IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Di truyền ở người (Sinh học 12) cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Di truyền ở người (Sinh học 12) cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Di truyền ở người (Sinh học 12) cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 4891 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở người, bệnh nào sau đây gây ra bởi đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

Xem đáp án

Đáp án C

Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh máu khó đông, bệnh pheninkito niệu đều là bệnh gây ra do đột biến gen.

Bệnh Tớcnơ gây ra do người có 1 NST giới tính X.


Câu 2:

Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra.

I. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2. bố giảm phân bình thường.

II. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2 mẹ giảm phân bình thường.

III. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1. bố giảm phân bình thường.

IV. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1,mẹ giảm phân bình thường.

Xem đáp án

Đáp án D

I. Trường hợp này ở người mẹ sẽ tạo ra giao tử có n + 1 + 1 (2 NST 21 và 2 NST XX) khi kết hợp với giao tử đực bình thường → 2n + 1 + 1 (3NST 21, XXY)

I Đúng

II. GP II ở bố không bình thường sẽ tạo ra giao tử n + 1 + 1 (2NST 21, 2 NST Y), khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho hợp tử XYY, không thể tạo hợp tử XXY. → II Sai

III. Đúng. Tương tự trường hợp I

IV. Đúng. Ở người bố, cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1 có thể tạo ra giao tử XY ở GP 2, giao tử XY kết hợp với giao tử X bình thường → XXY

IV đúng


Câu 4:

Khi quan sát tiêu bản bộ NST của một người thấy trong tế bào có 3 chiếc NST 21. Người này đã mắc phải hội chứng di truyền nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Tế bào có 3 NST 21 là tế bào của người mắc Hội chứng Đao.


Câu 5:

Ở người, bệnh mù màu và máu khó đông đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định, 2 gen nằm cách nhau 20 cM. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh này trong một gia đình. Biết mỗi bệnh do 1 gen quy định, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình.

II. Người số 1, 4, 11 có kiểu gen khác nhau.

III. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh của cặp vợ chồng số 11 – 12 là 8%.

IV. Người số 13 kết hôn với vợ bình thường nhưng có bố mắc cả 2 bệnh thì xác suất sinh con gái bị ít nhất 1 bệnh là 20%.

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước:

- Bệnh máu khó đông: A: Bình thường, a: Quy định bệnh.

- Bệnh mù màu: B: bình thường; b: Quy định bệnh.

I – Sai, xác định được kiêu gen của 8 người.

+ 2, 3, 6, 8, 12: Nam, bình thường có KG X(A)Y

+ 9, 13: Nam, bị cả 2 bệnh có KG X(a,b)Y

+ 10: Nam, mắc bệnh máu khó đông có KG X(a,B)Y

+ 5: Nữ, không bị bệnh có bố (2) bình thường, sinh con trai (9) mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).

II – Đúng, Vì cả 3 người chưa biết KG.

III – Đúng

Người số (5) có KG X(A,B)X(a,b); người số (6) có KG: X(A,B)Y

→ Người (11) có thể có 1 trong 4 KG với tỉ lệ:

 0,4 X(AB)X(AB): 0,4 XABXab: 0,1 XABXAb: 0,1 XABXaB.

Xét cặp vợ chồng 11 – 12, người vợ (11) có thể có 1 trong 4 KG, người chồng (12) có KG: XABY. Để sinh ra con trai đầu lòng bị cả 2 bệnh thì người mẹ phải có KG XABXab, khi đó, xác suất sinh con trai bị cả 2 bệnh là:

0,4 × 0,4 × 0,5 = 0,8 = 8%.

IV – Sai, Người số 13 có KG: X(a,b)Y, vợ bình thường có bố mắc cả 2 bệnh nên có KG X(A,B)X(a,b).

Xác suất sinh con gái không bị bệnh (KG X(A,B)X(a,b)) = 0,5x0,4 = 0,2 (20%)

Xác suất sinh con gái bị bệnh là 0,5– 0,2 = 0,3


Câu 6:

Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Trường hợp không xảy ra được là D, vì nếu người bố rối loạn ở GP 2 thì tạo ra giao tử YY không thể tạo ra con trai XXY


Câu 8:

Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải nhóm máu của người bố?

Xem đáp án

Đáp án C

Người bố chắc chắn không có nhóm máu O vì nếu là nhóm máu O thì không thể sinh con nhóm máu AB.


Câu 10:

Ở người, bệnh hồng cầu hình liềm HbS làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt thành dạng hình lưỡi liềm dẫn đến xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thế. Bệnh do đột biến điểm ở gen quy định chuỗi β hêmôglôbin. Kiểu gen đồng hợp tử về gen đột biến làm cho 100% hồng cầu hình liềm. Khi quan sát tiêu bản tế bào máu của bệnh nhân, người ta thấy hình ảnh sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về người này?

I. Người bệnh mang kiểu gen dị hợp về gen bệnh.

II. Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này mắc bệnh là 1/2

III. Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này không mắc bệnh là 1/3

IV. Bằng cách quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bệnh có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Xem đáp án

Đáp án C

Tiêu bản có cả hồng cầu bình thường và hồng cầu hình liềm → kiểu gen dị hợp HbAHbSI đúng

II, nếu người này lấy người bị bệnh HbAHbS × HbAHbS → Xác suất sinh ra người con bị bệnh là 1/4 → II sai; khả năng con không mắc bệnh là 1/4 HbAHbAIII sai

IV bệnh này do đột biến gen nên không thể phát hiện qua quan sát tiêu bản NST → IV sai


Câu 13:

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu: A, B, AB, O và một loại bệnh ở người. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA ; IB; IO trong đó alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do 1 trong 2 alen của một gen quy định trong đó có alen trội là trội hoàn toàn.

Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và các cặp gen quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luân không  đúng?

1. Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gen

2. xác suất cặp cợ chồng 7, 8 sinh con gái đầu lòng không mang gen bệnh là 1/18

3.  Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp tử.

4. Nếu người số 6 kết hôn với người số 9 thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB.

 

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy cặp vợ chồng 1 – 2 bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh → alen gây bệnh là alen lặn nằm trên NST thường.

Quy ước gen:

M – bình thường ; m – bị bệnh

-Vì bố mẹ 1 – 2 sinh con gái 6 bị bệnh nên có kiểu gen Mm; họ sinh con trai có nhóm máu O nên người 1 dị hợp về kiểu gen nhóm máu → Xác định được kiểu gen của 2 người này

-Người 6 nhận IO từ mẹ và bị bệnh nên ta xác định được kiểu gen

-Cặp bố mẹ 3 – 4 sinh con bị bệnh, có con nhóm máu O nên dị hợp về kiểu gen nhóm máu.

Như vậy ta xác định được kiểu gen của 6 người → (1) đúng

2. người số 7 có bố mẹ dị hợp về gen gây bệnh nên có kiểu gen 1MM:2Mm ; người 8 có kiểu gen Mm

Xác suất họ sinh con không mang alen gây bệnh là: (1MM:2Mm) × Mm ↔ (2M:1m) × (1M:1m) → MM: 2/6, xác suất sinh con gái là 1/2 → xs cần tính là 1/6→ (2) sai

3. sai, người số 9 bị bệnh nhưng là đồng hợp tử (nhóm máu O)

4. sai, nếu người số 6 và người số 9 kết hôn với nhau chỉ ra con có nhóm máu A hoặc O


Câu 15:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng, ở người bệnh X do một trong hai gen lặn a hoặc b quy định; kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai gen gây sẩy thai. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

I. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ, chồng 9, 10 là 5/12.

II. Có thể xác định được kiểu gen của tối đa 4 người trong phả hệ.

III. Người phụ nữ 1 có kiểu gen đồng hợp.

IV. Cặp vợ chồng 9, 10 sinh con chắc chắn bị bệnh X.

 

Xem đáp án

Đáp án A

Cặp vợ chồng (6), (7) đều bị bệnh mà đã bị sảy thai 1 lần →mỗi người mang đồng hợp lặn 1 cặp gen nên người (10) phải có kiểu gen AaBb, cặp vợ chồng (6), (7) có kiểu gen Aabb × aaBb

Cặp vợ chồng (4),(5) cũng có 1 lần sảy thai nên 2 người này phải có kiểu gen AaBb ×AaBb → người (9) có kiểu gen:

(1AA:2Aa)bb hoặc aa(1BB:2Bb) giả sử người (9) có kiểu gen (1AA:2Aa)bb

Cặp vợ chồng (9),(10): (1AA:2Aa)bb × AaBb ↔ (2A:1a)b× (1A:1a)(1B:1b) → XS họ sinh con bình thường là 5/6 × 1/2  =5/12 →I đúng

II, có thể xác định được kiểu gen của người (10), Cặp vợ chồng (4),(5), (2)AaBb

Người số (2) xác định được kiểu gen là vì vợ chồng người này có 1 lần sảy thai → II đúng

III, Sai, nếu người này có kiểu gen đồng hợp (AAbb hoặc aaBB) thì sẽ không có lần sảy thai nào.

IV sai, họ vẫn có thể sinh con bình thường


Câu 18:

Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác ?

Xem đáp án

Đáp án A

Người bố bị bệnh có kiểu gen XaY, người con gái bị bệnh có kiểu gen XaXa như vậy người con gái nhận gen gây bệnh của cả mẹ và bố.


Câu 21:

Dưới đây là phả hệ kiểu hình của một gia đình có tiền sử bệnh Huntinton. Phép lai này chỉ ra điều gì về di truyền của bệnh này ?

 

Xem đáp án

Đáp án C

Ta thấy bố mẹ bị bệnh sinh con gái bình thường → gen gây bệnh là gen trội nằm trên NST thường.


Câu 24:

Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị

Xem đáp án

Đáp án C

Đây là đột biến mất đoạn NST số 21 gây ra bệnh ung thư máu ác tính.


Câu 27:

Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hây xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.

Xem đáp án

Đáp án B

Người phụ nữ (1), (4) sinh con trai bị máu khó đông có kiểu gen XAXa

Người (2),(3),(5) bị máu khó đông có kiểu gen XaY.


Câu 29:

Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?

Xem đáp án

Đáp án C

Người con gái có kiểu gen : XBXbXb , Người bố luôn cho giao tử XB hoặc XBXB nên chỉ có thể : xảy ra trường hợp : XB × XbXb hay người bố giảm phân bình thường còn người mẹ bị rối loạn trong giảm phân II tạo ra giao tử XbXb (nếu là GP I thì tạo ra giao tử XBXb)


Câu 31:

Ở người bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do gen trội A quy định, bệnh giòn xương do gen trội B quy định. Hai gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người đàn ông bị đục thủy tinh thể lấy vợ bị bệnh giòn xương đã sinh ra một người con trai khỏe mạnh bình thường và đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Biết rằng cả cha chồng và cha vợ đều không mắc 2 bệnh này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với bệnh cảnh của gia đình ?

I. Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên.

II. Xác suất đứa con thứ hai không mắc bệnh nào là 56,25%.

III. Người con trai đầu lòng chỉ có một kiểu gen duy nhất.

IV. Xác suất đứa con thứ hai mắc cả hai bệnh bằng với xác suất không mắc bệnh nào.

Xem đáp án

Đáp án C

Chồng bị đục thủy tinh thể (A-bb) × vợ bị giòn xương (aaB-)

Họ sinh con trai bình thường (aabb) → Kiểu gen của vợ chồng này là: Aabb × aaBb

Xét các phát biểu

I đúng, vì cha chồng và cha vợ đều không mắc bệnh (aabb) mà sinh con mắc 1 trong 2 bệnh → Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên

II sai, xs đứa con thứ 2 không mắc bệnh nào là 1/2 × 1/2 = 1/4

III đúng, aabb

IV đúng, AaBb = aabb = 1/4


Câu 32:

Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể

Xem đáp án

Đáp án B

Người này có 3 NST X: 2n +1 đây là thể ba nhiễm.


Câu 33:

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Có 6 người chưa xác định chính xác được kiểu gen.

(2) Xác suất để cặp vợ chồng III10­ – III11 sinh được người con gái không mù màu bằng 1.

(3) Cặp vợ chồng III10­ – III11 sinh được 1 người con trai, xác suất đứa trẻ này mù màu bằng 1/8.

(4) Xác suất để cặp vợ chồng III10­ – III11 sinh được người con trai tóc xoăn và không mù màu là 1/9.

Xem đáp án

Đáp án A

Số người xác định được chính xác kiểu gen là: (9) : aaXbY; (5):AaXBXb; (6) AaXBY; (7):AaXBXb; (8) AaXBY; (12) : aaXbY →còn 6 người chưa xác định được kiểu gen → (1) đúng

(2) vợ chồng III10­ – III11

Xét bên người chồng III10 : có bố mẹ có kiểu gen (5):AaXBXb; (6) AaXBY và không bị mù màu nên người này có kiểu gen (1AA:2Aa)XBY

Xét bên người vợ III11, bố mẹ có kiểu gen (7):AaXBXb× (8) AaXBY, nên người này có kiểu gen (1AA:2Aa)(XBXB:XBXb)

→ họ sinh con gái luôn không bị mù màu → (2) đúng

Họ sinh người con trai, xs người này mù màu là  1/2 × 1/2 = 1/4 → (3) sai

XS họ sinh người con

- Tóc xoăn:

- Là con trai, không bị mù màu là: XBY× (XBXB:XBXb) ↔ (XB :Y)(3XB:1Xb) → 1/8

Vậy xác suất cần tính là 1/3 → (4) sai


Câu 35:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng alen quy định bệnh M nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Người số (13) chắc chắn mang alen lặn.

II. Người số (9) dị hợp về 2 cặp gen.

III. Người số (10) có kiểu gen khác với kiểu gen của người số (11).

IV. Người số (8) không mang alen gây bệnh P

Xem đáp án

Đáp án A

Ta thấy cặp bố mẹ 9, 10 bình thường nhưng sinh con gái bị bệnh P → gen quy định là gen lặn nằm trên NST thường.

Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh M → gen quy định là gen lặn.

Quy ước gen A, B không bị bệnh; a – bị bệnh P; b- bị bệnh M

Xét các phát biểu:

I sai, người này có em gái (12) mắc cả 2 bệnh → bố mẹ họ có kiểu gen AaXBXb × AaXbY → người (13) vẫn có thể có kiểu gen: AAXBY

II đúng, vì người này nhận Xb của bố và a của mẹ

III sai, người số (11) nhận a của mẹ nên có kiểu gen:AaXBY; người (10) sinh con gái bị bệnh P nên cũng có kiểu gen AaXBY

IV sai, vì người này sinh con bị bệnh P nên phải mang alen lặn.


Câu 37:

Ở người, xét 1 bệnh P do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Người bố bình thường kết hôn với người mẹ bình thường sinh ra 2 người con, một người con trai và một người con gái đều mắc bệnh P, biết không xảy ra đột biến, nhận xét nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh P => bệnh P do gen lặn quy định.

Trong các con sinh ra, có con gái bị bệnh => Bệnh nằm trên NST thường, không nằm trên NST giới tính vì nếu do gen lặn nằm trên NST giới tính X, bố phải bị bệnh, nếu do gen lặn nằm trên Y, chỉ có con trai bị bệnh, con gái không bị bệnh.

=> Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.


Câu 40:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người:

- Bệnh phổ biến ở nam giới hơn là ở nữ giới.

- Nếu bố bị bệnh thì sẽ truyền gen bị bệnh cho tất cả các con gái → B sai.

- Hôn nhân cận huyết thì sẽ tăng nguy cơ xuất hiện ngườ nữ bị bệnh.

- Mẹ bình thường nhưng mang gen bị bệnh (XAXa) thì sẽ truyền bệnh cho 1 nửa số con trai.


Bắt đầu thi ngay