IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, Thông hiểu)

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, Thông hiểu)

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án (Nhận biết, thông hiểu)

  • 1330 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

Xem đáp án

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

- Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

- Cân bằng không bền: Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu

- Cân bằng phiếm định: Sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.

Đáp án: D


Câu 2:

Chọn phát biểu đúng. Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm

Xem đáp án

Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm thấp nhất so với các vị trí lân cận.

Đáp án: B


Câu 3:

Chọn phát biểu đúng.

Cân bằng bền là loại cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu

Xem đáp án

Cân bằng bền là cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

Đáp án: D


Câu 4:

Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :

Xem đáp án

Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là cân bằng không bền 

Đáp án: B


Câu 5:

Dạng cân bằng của người đi xe đạp trên dây là

Xem đáp án

Dạng cân bằng của người đi xe đạp trên dây là cân bằng không bền.

Đáp án: B


Câu 6:

Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình.

Xem đáp án

Trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình là: 1- cân bằng bền; 2 – không cân bằng;  3 – cân bằng không bền.

Đáp án: D


Câu 7:

Tại sao không lật đổ được con lật đật?

Xem đáp án

Con lật đật không đổ là vì toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng - một miếng chì hoặc miếng thép. Vì thế, trọng tâm của nó rất thấp. Mặt khác diện tích đáy của con lật đật vừa to lại vừa tròn nhẵn dễ dao động.

Độ nghiêng của con lật đật càng lớn, khoảng cách mà điểm tựa cách xa trọng tâm càng lớn, thế năng dao động do trọng lượng sinh ra sẽ theo đó mà tăng lên khiến xu thế khôi phục lại vị trí cũ của nó cũng càng rõ rệt.

Nói cách khác, con lật đật được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền vì vậy không bao giờ đẩy ngã được con lật đật.

Đáp án: A


Câu 8:

Tại sao người đi trên dây thường dang hai tay sang hai bên

Xem đáp án

Người đi trên dây thường dang hai tay sang hai bên để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và cánh tay) luôn đi qua dây nên người không bị ngã.

Đáp án: D


Câu 9:

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

Xem đáp án

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã

Đáp án: C


Câu 10:

Lật đật được chế tạo ở trạng thái

Xem đáp án

Lật đật được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền: Toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng - một miếng chì hoặc miếng thép. Vì thế, trọng tâm của nó rất thấp. Mặt khác diện tích đáy của con lật đật vừa to lại vừa tròn nhẵn dễ dao động. Độ nghiêng của con lật đật càng lớn, khoảng cách mà điểm tựa cách xa trọng tâm càng lớn, thế năng dao động do trọng lượng sinh ra sẽ theo đó mà tăng lên khiến xu thế khôi phục lại vị trí cũ của nó cũng càng rõ rệt.

Đáp án: A


Câu 11:

Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

Xem đáp án

Muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Đáp án: D


Câu 12:

Trọng tâm của vật rắn trùng với tâm hình học của nó khi nào?

Xem đáp án

Trọng tâm của vật rắn trùng với tâm hình học của nó khi vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.

Đáp án: C


Câu 13:

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực

Xem đáp án

Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế: Đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.

Đáp án: A


Câu 14:

Mức vững vàng của cân bằng được xác phụ thuộc vào:

Xem đáp án

Ta có: Mức vững vàng của vật rắn phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm

Đáp án: D


Câu 15:

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:

Xem đáp án

Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.

Đáp án: C


Bắt đầu thi ngay