Đề thi thử đại học nâng cao sinh học có lời giải chi tiết (Đề số 1)
-
3816 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A sai. Vì nước chủ yếu thoát qua khí khổng. Khí khổng chủ yếu ở mặt dưới của lá, do đó nước chủ yếu thoát qua mặt dưới của lá.
C sai. Vì mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết còn mạch rây được cấu tạo từ tế bào sống.
D sai. Vì mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ chứ không vận chuyển các chất từ rễ lên lá
Câu 2:
Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
Đáp án D
Cây hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là và
Câu 3:
Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?
Đáp án A
Chỉ có các loài động vật sống trong nước mới hô hấp bằng mang. => Đáp án A.
Cá chép ốc, tôm, cua là động vật sống trong nước nên hô hấp bằng mang.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sống trong nước đều hô hấp bằng mang. Các loài thú, bò sát, ếch nhái sống trong nước nhưng vẫn hô hấp bằng phổi. Ví dụ, cá heo là một loài thú và hô hấp bằng phổi.
Câu 4:
Hệ đệm bicácbônát () có vai trò nào sau đây?
Đáp án C
Hệ đệm bicácbônát là hệ đệm do thực hiện. Hệ đệm này thực hiện đệm ion và ion H+ ở phổi. Hệ đệm này sẽ điều chỉnh độ pH của máu ở mức ổn định là vì
- Khi dư H+ (độ pH thấp) thì sẽ phản ứng với H+ để tạo thành làm giảm nồng độ H+ trong máu (tăng độ pH).
- Khi thiếu H+ (độ pH cao) thì sẽ phân li để giải phóng H+ làm tăng nồng độ H+ trong máu (giảm độ pH).
Câu 5:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba kép?
Đáp án B
Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường.
Trong các thể đột biến của đề bài, B là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3 chiếc.
Câu 6:
Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 100% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí thuyết, ở F2, tỷ lệ kiểu gen Bb là
Đáp án C
Quần thể tự thụ có cấu trúc: P: 100% Bb
Theo lí thuyết, ở tỷ lệ kiểu gen Bb là:
Câu 7:
Plasmit được sử dụng làm thể truyền trong công nghệ chuyển gen có bản chất là
Đáp án A
Plasmid là những phân tử ADN, vòng, sợi kép, tự tái bản, được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập ngoài nhiễm sắc thể.
- Một số plasmid mang thông tin về việc di chuyển chính nó từ tế bào này sang tế bào khác (F plasmid), một số khác mã hóa khả năng kháng lại kháng sinh (R plasmid), một số khác mang các gen đặc biệt để sử dụng các chất chuyển hóa bất thường (plasmid phân huỷ).
- Để được dùng làm vector plasmid cần phải có:
+ Vùng nhân dòng đa vị chứa các điểm cắt cho các endonucleaza giới hạn, dùng để chèn các ADN nhân dòng.
+ Plasmid chứa gen để chọn (như gen kháng ampicillin,... )
+ Điểm khởi động sao chép hoạt động trong E. coli.
Câu 8:
Theo tuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Đáp án D
Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở.
Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:
+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
+ Tồn tại thực trong tự nhiên.
Loài chưa được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen rất phức tạp, có hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách li sinh sản với các loài khác, do đó, hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó.
Câu 9:
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật bắt đầu di cư lên cạn ở kỉ nào sau đây?
Đáp án C
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật và động vật lên cạn vào kỉ silua
Câu 10:
Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?
Đáp án A
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
- Khoảng cực thuận là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Câu 11:
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?
Đáp án C
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn.
Trong chuỗi thức ăn trên, Sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
Câu 12:
Trong quang hợp, NADPH có vai trò:
Đáp án D
NADPH được tạo ra từ pha sáng của quang hợp, do phản ứng NADP+ liên kết với H+ và e. NADPH được tạo ra ở pha sáng và chuyển sang cho pha tối để cung cấp H+ và e cho quá trình đồng hoá chất hữu cơ của pha tối.
Câu 13:
Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây
Đáp án C
Câu 15:
Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội?
Đáp án C
Phép lai A: AaBB × aaBb =
(Aa × aa)(BB × Bb) → Kiểu hình: (1 Trội : 1 Lặn).100% Trội → 1 Trội – Trội : 1 Lặn – Trội.
Phép lai B: aaBb × Aabb = (aa x Aa)(Bb x bb) → Kiểu hình: (1 Trội : 1 Lặn). (1 Trội : 1 Lặn) → 1 Trội – Trội : 1 Lặn – Trội : 1 Trội – Lặn : 1 Lặn – Lặn.
Phép lai C: aaBB x AABb = (aa x AA)(BB x Bb) → Kiểu hình: 100% Trội – Trội
Phép lai D: AaBb × AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) → Kiểu hình: (3 Trội : 1 Lặn). (3 Trội : 1 Lặn) → 9 Trội – Trội : 3 Lặn – Trội : 3 Trội – Lặn : 1 Lặn – Lặn.
Câu 16:
Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Hô hấp ở động vật gồm 2 giai đoạn:
+ Hô hấp diễn ra trong mỗi tế bào là quá trình phân giải các chất sinh ra năng lượng trong quá trình này cần sử dụng và tạo sản phẩm gọi là hô hấp nội bào.
+ Hô hấp diễn ra ngoài tế bào tại cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, tại đây được lấy từ môi trường ngoài vào và cũng được thải ra môi trường nhờ sự khuêch tán qua bề mặt trao đổi khí (do có sự chênh lệch phân áp và giữa bên trong và bên ngoài cơ quan trao đổi khí) gọi là hô hấp ngoại bào.
A sai. Vì cơ thể không lấy .
C sai. Vì cơ thể không lấy để tạo ra năng lượng.
D sai. Vì cơ thể không sử dụng để oxy hóa các chất.
Câu 17:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng nhau. Vậy gen Z phiên mã 20 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 20 lần → B sai, D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều hòa là giống nhau → C sai.
Câu 18:
Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
Đáp án D
Đột biến lặp đoạn làm một đoạn gen nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trên NST nên sẽ làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Câu 19:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd phân li độc lập quy định. Kiểu gen có đủ 3 gen trội A, B, D quy định hoa tím; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho một cây hoa tím lai phân tích, thu được Fa. Theo lí thuyết, có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở Fa là:
Đáp án A
Nếu cây hoa tím đem lai có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen (ví dụ AaBbDD) thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là 1 tím : 3 trắng (AaBbDD × aabbdd – F1 có 1/4 A-B-D-).
Câu 20:
Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A, C sai. Vì di nhập gen có thể làm tăng hoặc giảm tần số alen của quần thể không theo hướng nào.
B đúng.
D sai. Vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 21:
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian.
II. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.
III. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.
IV. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.
Đáp án B
Chỉ có phát biểu IV đúng → Đáp án B
I – Sai. Vì tỉ lệ giới tính có thể thay đổi do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. Hoặc có thể thay đổi do nhiệt độ môi trường sống, do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể...
II – Sai. Ví dụ: Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
III – Sai. Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần
Câu 22:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
IV. Vật chất từ môi trường đi vàoquần xã, sau đó trở lại môi trường.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV → Đáp án A
I – Sai. Vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.
Câu 23:
Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
I. Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp.
II. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ.
III. Tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
IV. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất nước
Đáp án D
Cả 4 cơ chế nói trên → Đáp án D.
Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:
- Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải . Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.
- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).
- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.
Câu 26:
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
Đáp án C
I – Sai. Vì các loài sống trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái khác nhau để không cạnh tranh nhau, từ đó chúng có thể cùng tồn tại.
III – Sai. Vì ở vùng ôn đới có sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn so với vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV – Sai. Vì loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng
Câu 27:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H.
Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV.
I – Sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:
A → B → E →C → D
A → G → E →C → D
A → B → E →H → D
A → G → E →H → D
II – Đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:
A → B → E → D
A → B → C → D
A → E → D
A → E → C → D
A → E → H → D
A → G → E → D
A → G → H → D
III – Đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn, thường là các sinh vật sản xuất → Loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV – Đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.
Câu 28:
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
Đáp án C
Xét các phát biểu của quần thể:
I – Đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là: 185.12 = 2220 cá thể
II – Sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là: 2220 + 2220.(12% - 9%) = 2286 cá thể > 2250.
III – Đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm số lượng cá thể là:
2220 + 2220.(15% - 10%) = 2331
Sau 2 năm số lượng cá thể là: 2331 + 2331.(15% - 10%) = 2447 cá thể
Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là: 2447 : 185 = 13,23 cá thể/ha.
IV – Đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể → Số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu → Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử.
Câu 29:
Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 36 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể ít hơn alen A 1 nuclêôtit.
II. Alen a có thể nhiều hơn alen A 3 liên kết hiđrô.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 10 axit amin.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 50 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến thêm cặp nuclêôtit
Đáp án B
I sai. Vì nếu là đột biến mất cặp thì alen đột biến ít hơn alen A 2 nucleotit. Vì gen có cấu trúc mạch kép nên không bao giờ đột biến lại mất 1 nucleotit.
II đúng. Vì nếu là đột biến thêm 1 cặp G-X thì alen a sẽ tăng thêm 3 liên kết hidro.
III đúng. Vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí cách bộ ba mở đầu 10 bộ ba thì thì chuỗi polipeptit chỉ có 10 axit amin.
IV sai. Vì đột biến mất cặp hoặc thay thế một cặp nucleotit cũng có thể làm cho bộ ba kết kết trở thành bộ ba mã hóa, điều đó sẽ dẫn tới làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit. Khẳng định chắc chắn đây là đột biến thêm cặp là sai
Câu 31:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.
Đáp án B
I – Sai. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
IV – Sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.
Câu 36:
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa hồng: 6,25% cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa hồng.
II. Cho 2 cây hoa hồng giao phấn với nhau, đời con có thể có tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
III. Cho 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình 1 đỏ : 3 hồng.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa hồng ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng đó là (I); (II); (IV)
- có tỉ lệ 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước:
A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng.
Vì có tỉ lệ 9:6:1 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ, 4 kiểu gen quy định hoa hồng, 1 kiểu gen quy định hoa trắng => (I) đúng
- Nếu cây hoa hồng đem lai là rhif đời con có tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng => (II) đúng
(III) sai. Vì cây hoa đỏ có thể có kiểu gen AABB hoặc AaBB hoặc AaBb. Một trong 4 cây này tự thụ phấn thì đời con chỉ có thể có tỉ lệ kiểu hình là:
AABB tự thụ phấn sinh ra đời con có 100% cây hoa đỏ.
AABb tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa hồng.
AaBB tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa hồng.
AaBb tự thụ phấn sinh ra đời con có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
- Cây hoa hồng gồm có các kiểu gen 1Aabb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb => cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = (1+1):(1+2+1+2)=1/3 => (IV) đúng
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau.
Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 người chưa biết được chính xác kiểu gen.
II. Người số 2 và người số 9 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng số 8 - 9 là 2/3.
IV. Cặp vợ chồng số 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất cao hơn sinh con bị bệnh G.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II
- Bệnh H do gen lặn quy định và không liên kết giới tính. Vì cặp 1 – 2 không bị bệnh H nhưng sinh con gái số 7 bệnh H => A quy định không bị bệnh H, a quy định bị bệnh H.
- Vì cặp 1 – 2 không bị bệnh G nhưng sinh con số 8 bị bệnh G nên bệnh G do gen lặn quy định. Mặt khác, người bố số 4 không bị bệnh G nhưng lại sinh con gái số 10 bị bệnh G => Bệnh G không liên kết giới tính. Quy ước: B quy định không bị bệnh G; b quy định bệnh G.
- Biết được kiểu gen của 6 người, đó là: số 1 (AaBb), 2 (AaBb), 4 (aaBb), 9 (AaBb), 10 (Aabb) => có 4 người chưa biết được kiểu gen đó là: 5, 6, 7, 8 => I đúng.
- Người số 2 và người số 9 đều có kiểu gen AaBb => I đúng.
- Người số 8 có kiểu gen (1/3AAbb; 2/3Aabb); người số 9 có kiểu gen AaBb => xác suất sinh con không bị bệnh của cặp 8 – 9 là = (1-1/6)(1/2) = 5/12 => III sai.
- Cặp 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất =2/3 x 1 /4 =1/6. Sinh con bị bệnh G với xác suất =1/2 => IV sai