Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P4)

  • 2767 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây không phải của một quần xã sinh vật điển hình? 

Xem đáp án

Đáp án C 

 

Đặc điểm không phải của một quần xã sinh vật điển hình: C. Tỉ lệ giới tính (đây là đặc trưng của quần thể)


Câu 2:

Đây là khu sinh học rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. 

Xem đáp án

Đáp án C

 

Đây là khu sinh học rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. Đó là rừng taiga.


Câu 3:

Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi theo quy luật. Trong số các khẳng định chỉ ra dưới đây, khẳng định nào KHÔNG chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án C

 

Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi theo quy luật. Trong số các khẳng định chỉ ra dưới đây, khẳng định KHÔNG chính xác: Thành phần loài ngày càng đa dạng và số lượng cá thể của mỗi loài ngày một tăng. (thành phần loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài sẽ giảm)


Câu 4:

Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào? 

Xem đáp án

Đáp án D

 

Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm những động vật ở những bậc dinh dưỡng gần với nguồn thức ăn sơ cấp. (sinh vật sản xuất là cao nhất sau đó thấp dần).


Câu 5:

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

 

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên KHÔNG đúng? 

Xem đáp án

Đáp án C

A. Khi ba loài sống chung, sự thay đổi kích thước mỏ là biểu hiện của quá trình phân ly ổ sinh thái giữa ba loài. à đúng

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. à đúng

C. Nếu cho 1 loài sẻ với các cá thể đồng nhất về kích thước mỏ đến hòn đảo chung, sự khác biệt về kích thước thức ăn sẽ dẫn đến loài sẻ này phân hóa thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác nhau sau 1 thế hệ. à sai, sự ảnh hưởng của thức ăn không làm phân hóa loài sẻ này thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác biệt.

 

D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. à đúng


Câu 6:

Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp.

(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%

 

Số nhận xét đúng là: 

Xem đáp án

Đáp án B

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật. à sai

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp. à đúng

(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất. à sai

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 = (0,5.102)/ (1,1.102) ≈ 45,45%

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 = (1,1.102)/( 1,2.104) ≈ 9,17%

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 = ( 1,2.104)/ (2,1.106) ≈ 0,57%

à sai, hiệu suất sinh thái cao nhất là của sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%

à đúng


Câu 7:

Đối với một dây tơ hồng (Cuscuta europaea) sống trên cây nhãn trong vườn trường, đâu là yếu tố vô sinh: 

Xem đáp án

Đáp án D

Đối với một dây tơ hồng (Cuscuta europaea) sống trên cây nhãn trong vườn trường, yếu tố vô sinh là lá nhãn rụng


Câu 8:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của một quần xã? 

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc trưng không phải là đặc trưng của một quần xã:

 

D. Tỉ lệ giới tính giữa các cá thể (đặc trưng của quần thể)


Câu 9:

Khi nói về quần thể và cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án C

  A. Các quần thể sinh sản vô tính có độ đa dạng di truyền cao do sinh sản nhờ quá trình nguyên phân. à sai, đa dạng di truyền cao là nhờ giảm phân.

  B. Các quần thể tự thụ phấn bắt buộc có độ đa hình cao vì tự thụ phấn tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. à sai, quần thể tự thụ có độ đa hình thấp.

  C. Các quần thể có tần số alen và thành phần kiểu gen ổn định theo thời gian gọi là quần thể cân bằng di truyền. à đúng

 

  D. Để quần thể tồn tại ở trạng thái cân bằng di truyền, quần thể phải đột biến và di nhập gen thường xuyên.  à sai


Câu 10:

Dạng carbon nào là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn? 

Xem đáp án

Đáp án A

Carbonic là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn


Câu 11:

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do 

Xem đáp án

Đáp án D

 

Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do kích thước của quần thể còn nhỏ dẫn đến tiềm năng sinh học của quần thể không đủ lớn. 


Câu 12:

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

 

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: 

Xem đáp án

Đáp án B

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: 

 

(1) Môi trường chưa có sinh vật. à (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. à (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. à (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). 


Câu 13:

Trong số các biện pháp sau đây nhằm duy trì trạng thái cân bằng các hệ sinh thái nhân tạo mà con người tạo ra:

(1). Bổ sung thêm vật chất và năng lượng vào hệ sinh thái.

(2). Duy trì cả các loài nuôi, trồng và các loài tự nhiên với một tỷ lệ hợp lý.

(3). Sử dụng các biện pháp không chế sinh học thay vì dùng thuốc hóa học bảo vệ cây trồng.

(4). Loại bỏ các loài thiên địch vì làm tiêu hao nguồn năng lượng có trong hệ sinh thái.

số lượng các biện pháp phù hợp với mục tiêu đưa ra là

Xem đáp án

Đáp án D

Các biện pháp nhằm duy trì trạng thái cân bằng các hệ sinh thái nhân tạo mà con người tạo ra: (1) Bổ sung thêm vật chất và năng lượng vào hệ sinh thái; (2) Duy trì cả các loài nuôi, trồng và các loài tự nhiên với một tỷ lệ hợp lý; (3) Sử dụng các biện pháp khống chế sinh học thay vì dùng thuốc hóa học bảo vệ cây trồng


Câu 15:

Lấy một ống nghiệm và thu 5ml nước từ sông Tô Lịch, khi đó mẫu nước chứa trong ống nghiệ

Xem đáp án

Đáp án A

Lấy một ống nghiệm và thu 5ml nước từ sông Tô Lịch, khi đó mẫu nước chứa trong ống nghiệm là một hệ sinh thái điển hình


Câu 16:

Xu hướng biến đổi nào dưới đây trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng? 

Xem đáp án

Đáp án A

Xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế sinh thái sẽ dẫn đến thiết lập trạng thái cân bằng: Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm xuống


Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? 

Xem đáp án

Đáp án D

  A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. à sai, môi trường giới hạn thì mức tử vong cao hơn.

  B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. à sai, không phải “luôn”.

  C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. à sai, không phải “luôn”.

          D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. à đúng


Câu 18:

Dân gian có câu “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nghiã là trồng khoai trên đất mới sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng nhiều vụ trên cùng một thửa đất. Giải thích nào dưới đây là hợp lý: 

Xem đáp án

Đáp án D

Dân gian có câu “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nghĩa là trồng khoai trên đất mới sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng nhiều vụ trên cùng một thửa đất. Giải thích: Quá trình sống của khoai khai thác khoáng chất của đất, thu hoạch khoai không trả lại khoáng cho đất làm khoai bị thiếu khoáng khi trồng ở các vụ sau. 


Câu 19:

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

 

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Giải thích: Bón phân khiến 1 hoặc một số loài đặc biệt trong hệ sinh thái phát triển mạnh trở thành loài ưu thế, điều này dẫn đến cạnh tranh loại trừ đồng thời quá trình diễn thế có thể tiêu diệt chính loài ưu thế đó, thay đổi quần xã và làm giảm độ đa dạng sinh học.  


Câu 21:

Tập hợp nào chỉ ra dưới đây là quần thể sinh vật:

Xem đáp án

Đáp án B

 

Tập hợp là quần thể sinh vật: Những cây chè trên đồi chè Mộc Châu - Sơn La.  


Câu 22:

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Do các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng


Câu 23:

Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định nhưng diễn thế sinh thái vẫn có thể xảy ra, trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây:

(1). Số loài tăng, quan hệ sinh học trở nên căng thẳng và sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến quần xã biến đổi.

(2). Nhóm loài ưu thế phát triển làm môi trường biến đổi mạnh và gây ra diễn thế.

(3). Nhóm loài ưu thế bị suy thoái các loài thứ yếu có thể phát triển thành loài chủ yếu, quần xã biến đổi.

(4). Lượng quang năng cung cấp cho khu hệ sinh thái bị thay đổi một cách đột ngột dẫn đến diễn thế sinh thái.

 

Số nguyên nhân giải thích đúng hiện tượng: 

Xem đáp án

Đáp án B

Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định nhưng diễn thế sinh thái vẫn có thể xảy ra do:

(1). Số loài tăng, quan hệ sinh học trở nên căng thẳng và sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến quần xã biến đổi.

(2). Nhóm loài ưu thế phát triển làm môi trường biến đổi mạnh và gây ra diễn thế.

(3). Nhóm loài ưu thế bị suy thoái các loài thứ yếu có thể phát triển thành loài chủ yếu, quần xã biến đổi


Câu 24:

Ở một số địa phương, việc giao đất giao rừng cho một số hộ dân quản lý có những hiệu quả nhất định. Các hộ gia đình thường xây dựng hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng – Rừng để thu lợi ích kinh tế nông lâm kết hợp. Trong số hoạt động dưới đây và giải thích tương ứng.

(1). Trong vườn, trồng các cây ăn quả ở tầng trên, ở dưới gốc trồng một số loại rau, củ nhằm tận dụng khoảng không và ánh sáng.

(2). Sử dụng một số loại lá rau già, lá cây, cỏ trong vườn làm nguồn thức ăn cung cấp cho các vật nuôi trong chuồng, duy trì chuỗi thức ăn.

(3). Sử dụng phân và chất thải từ chuồng làm phân bón cho cây trồng trong vườn nhằm quay vòng vật chất và năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái.

(4). Sử dụng nước ở ao để tưới cây trong vườn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho các loài cây trồng.

Số giải thích không đúng với hoạt động là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1). Trong vườn, trồng các cây ăn quả ở tầng trên, ở dưới gốc trồng một số loại rau, củ nhằm tận dụng khoảng không và ánh sáng. à đúng

(2). Sử dụng một số loại lá rau già, lá cây, cỏ trong vườn làm nguồn thức ăn cung cấp cho các vật nuôi trong chuồng, duy trì chuỗi thức ăn. à đúng

(3). Sử dụng phân và chất thải từ chuồng làm phân bón cho cây trồng trong vườn nhằm quay vòng vật chất và năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái. à sai, năng lượng không quay vòng.

(4). Sử dụng nước ở ao để tưới cây trong vườn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho các loài cây trồng. à đúng


Bắt đầu thi ngay