283 Bài tập Tiến Hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P6)
-
3876 lượt thi
-
36 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các cơ quan thoái hóa được gọi tên như vậy vì chúng
Đáp án A
Các cơ quan thoái hóa được gọi tên như vậy vì chúng là các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành và không còn chức năng nguyên thủy của chúng
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây cho thấy thực vật thích nghi với phương pháp thụ phấn nhờ gió
Đáp án B
Đặc điểm cho thấy thực vật thích nghi với phương pháp thụ phấn nhờ gió: Cánh hoa thường tiêu giảm, đầu nhụy kéo dài và phân nhánh
Câu 3:
Sự xuất hiện của thực vật có mạch dẫn tới hiện tượng di chuyển của thực vật từ nước lên các vùng đất ven bờ, sự di chuyển của thực vật dẫn tới sự di cư của một số động vật lên cạn. Quá trình trên xảy ra trong
Đáp án D
Sự xuất hiện của thực vật có mạch dẫn tới hiện tượng di chuyển của thực vật từ nước lên các vùng đất ven bờ, sự di chuyển của thực vật dẫn tới sự di cư của một số động vật lên cạn. Quá trình trên xảy ra trong: Kỷ Silua của đại Cổ sinh
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng
Đáp án B
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. à sai, đây là cơ quan tương tự.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. à sai, chúng là cơ quan tương đồng.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. à sai, chúng là cơ quan tương tự
Câu 5:
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là
Đáp án A
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là khi sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen đủ khác biệt và có sự cách ly sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc
Câu 6:
Về bằng chứng tiến hóa trong số các phát biểu sau, phát biểu nào không chính xác?
Đáp án D
Các cơ quan tương tự phản ánh hiện tượng tiến hóa phân li từ một tổ tiên ban đầu hình thành những dạng giống nhau. à sai, cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng qu
Câu 7:
Theo quan niệm của Darwin, kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến
Đáp án D
Theo quan niệm của Darwin, kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến hình thành các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của con người
Câu 8:
Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
Đáp án A
Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể
Câu 9:
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học KHÔNG có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây
Đáp án C
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học KHÔNG có sự tham gia của nguồn năng lượng từ sự phân giải các liên kết trong phân tử ATP
Câu 10:
Cho các phát biểu dưới đây về chọn lọc tự nhiên:
(1). Chọn lọc tự nhiên làm tăng tỷ lệ số lượng các cá thể thích nghi trong quần thể biểu hiện qua 2 đặc điểm là khả năng sống sót và khả năng sinh sản của mỗi cá thể.
(2). Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng gia tăng độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể.
(3). Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
(4). Trong một số trường hợp nhất định, chọn lọc tự nhiên cũng có thể bảo tồn các alen của một locus bằng cách chọn lọc ưu thế các thể dị hợp của locus đó.
Số phát biểu đúng
Đáp án D
(1). Chọn lọc tự nhiên làm tăng tỷ lệ số lượng các cá thể thích nghi trong quần thể biểu hiện qua 2 đặc điểm là khả năng sống sót và khả năng sinh sản của mỗi cá thể. à đúng
(2). Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng gia tăng độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể. à sai, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng giảm độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể.
(3). Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. à đúng
(4). Trong một số trường hợp nhất định, chọn lọc tự nhiên cũng có thể bảo tồn các alen của một locus bằng cách chọn lọc ưu thế các thể dị hợp của locus đó. à đúng
Câu 11:
Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự. à sai, gọi là cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ). à sai, cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại. à sai, loài có quan hệ càng gần thì trình tự aa hay trình tự nu càng giống nhau.
D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật, nấm, tảo đều được cấu tạo từ tế bào à đúng
Câu 12:
Về quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất, khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng
Đáp án A
Về quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất, khẳng định KHÔNG đúng là quá trình tích lũy oxy khí quyển bắt đầu xảy ra trước đại Cổ sinh (kỉ Ocdovic của đại Cổ sinh mới phát sinh thực vật, khi đó quá trình quang hợp mới bắt đầu và xảy ra tích lũy ôxi)
Câu 13:
Khi nói về các nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, phát biểu nào dưới đây KHÔNG chính xác?
Đáp án D
Khi nói về các nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, phát biểu KHÔNG chính xác: Mọi biến dị trong quần thể nghiên cứu đều được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. (biến dị không di truyền không phải nguyên liệu cho tiến hóa)
Câu 14:
Hiện tượng đồng quy tính trạng trong quá trình tiến hóa có thể được giải thích:
Đáp án A
Hiện tượng đồng quy tính trạng trong quá trình tiến hóa có thể được giải thích là: các loài thuộc nhóm phân loại khác nhau cùng sống trong một môi trường nên được chọn lọc theo một hướng, tích lũy các biến dị tạo ra kiểu hình tương tự phù hợp với môi trường sống
Câu 15:
Về quá trình phát sinh và phát triển sự sống qua các đại địa chất, cho các phát biểu sau đây:
I. Tảo được phân hóa mạnh mẽ trong đại thái cổ ngay sau khi các tế bào sơ khai xuất hiện sau tiến hóa tiền sinh học.
II. Nhóm sinh vật phát triển mạnh mẽ nhất trong kỷ Carbon là hạt trần và bò sát.
III . Song song với thời kì phát triển mạnh mẽ củ quyết trần là sự phát triển mạnh của côn trùng
IV. Loài người xuất hiện ở kỷ đệ tứ thuộc đại Tân sinh.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án C
I. Tảo được phân hóa mạnh mẽ trong đại thái cổ ngay sau khi các tế bào sơ khai xuất hiện sau tiến hóa tiền sinh học. à sai
II. Nhóm sinh vật phát triển mạnh mẽ nhất trong kỷ Carbon là hạt trần và bò sát. à đúng
III. Song song với thời kì phát triển mạnh mẽ củ quyết trần là sự phát triển mạnh của côn trùng à sai
IV. Loài người xuất hiện ở kỷ đệ tứ thuộc đại Tân sinh. à đúng
Câu 16:
Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự?
Đáp án D
Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương tự cánh của bướm và cánh của chim (các đáp án khác là cơ quan tương tự)
Câu 17:
Trong số các chất chỉ ra dưới đây, chất nào không có mặt trong thành phần của khí quyển cổ đại trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?
Đáp án C
Chất không có mặt trong thành phần của khí quyển cổ đại trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất O2
Câu 18:
Tốc độ tiến hóa của vi khuẩn nhanh hơn so với các loài động vật, thực vật là do:
(1) Hệ gen đơn bội
(2) Thích nghi tốt hơn
(3) Tốc độ sinh sản nhanh
(4) Gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình ngay.
(5) Ở Vi khuẩn, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình.
Số nhận định đúng là:
Đáp án B
Tốc độ tiến hóa của vi khuẩn nhanh hơn so với các loài động vật, thực vật là do: (1) Hệ gen đơn bội; (3) Tốc độ sinh sản nhanh; (4) Gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình ngay
Câu 19:
Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn
(1). Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ được chọn lọc trên những quần thể nhất định chứ không phải trên tất cả các quần thể của loài.
(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.
(3). Các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước đó.
(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đổi với bản thân sinh vật mang nó.
Trong đó những dẫn chứng đúng gồm
Đáp án C
Học thuyết tiến hóa hiện đại bên cạnh việc chứng minh quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của các sinh vật cũng đưa ra các dẫn chứng chứng tỏ các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn
(2). Đặc điểm thích nghi là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường nhất định.
(4). Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi có thể chuyển từ có lợi sang có hại đổi với bản thân sinh vật mang nó
Câu 20:
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài mới là chính xác?
Đáp án A
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, rất khó để phân biệt quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý và con đường cách ly sinh thái bởi ngay khi có sự cách ly địa lý thì điều kiện sinh thái sẽ có sự khác biệt
Câu 21:
Cho các đặc điểm sinh học dưới đây.
(1). Có vùng ngôn ngữ và chữ viết trong não bộ.
(2). Có 1 đốt sống cổ
(3). Có lồi cằm
(4). Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
(5). Con cái xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
(6). Đứng và di chuyển bằng hai chân.
Số đặc điểm chỉ xuất hiện ở loài người
Đáp án A
Cho các đặc điểm sinh học dưới đây, đặc điểm chỉ xuất hiện ở loài người: (1). Có vùng ngôn ngữ và chữ viết trong não bộ; (3). Có lồi cằm
Câu 22:
Trong số các bằng chứng tiến hóa dưới đây, bằng chứng tiến hóa nào thuộc loại bằng chứng trực tiếp?
Đáp án D
Bằng chứng tiến hóa thuộc loại bằng chứng trực tiếp là xác 1 loài chân khớp bị nhốt trong hổ phách có niên đại 85 triệu năm cho thấy một mắt xích của nhóm sinh vật này xuất hiện trong lịch sử tiến hóa
Câu 23:
Nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể vừa làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể:
Đáp án C
Nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể vừa làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể là chọn lọc tự nhiên
Câu 24:
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, trong số các phát biểu dưới đây:
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Đột biến lệch bội có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Số phát biểu KHÔNG chính xác là:
Đáp án D
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. à đúng
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. à đúng
(3) Đột biến lệch bội có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. à sai
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên à đúng
Câu 25:
Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của loài người, nhận định nào dưới đây là chính xác?
Đáp án D
A. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, người và các loài linh trưởng châu Phi có chung tổ tiên cách nay khoảng 1,8 triệu năm. à sai
B. Từ loài H.nealderthalensis đã phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens cách đây khoảng 30000 ngàn năm. à sai
C. Các dạng người tối cổ Australopithecus là tổ tiên trực tiếp phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens à sai
D. Tuy các nhân tố của chọn lọc tự nhiên vẫn còn tác động, nhưng các nhân tố xã hội đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển con người và xã hội loài người trong giai đoạn hiện nay. à đúng
Câu 26:
Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đau đầu đối với ngành y tế hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam. Việc hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc có liên quan chặt chẽ tới các thói quen dùng thuốc của người bệnh. Cho các phát biểu dưới đây:
(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn.
(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc.
(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh.
(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn. à sai
(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc. à đúng
(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh. à đúng
(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có. à đúng
Câu 27:
Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do
Đáp án C
Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do: họ là người khéo léo
Câu 28:
Cho các cặp cấu trúc giữa một số đối tượng sinh vật dưới đây:
(1). Cánh chim – Cánh dơi (2). Tay người – Vây cá heo
(3). Cánh chim – Cánh ruồi (4). Tuyến nọc rắn – tuyến nước bọt ở người.
(5). Mã bộ ba trên gen và trên mARN (6). Chân người và càng châu chấu
Dựa trên các hiểu biết về cơ quan tượng tự và cơ quan tương đồng, hãy chỉ ra các trường hợp cho thấy hiện tượng tiến hóa phân ly ở các đối tượng sinh vật
Đáp án A
Dựa trên các hiểu biết về cơ quan tượng tự và cơ quan tương đồng, các trường hợp cho thấy hiện tượng tiến hóa phân ly ở các đối tượng sinh vật: (1). Cánh chim – Cánh dơi; (2). Tay người – Vây cá heo; (4). Tuyến nọc rắn – tuyến nước bọt ở người
(còn lại là các tiến hóa đồng quy)
Câu 29:
Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành loài mới
Đáp án B
Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành loài mới là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
Câu 30:
Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn được coi là một nhân tố tiến hóa, vì
Đáp án D
Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn được coi là một nhân tố tiến hóa, vì không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số các kiểu gen đồng hợp và giảm tần số các kiểu gen dị hợp
Câu 31:
Ở thực vật, hiện tượng lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới xuất hiện phổ biến, điều này dẫn đến nhiều loài thực vật là loài đa bội. Tại sao ở động vật ít gặp loài đa bội
Đáp án C
Ở thực vật, hiện tượng lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới xuất hiện phổ biến, điều này dẫn đến nhiều loài thực vật là loài đa bội. Động vật ít gặp loài đa bội do với các đột biến NST, động vật rất nhạy cảm do có cơ chế thần kinh phát triển, thể đột biến thường chết trong giai đoạn sơ sinh
Câu 32:
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là
Đáp án C
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là: Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 33:
Màu sắc lưng một loài cá ở khu vực hồ Tây được ghi nhận có sự biến đổi từ xám chuyển dần thành đen trong khoảng 30 năm. Các số liệu thu thập về mức độ ô nhiễm nước hồ cho thấy độ đục của nước tăng dần theo thời gian. Quá trình biến đổi màu sắc lưng cá trên chịu tác động của:
Đáp án B
Màu sắc lưng một loài cá ở khu vực hồ Tây được ghi nhận có sự biến đổi từ xám chuyển dần thành đen trong khoảng 30 năm. Các số liệu thu thập về mức độ ô nhiễm nước hồ cho thấy độ đục của nước tăng dần theo thời gian. Quá trình biến đổi màu sắc lưng cá trên chịu tác động của: Quá trình chọn lọc vận động
Câu 34:
Khẳng định nào dưới đây về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới là chính xác?
Đáp án B
Khẳng định chính xác về vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới: Cách ly địa lý có thể dẫn tới sự hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian, chuyển tiếp
Câu 35:
Đặc điểm nào sau đây trên hóa thạch xương sọ của một loài người chứng tỏ loài người này có thể giao tiếp bằng hệ thống tiếng nói?
Đáp án B
Đặc điểm trên hóa thạch xương sọ của một loài người chứng tỏ loài người này có thể giao tiếp bằng hệ thống tiếng nói: xuất hiện lồi cằm
Câu 36:
Loại bằng chứng tiến hóa nào dưới đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp:
Đáp án D
Bằng chứng tiến hóa trực tiếp: Hóa thạch của loài người Homo erectus cho thấy có nhiều đặc điểm trung gian giữa Australopithecus và Homo sapiens