Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P3)

  • 3256 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là 

Xem đáp án

Đáp án C

 

Nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là sự thay đổi của môi trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.


Câu 2:

Phát biểu nào dưới đây KHÔNG chính xác khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật

Xem đáp án

Đáp án B

 

Phát biểu KHÔNG chính xác khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật: Điểm cực thuận nằm trong giới hạn sinh thái là một giá trị về điều kiện sinh thái mà ở đó sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất ngay cả khi các nhân tố sinh thái khác nằm ngoài giới hạn. 


Câu 3:

Trong một sinh cảnh có nhiều loài cùng phát sinh từ một loài gốc ban đầu, chúng là những loài có mối quan hệ họ hàng gần. Trong quá trình sống, chúng sử dụng các yếu tố sống của môi trường giống nhau. Sự cạnh tranh giữa các loài này thường: 

Xem đáp án

Đáp án A

 

Trong một sinh cảnh có nhiều loài cùng phát sinh từ một loài gốc ban đầu, chúng là những loài có mối quan hệ họ hàng gần. Trong quá trình sống, chúng sử dụng các yếu tố sống của môi trường giống nhau. Sự cạnh tranh giữa các loài này thường làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.  


Câu 4:

Cho các phát biểu dưới đây liên quan đến các chu trình sinh địa hóa trên trái đất:

(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch góp phần làm chậm chu kỳ băng hà kế tiếp của trái đất.

(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.

(4) Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng và hơi và sự vận động của chu trình nước mang tính chất toàn cầu.

(5) Một phần phospho thoát khỏi chu trình và trở thành các chất lắng đọng dưới dạng trầm tích.

Trong số các phát biểu trển, số phát biểu chính xác là: 

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch góp phần làm chậm chu kỳ băng hà kế tiếp của trái đất. à đúng

(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. à sai

(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây. à sai

(4) Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng và hơi và sự vận động của chu trình nước mang tính chất toàn cầu. à đúng

 

(5) Một phần phospho thoát khỏi chu trình và trở thành các chất lắng đọng dưới dạng trầm tích. à đúng


Câu 5:

Nghiên cứu nồng độ DDT trong một chuỗi thức ăn cho thấy nồng độ chất độc thay đổi qua mỗi mắt xích theo hình tháp sau đây (ppm = phần triệu)

 

Trong số các nhận xét sau đây, nhận xét KHÔNG chính xác là: 

Xem đáp án

Đáp án B

Trong số các nhận xét sau đây, nhận xét KHÔNG chính xác là: 

A. Qua mỗi mắt xích lượng chất độc được tích lũy càng nhiều. à đúng

B. So với mắt xích trước sự thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá gấp 2,5 lần so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm. à sai

+ Thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá = 98,8 – 4,4 = 94,4

+ Thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm = 4,4 – 0,44 = 3,96

Tỉ lệ thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm = 94,43,96≈ 23,8 lần.

C. Hiện tượng tăng nồng độ chất độc qua mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn cho thấy hiện tượng khuếch đại sinh học. à đúng

D. Con người sử dụng các loài càng gần sinh vật sản xuất càng an toàn trước các chất độc tích lũy. à đúng


Câu 6:

Trong số các phát biểu sau đây về hệ sinh thái, phát biểu nào KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu KHÔNG chính xác về hệ sinh thái:

B. Các hệ sinh thái có kích thước lớn, quy mô của chúng chỉ có thể trải dài trên một khu vực, thậm chí cả lục địa mà không có các hệ sinh thái có kích thước nhỏ. à sai, hệ sinh thái có kích thước lớn và nhỏ xen kẽ nhau


Câu 7:

Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu KHÔNG đúng: Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.


Câu 8:

Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án D

Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu KHÔNG chính xác là hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể


Câu 9:

Trong một ao nuôi cá, bón phân là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho thực vật phù du, thực vật phù du là thức ăn cho các nhóm giáp xác, đến lượt mình giáp xác là thức ăn cho cá mè và cá rô phi đơn tính, hai nhóm cá này lại là thức ăn cho cá trê và cá quả (cá lóc). Cá rô phi đơn tính có giá trị kinh tế cao, là đối tượng chủ đạo của ao nuôi. Để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, người dân cần:

Xem đáp án

Đáp án D

 

Trong một ao nuôi cá, bón phân là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho thực vật phù du, thực vật phù du là thức ăn cho các nhóm giáp xác, đến lượt mình giáp xác là thức ăn cho cá mè và cá rô phi đơn tính, hai nhóm cá này lại là thức ăn cho cá trê và cá quả (cá lóc). Cá rô phi đơn tính có giá trị kinh tế cao, là đối tượng chủ đạo của ao nuôi. Để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, người dân cần loại bỏ cá quả (cá lóc) và cá trê trong ao.  


Câu 11:

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: 

Xem đáp án

Đáp án B

 

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 


Câu 12:

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu đúng là năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường


Câu 13:

Cho một số khu sinh học dưới đây:

(1). Đồng rêu hàn đới                                    (2). Rừng lá rộng rụng theo mùa

(3). Rừng lá kim ôn đới                                                                   (4). Rừng nhiệt đới gió mùa

 

Sắp xếp các khu sinh học trên theo thứ tự có sự có độ phức tạp tăng dần của chuỗi và lưới thức ăn là: 

Xem đáp án

Đáp án B

 

Sắp xếp các khu sinh học trên theo thứ tự có sự có độ phức tạp tăng dần của chuỗi và lưới thức ăn là: (1). Đồng rêu hàn đới à (3). Rừng lá kim ôn đới à (2). Rừng lá rộng rụng theo mùa à (4). Rừng nhiệt đới gió mùa 


Câu 14:

Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

 

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: 

Xem đáp án

Đáp án B

- Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2:

= (năng lượng đồng hoa của sv tiêu thụ bậc 2)/ (năng lượng đồng hóa của sv tiêu thụ bậc 1)

=

- Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3:

= (năng lượng đồng hoa của sv tiêu thụ bậc 3)/ (năng lượng đồng hóa của sv tiêu thụ bậc 2)

=


Câu 15:

Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở: Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể sinh vật


Câu 16:

Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Cào cào → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: 

Xem đáp án

Đáp án D
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Cào cào → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: gà. 


Câu 17:

Ở hệ sinh thái dưới nước, các chuỗi thức ăn thường kéo dài hơn các chuỗi thức ăn trên cạn, nguyên nhân đầy đủ nhất của hiện tượng này: 

Xem đáp án

Đáp án C

Ở hệ sinh thái dưới nước, các chuỗi thức ăn thường kéo dài hơn các chuỗi thức ăn trên cạn, nguyên nhân đầy đủ nhất của hiện tượng này là: Động vật của hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn.  


Câu 18:

Điều nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái? 

Xem đáp án

Đáp án A
Do quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật KHÔNG phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái.


Câu 19:

Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu đúng là: trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau. 

B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình. à sai, môi trường bao gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh.

C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên. à sai, nếu chỉ xét 2 nhóm thì con người là nhân tố hữu sinh.

D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau. à sai, giới hạn sinh thái về ánh sáng của các thực vật khác nhau là khác nhau


Câu 20:

Các đồ thị sau đây thể hiện cho từng loại diễn thế sinh thái nào ?

Xem đáp án

Đáp án D

I- Nguyên sinh (bắt đầu từ môi trường không có sinh vật);

II- Thứ sinh (bắt đầu từ môi trường đã từng có sinh vật, xuất phát từ một số sinh vật còn sót lại);

 

III- Phân huỷ (xuất hiện thời gian ngắn, có sự tăng nhanh các loài sinh vật, sau khi phân hủy xong, số các sinh vật giảm xuống)


Câu 21:

Hai cây thông sống gần nhau xảy ra hiện tượng nối rễ lại thể hiện

Xem đáp án

Đáp án C

Hai cây thông sống gần nhau xảy ra hiện tượng nối rễ lại thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài giữa hai cây thông.


Câu 22:

Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án A

Tưởng tượng lại các bể cá cảnh, chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo. 


Câu 23:

Trong số các nhận định dưới đây về diễn thế sinh thái, nhận định nào là KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án A

A. Diễn thế là một quá trình mà không thể dự báo trước được à sai, diễn thế có thể dự báo được

B. Có sự biến đổi tuần tự của các quần xã à đúng

C. Thực vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới à đúng

D. Môi trường có vai trò quan trọng trong diễn thế sinh thái à đúng


Câu 24:

Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Giai đoạn (a) có thể thực hiện trong cơ thể thực vật.

(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.

(3) Giai đoạn (d) xảy ra dưới tác động của vi khuẩn cố định đạm.

 

(4) Giai đoạn (e) chỉ được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật. 

Xem đáp án

Đáp án B

1) Giai đoạn (a) có thể thực hiện trong cơ thể thực vật. à đúng

(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện. à sai, giai đoạn (b) do vi khuẩn nitrit thực hiện, giai đoạn (c) do vi khuẩn nitrat thực hiện.

(3) Giai đoạn (d) xảy ra dưới tác động của vi khuẩn cố định đạm. à sai, giai đoạn (d) xảy do vi khuẩn phản nitrat hóa.

 

(4) Giai đoạn (e) chỉ được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật. à sai, giai đoạn (e) được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm hoặc vi khuẩn amon hóa.


Câu 26:

Về mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái đối với sinh vật, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG đúng? 

Xem đáp án

Đáp án D

A. Mỗi sinh vật chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.  à đúng

B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều đến các bộ phận khác nhau của sinh vật hoặc đến các thời kỳ sinh lý khác nhau của sinh vật. à đúng

C. Nếu nhiều nhân tố sinh thái có giá trị cực thuận, chỉ duy nhất 1 nhân tố nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật cũng không thể tồn tại được. à đúng

 

D. Các sinh vật chịu tác động một chiều từ các nhân tố sinh thái của môi trường mà không thể tác động ngược trở lại làm biến đổi môi trường. à sai, tác động là qua lại giữa môi trường và sinh vật.


Câu 27:

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án C

A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn. à sai, hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ khoảng 10%

  B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn. à sai, sv ở mắt xích xa thì sinh khối trung bình thấp.

  C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. à đúng

 

  D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp. à sai, năng lượng chủ yếu mất do hô hấp.


Câu 28:

Trong số các phát biểu dưới đây về sự phân bố các cá thể trong quần thể, phát biểu nào KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án B

Các phát biểu về sự phân bố các cá thể trong quần thể, phát biểu KHÔNG chính xác là: phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 29:

Trong diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào chỉ ra dưới đây KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án D

Trong diễn thế nguyên sinh, xu hướng KHÔNG chính xác: từ chưa có loài đến số loài ít - số lượng cá thể mỗi loài ít và đến số loài nhiều, số lượng cá thể của mỗi loài rất nhiều


Câu 31:

Trong số các khẳng định dưới đây, có bao nhiêu khẳng định đúng về các chu trình sinh địa hóa:

(1). Các chu trình sinh địa hóa cho thấy sự tuần hoàn của vật chất và vật chất có thể tái sử dụng trong hệ sinh thái.

(2). Trong chu trình Nitơ tự nhiên, hoạt động chuyển N2 thành Nitơ có trong hợp chất hữu cơ chỉ được thực hiện trong các sinh vật sống.

(3). Quá trình chuyển hóa N2 thành amon trong tự nhiên chỉ được thực hiện nhờ quá trình cố định đạm có trong các vi sinh vật cố định đạm.

 

(4). Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, hơi và chu trình nước có tính toàn cầu. 

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Các chu trình sinh địa hóa cho thấy sự tuần hoàn của vật chất và vật chất có thể tái sử dụng trong hệ sinh thái.

(2) Trong chu trình Nitơ tự nhiên, hoạt động chuyển N2 thành Nitơ có trong hợp chất hữu cơ chỉ được thực hiện trong các sinh vật sống.

(3) Quá trình chuyển hóa N2 thành amon trong tự nhiên chỉ được thực hiện nhờ quá trình cố định đạm có trong các vi sinh vật cố định đạm. à sai, chuyển hóa N2 thành amon thành vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật amon hóa.

 

(4) Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, hơi và chu trình nước có tính toàn cầu. à đúng


Câu 32:

Về môi trường sống xung quanh sinh vật, khẳng định nào dưới đây là chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án C

A. Mỗi sinh vật đều có khoảng giới hạn sinh thái như nhau đối với mỗi nhân tố sinh thái. à sai, các sinh vật có khoảng giới hạn sinh thái khác nhau với mỗi nhân tố sinh thái.

B. Các nhân tố sinh thái của môi trường luôn tác động đồng đều lên cơ thể sinh vật, đồng đều lên các bộ phận khác nhau của cơ thể sinh vật và đồng đều lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sinh vật. à sai, nhân tố sinh thái tác động khác nhau… 

C. Mỗi một nhân tố sinh thái của môi trường đều có một giá trị mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nhất gọi là điểm cực thuận. à đúng

D. Sinh vật chịu tác động một chiều từ môi trường và sự sinh trưởng phát triển của sinh vật chịu sự chi phối của môi trường. à sai, tác động 2 chiều (tác động qua lại


Câu 33:

Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa                  (2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ

(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây               (4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ

(5). Những con vịt trời bay theo đàn              (6). Những con chim trên trời

Số nhóm sinh vật thỏa mãn điều kiện là một quần thể giao phối là: 

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa à đúng

(2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ à sai, chúng là quần xã.

(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây à sai, chúng là quần xã.

(4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ à sai, chúng không được xem là quần thể do thời gian tồn tại quá ngắn.

(5). Những con vịt trời bay theo đàn à đúng.

 

(6). Những con chim trên trời à sai, chúng là quần xã.


Câu 34:

Hiện tượng nào sau đây xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống? 

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống: hiện tượng phân tầng


Câu 35:

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, cho các khẳng định sau:

(1). Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn so với quần thể con mồi.

(2). Khả năng tăng kích thước quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với của con mồi.

(3). Trong quá trình biến động số lượng cá thể của quần thể, quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt.

(4). Sự biến động số lượng cá thể quần thể vật ăn thịt cũng làm ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi.

 

Số khẳng định đúng là: 

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn so với quần thể con mồi. à đúng 

(2). Khả năng tăng kích thước quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với của con mồi. à sai, khả năng tăng kích thước của quần thể con mồi thường nhanh hơn.

(3). Trong quá trình biến động số lượng cá thể của quần thể, quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt. à đúng.

(4). Sự biến động số lượng cá thể quần thể vật ăn thịt cũng làm ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi. à đúng


Câu 36:

Sau một vụ cháy rừng ở vùng rừng nhiệt đới tạo ra một khoảng trống, khoảng trống này được phục hồi sau nhiều năm. Quá trình phục hồi chịu tác động chủ yếu của các nhân tố ánh sáng. Trình tự xuất hiện nào dưới đây là chính xác trong quá trình phục hồi kể trên: 

Xem đáp án

Đáp án A

Sau một vụ cháy rừng ở vùng rừng nhiệt đới tạo ra một khoảng trống, khoảng trống này được phục hồi sau nhiều năm. Quá trình phục hồi chịu tác động chủ yếu của các nhân tố ánh sáng. Trình tự xuất hiện chính xác trong quá trình phục hồi kể trên: cỏ ưa sáng, cây bụi, cây gỗ lớn  


Câu 37:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa của nguyên tố Carbon, trong số các phát biểu dưới đây, phát biểu nào chính xác nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nói về chu trình sinh địa hóa của nguyên tố Carbon, việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm giảm độ pH của đại dương từ đó thúc đẩy sự biến mất của nhiều hệ sinh thái biển


Câu 39:

Diễn thế sinh thái thứ sinh: 

Xem đáp án

Đáp án B

Diễn thế sinh thái thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật, qua các dạng quần xã trung gian và có thể hình thành quần xã đỉnh cực


Câu 40:

Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất: 

Xem đáp án

Đáp án C

 

Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ quang năng hoặc hóa năng vô cơ.  


Câu 41:

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm nào có độ rộng nhiệt lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Các loài động vật thích ứng với các khu sinh thái khác nhau thường mang những đặc điểm thích nghi riêng biệt về nhiệt độ sống, trong số các nhóm kể ra dưới đây, nhóm có độ rộng nhiệt lớn nhất là thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam  


Câu 42:

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.

 

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: 

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít


Câu 43:

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

Xem đáp án

Đáp án C

Những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên: (1) Duy trì đa dạng sinh học; (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh; (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường


Câu 44:

Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.

 

Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có công thức: N = 

N là số cá thể của quần thể ở thời điểm đánh dấu

M là số cá thể đánh dấu ở lần 1

C là số cá thể đánh dấu ở lần 2

R là số cá thể xuất hiện ở cả 2 lần bắt

 

Theo bài à  à R = 2 


Câu 45:

Trong một khu vườn cây ăn quả (trái), nhân tố vô sinh là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Trong một khu vườn cây ăn quả, nhân tố vô sinh là chiếc lá rụng.


Bắt đầu thi ngay