IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học có đáp án (Phần 2)

Dạng 27. Bài toán vận dụng các định luật Newton có đáp án

  • 110 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi thêm được 50 m thì đạt vận tốc 15 m/s. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc, biết hệ số ma sát trượt của mặt đường là 0,05 và g = 10 m/s2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều (ảnh 1)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiều dương cùng chiều chuyển động của xe

Các lực tác dụng lên xe gồm  FK,  Fms,  P,  N có phương và chiều như hình vẽ

Viết phương trình định luật II Niu - ton:  FK+Fms+P+N=ma (1)

Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy

Ox: FK – Fms = ma Þ FK = mN + ma (2)

Oy: N – P = 0 Þ N = P = mg (3)

Ta có:  v2v02=2asa=v2v022s=152522.50=2 m/s2 (4)

Thay (4) và (3) vào (2) ta tính được Fk = 0,05.4000.10 + 4000.2 = 10 000 N


Câu 2:

Một vật có khối lượng m = 10 kg, chịu tác dụng của lực kéo FK hợp với phương ngang một góc 300 và lực ma sát có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100 m vật đạt vận tốc 20 m/s. Lực kéo tác dụng lên vật có độ lớn là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Một vật có khối lượng m = 10 kg, chịu tác dụng của lực kéo FK hợp với phương ngang một góc 300 (ảnh 1)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiều dương cùng chiều chuyển động của vật

Các lực tác dụng lên vật gồm  FK,  Fms,  P,  N có phương và chiều như hình vẽ.

Viết phương trình định luật II Niuton:  FK+Fms+P+N=ma (1)

Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy

Ox: FK.cosa – Fms = ma    (2)

Oy: N + FK.sina – P = 0 (3)

Ta có:  v2v02=2asa=v2v022s=202022.100=2m/s2 

Từ (2) và (3) suy ra:   FK=μmg+macosα+μ.sinαFK=0,2.10.10+10.2cos300  + 0,2.sin30=41,4N

Câu 3:

Tác dụng vào vật có khối lượng 2 kg đang nằm yên một lực 2 N. Sau 2 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực, vật đi được quãng đường là bao nhiêu và tính vận tốc vật đạt được khi đó? Bỏ qua ma sát giữa vật và sàn, lấy g = 10 m/s2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Tác dụng vào vật có khối lượng 2 kg đang nằm yên một lực 2 N. Sau 2 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực, (ảnh 1)

Phân tích các lực tác dụng lên vật như hình vẽ

Viết phương trình định luật II Niuton:  FK+P+N=ma (1)

Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy

Ox:  FK=maa=FKm=22=1m/s2

Oy: N = P = mg

Quãng đường vật đi được là:  s=v0t+12at2=0+12.1.22=2m

Vận tốc của vật khi đó là:  v=v0+at=0+1.2=2m/s


Câu 4:

Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là A.

Theo định luật II Newton có:  F+Fms+N+P=ma

Chiếu biểu thức lên chiều chuyển động thì: F – Fms = ma

 a=Fm=220192,555=0,5 (m/s2)


Câu 5:

Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000 N. Lực cản tác dụng vào xe là 400 N. Khối lượng của xe là 800 kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s khởi hành.

Xem đáp án

Đáp án đúng là C.

Theo định luật II Newton có:  F+Fms+N+P=ma

Chiếu biểu thức lên chiều chuyển động thì: F – Fms = ma

 a=Fm=2000400800=2 (m/s2)

Quãng đường xe đi được sau 10s là: S =  12.a.t2=12.2.102=100 (m).


Câu 8:

Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt lên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy giá trị của gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Tính gia tốc của vật.

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt lên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N (ảnh 1)

Chọn hệ quy chiếu Oxy sao cho chiều dương (+) Ox là chiều chuyển động, Oy vuông góc với Ox.

Áp dụng định luật II Newton:  Fk+Fms+N+P=m.a

Chiếu lên trục Oy:  NP=0N=P=mg=98NFms=μ.N=0,2.98=19,6N

Chiếu lên trục Ox:  FkFms=m.a3019,6=10.a

Từ đây, ta có: a = 1,04 m/s2.


Câu 9:

Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:

Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là C.

Biểu diễn các lực tác dụng vào vật như hình sau:

Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F (ảnh 2)

Do vật chuyển động đều nên gia tốc a = 0.

Áp dụng định luật II Newton, ta có  P+N+F=m.a=0 

Chiếu lên trục tọa độ Ox ta được:  F=P.sinα=m.g.sin450=3.10.sin450= 152N


Câu 10:

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì tắt máy, hãm phanh. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường xe đi được đến khi dừng lại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là A.

Ta có hình vẽ mô tả các lực

Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì tắt máy, hãm phanh. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe (ảnh 1)
 

Áp dụng định luật II Newton, ta có  P+N+Fms=m.a 

Chiếu lên trục tọa độ Oxy ta được

  P=NFms=m.aa=μ.Nm=μ.Pm=μ.ga=0,6.9,8=5,88(m/s2)

Áp dụng công thức tính quãng đường vật đi được đến khi dừng lại

  0v02=2.a.ss=v022.a=1522.(5,88)=19,1m 


Câu 12:

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 30,00. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng.

Tính các thành phần của trọng lực theo các trục tọa độ vuông góc.

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Giản đồ vectơ lực tác dụng lên thùng.

Tính các thành phần của trọng lực theo các trục tọa độ vuông góc. (ảnh 1)

Từ hình vẽ phân tích trọng lực  P thành 2 lực thành phần,  Px trên trục Ox,  Py trên trục Oy. Dựa vào kiến thức toán học tính được độ lớn các lực thành phần:

Px=P.sinα=500.sin30o=250NPy=P.cosα=500.cos30o=2503N


Câu 13:

Xác định hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng nếu đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2,00 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí lên thùng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Từ hình vẽ xác định được các lực tác dụng lên thùng hàng thỏa mãn định luật II Newton có biểu thức:  N+Fms+Px+Py=ma

Chiếu biểu thức trên lên 2 trục tọa độ đã chọn có:

 Ox:PxFms=maOy:NPy=0P.sinαμ.N=maN=P.cosα

Do vật chuyển động trên trục Ox, trên trục Oy không có chuyển động nên gia tốc trên trục Oy bằng 0

Khi đó:  Psinαμ.P.cosα=ma  .

μ=gsinαagcosα=tanαag.cosα=tan30029,8.cos300=0,342


Bắt đầu thi ngay