283 Bài tập Tiến Hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P1)
-
3780 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?
Đáp án A
Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có CLTN là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định, là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới
→ Đáp án A đúng
Câu 2:
Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba.
Câu 3:
Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n=18) × Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36). Hãy chọn phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới này.
Đáp án C
Ở quá trình này, loài mới có bộ NST bằng tổng bộ NST của 2 loài cũ, chứng tỏ loài mới này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Loài được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa thì tốc độ hình thành loài nhanh và thời gian hình thành loài thường ngắn.
→ Đáp án C.
Câu 4:
Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định?
Đáp án B
Trong các nhân tố trên, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số tương đối của các alen theo một hướng xác định. → Đáp án B.
Câu 5:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, Lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
Đáp án A
Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon.
Câu 6:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Đáp án B
Chỉ có phát biểu II đúng. → Đáp án B.
I sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
III sai. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nhưng không dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV sai. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 7:
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là?
Đáp án D
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.
Cách li sinh sản có 2 dạng:
+ Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc
Câu 8:
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào sau đây?
Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
Câu 9:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau, con lai 100% có kiểu hình giống mẹ → Tính trạng màu mắt di truyền theo dòng mẹ.
Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận tức là:
F1: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F2 luôn cho kiểu hình giống mẹ → F2 cho kiểu hình 100% mắt trắng
Câu 10:
Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.
Đáp án B
Chỉ có phát biểu II đúng → Đáp án B
I, III sai. Vì chọn lọc tự nhiên không hình thành hay tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ có vai trò sàng lọc những kiểu hình và giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
IV sai. Vì chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi chứ không làm tăng sức sống, khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
Câu 12:
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật bắt đầu di cư lên cạn ở kỉ nào sau đây
Đáp án C
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật và động vật lên cạn vào kỉ silua
Câu 13:
Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A, C sai. Vì di nhập gen có thể làm tăng hoặc giảm tần số alen của quần thể không theo hướng nào.
B đúng.
D sai. Vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 14:
Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:
Đáp án A
Kỉ Cacbon của đại cổ sinh có đặc điểm:
- Đầu kỉ nóng, về sau trở nên lạnh, khô.
- Sinh vật có đặc điểm: Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát
Câu 15:
Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của quần thể này không giao phối với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào?
Đáp án C
Hai loài này không giao phối được vì khác nhau về cơ quan sinh sản vậy đây là cách li cơ học
Câu 16:
Ở kỉ nào sau đây của Đại Cổ sinh xảy ra sự phân hoá bò sát, phân hoá côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?
Đáp án B
Theo tài liệu của cổ sinh vật học, người ta cho rằng ở kỉ Pecmi xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển
Câu 17:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Phát biểu D sai. Vì quá trình hình thành loài mới luôn là kết quả của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
Câu 18:
Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Xét các phát biểu của đề bài:
A – Sai. Vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.
B – Đúng.
C – Sai. Di – nhập gen có thể mang đến cho quần thể các alen mới hoặc mang đến quần thể những alen đã có sẵn trong quần thể, hoặc làm mất đi alen đã có trong quần thể.
D – Sai. Vì di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định
Câu 19:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A sai => CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
B sai => CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
C đúng => Điều đương nhiên rồi :v
D sai => CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 20:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể
Đáp án A
Các phát biểu I, II, IV đúng. → Đáp án A
III sai. Vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại
Câu 21:
Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
Đáp án A
Theo Đacuyn, sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên vừa đào thải những cá thể mang những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
Câu 22:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào sau đây?
Đáp án C
Câu 23:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò định hướng quá trình tiến hóa?
Đáp án C
Câu 24:
Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm:
Đáp án C
Tiến hoá nhỏ (tiến hoá vi mô, microevolution) là quá trình biến đổi thành phần kiểu trên của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sụ cách ly di truyền giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. Kết quả là sự hình thành loài mới.
Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Trong các đặc điểm trên, C đúng
A sai vì tiến hóa nhỏ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
D sai vì tiến hóa nhỏ cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 25:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây?
Đáp án C
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện ở kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh hay cuối đại Trung sinh
Câu 26:
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
Đáp án B
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
A, B, D là dạng cách li trước hợp tử
Câu 27:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác động trực tiếp lên kiểu hình
Đáp án A
Chỉ có phát biểu I đúng → Đáp án A
I đúng. Vì không có đột biến thì sẽ không có alen mới. Không có di – nhập gen thì không có sự mang alen từ quần thể khác tới.
II sai. Vì nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số tương đối của các alen trong quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
III sai. Vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
IV – Sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen
Câu 28:
Trong tự nhiên, đơn vị tổ chức cơ sở của loài là
Đáp án D
- Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
- Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
- Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau
Câu 29:
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ nào sau đây?
Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon của đại Trung sinh
Câu 30:
Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
– Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
– Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới .
– Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, trong phạm vi một loài, có thể nghiêm cứu bằng thực nghiệm.
Trong các phát biểu trên: A sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian ngắn.
B sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra ở cấp độ quần thể
C đúng
D sai vì tiến hóa nhỏ xảy ra ở tất cả các loài sinh vật chứ không phải chỉ xảy ra ở vi sinh vật