 mol
Ba(OH)2+ MgSO4 →BaSO4↓+ Mg(OH)2↓
0,25 0,2 0,2 0,2 mol
m = 0,2.233+ 0,2.58 = 58,2 gam
Câu 4:
Dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và Fe2(SO4)3 0,1M. Cho 128,25 gam Ba(OH)2 vào 200ml dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Đáp án A
Số mol 0,04 mol H2SO4; 0,02 mol Fe2(SO4)3; 0,75 mol Ba(OH)2
H++ OH- → H2O
0,08 0,08
Fe3++ 3OH-→ Fe(OH)3
0,04 0,12 0,04
Ba2++ SO42-→ BaSO4
0,75 0,1 0,1
mkết tủa = mFe(OH)3+ mBaSO4 = 0,04.107+ 0,1.233 = 27,58 gam
Câu 5:
Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
Đáp án C
OH-+ HCO3- →CO32-+ H2O
0,24 0,2 0,2
Ba2++ CO32- → BaCO3
0,22 0,2 0,2
a= 0,2.197=39,4 gam
Câu 6:
Cho hỗn hợp X gồm 0,05 mol CaCl2; 0,03 mol KHCO3; 0,05 mol NaHCO3; 0,04 mol Na2O; 0,03 mol Ba(NO3)2 vào 437,85 gam nước. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y và m gam dung dịch Z. Giá trị của m là:
Đáp án D
Na2O + H2O→ 2NaOH
0,04 0,08
OH-+ HCO3- → CO32-+ H2O
0,08 0,08 0,08
Ba2++ CO32- → BaCO3
0,03 0,03 0,03
Ca2++ CO32- → CaCO3
0,05 0,05 0,05
mdung dịch Z = mX+ mH2O- mkết tủa
= (0,05.111+ 0,03.100+0,05.84+0,04.62+0,03.261)+ 437,85- (0,03.197+0,05.100)
= 450 gam
Câu 7:
Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng:
Đáp án A
-Phần 1:
Mg2++ 2OH- → Mg(OH)2
0,01 0,01
NH4++ OH- → NH3+ H2O
0,03 0,03
-Phần 2:
Ba2++ SO42- → BaSO4
0,02 0,02
Theo ĐLBT ĐT thì số mol Cl- bằng 0,01 mol
Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng:
(0,01.24+ 0,03.18+ 0,02.96+ 0,01.35,5).2= 6,11 gam
Câu 8:
Pha loãng 400ml dung dịch HCl bằng 500ml nước thu được dung dịch có pH=1. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch HCl?
Đáp án B
Gọi nồng độ ban đầu của HCl là x M
nHCl ban đầu = 0,4x mol = nH+
[H+] = 0,4.x/0,9 = 10-1 suy ra x = 0,225M
Câu 9:
Pha loãng 500ml dung dịch H2SO4 bằng 2,5 lít nước thu được dung dịch có pH=3. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch H2SO4?
Đáp án A
Gọi nồng độ ban đầu của H2SO4 là xM
nH+ = 0,5.x.2 = x mol
[H+] = x/3 = 10-3 suy ra x = 3.10-3M
Câu 10:
Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 bằng 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH=13. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch Ba(OH)2?
Đáp án A
Gọi nồng độ ban đầu của Ba(OH)2 là xM
nOH-= 0,2.2x = 0,4 x mol; [OH-] = 10-14/10-13 = 10-1M
[OH-] = 0,4x/ 1,5 = 10-1 suy ra x = 0,375 M
Câu 11:
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 có pH = 3 vào 200ml dung dịch HNO3 0,04M để thu được dung dịch có pH = 2,5?
Đáp án A
Gọi thể tích dung dịch H2SO4 cần thêm là V lít
nH+ = V.10-3 + 0,2.0,04 (mol)
[H+] = nH+/ Vdd = ( V.10-3 + 0,2.0,04)/ (V+ 0,2) = 10-2,5
Giải ra V = 3,407 lít
Câu 12:
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH =13 vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,0015M để thu được dung dịch có pH =12?
Đáp án B
Gọi thể tích dung dịch NaOH cần thêm là V lít
nOH- = V.10-1+ 0,3.0,0015.2 (mol)
[OH-] = nOH-/ Vdd = ( V.10-1+ 0,3.0,0015.2)/ (V+ 0,3) = 10-2
Giải ra V = 7/300 lít
Câu 13:
Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?
Đáp án D
nH+ = 0,02 mol; nOH-= 0,04 mol
H+ + OH- → H2O
0,02 0,04
nOH- dư = 0,02 mol; [OH-] dư = 0,02/0,2 = 0,1M suy ra [H+] = 10-13 M suy ra pH = 13
Câu 14:
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,15M vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm hai bazo NaOH 0,1M + Ba(OH)2 0,075M để thu được dung dịch có pH=2?
Đáp án A
nHCl = 0,15V mol = nH+
nOH-= 0,1.0,1+ 0,075.2.0,1 = 0,025 mol
Dung dịch thu được sau phản ứng có pH = 2 nên axit dư
H+ + OH- → H2O
0,025 0,025mol
nH+ dư = 0,15V- 0,025 mol
[H+] dư = nH+ dư/ Vdd = (0,15V- 0,025)/(V+0,1) = 10-2 suy ra V = 13/70 lít
Câu 15:
Dung dịch NaOH có pH = 11 cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 9?
Đáp án D
Gọi thể tích dung dịch NaOH ban đầu là V
Gọi thể tích dung dịch NaOH sau khi pha là V1
Ta có số mol NaOH ko đổi nên
V.10-3 = V1. 10-5 suy ra V1 = 100V tức là pha loãng 100 lần
Câu 16:
Trộn 100ml dung dịch KOH 0,3M với 100ml dung dịch HNO3 có pH=1 thu được 200ml dung dịch A. pH của dung dịch A bằng:
Đáp án C
nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,1.10-1 = 0,01 mol
H+ + OH- → H2O
0,01 0,03 mol
nOH- dư = 0,02 mol; [OH-]dư= 0,02/0,2 = 0,1M, [H+] = 10-13 M, pH = 13
Câu 17:
Có 2ml dung dịch axit HCl có pH=1. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH=4?
Đáp án A
Gọi thể tích nước cần thêm là V lít
nH+ ban đầu = (2.10-1)/1000 = 2.10-4 mol = nH+ sau
[H+] sau = 2.10-4/ (V+0,002) = 10-4 suy ra V = 1,998 lít = 1998 ml
Câu 18:
Hòa tan một lượng kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch Y giải phóng 0,45 gam khí. Pha dung dịch Y thành V lít dung dịch Z có pH=13. V có giá trị là:
Đáp án C
R + H2O → ROH+ ½ H2
nROH= 2nH2=0,45 mol= nOH-
[OH-]= 0,45/V= 10-1 suy ra V=4,5 lít
Câu 19:
Trộn 200ml dung dịch Ba(OH)2 aM với 300ml dung dịch H2SO4 có pH=1 thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH=2. Giá trị của a và m lần lượt là:
Đáp án C
nBa(OH)2 = 0,2.a mol; nOH-= 0,4a mol
dung dịch H2SO4 có pH = 1 nên [H+] = 10-1 M
→nH+ = [H+].Vdd = 0,3.10-1 = 0,03 mol, nSO4(2-) = 0,015 mol
H2SO4→ 2H++ SO42-
0,03 →0,015 mol
Ba(OH)2→ Ba2++ 2OH-
0,2a→ 0,2a 0,4a
H+ + OH- → H2O
0,4a 0,4a
Dung dịch sau phản ứng có pH = 2 nên axit dư
nH+ dư = 0,03-0,4a
[H+] dư = nH+ dư/ Vdd = (0,03-0,4a)/0,5 = 10-2 suy ra a = 0,0625 M
Ba2++ SO42- → BaSO4
0,0125 0,015 0,0125 mol
mBaSO4 = 2,9125 gam
Câu 20:
Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,02M với V2 lít dung dịch NaOH 0,035M thu được V1+ V2 lít dung dịch có pH = 2. Xác định tỉ lệ V1/V2 :
Đáp án A
nH+ = 0,04V1 (mol); nOH-= 0,035V2 (mol)
H++ OH- → H2O
Dung dịch sau phản ứng có pH = 2 nên axit dư
nH+ dư = 0,04V1- 0,035V2
[H+]dư = nH+ dư/ Vdd = (0,04V1- 0,035V2)/(V1+ V2) = 10-2
Suy ra V1/V2 = 3/2