IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều (Phần 2) có đáp án

  • 631 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian được gọi là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Theo định nghĩa SGK, đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian được gọi là gia tốc.


Câu 2:

Một chuyển động thẳng có giá trị a khác 0 và bằng một hằng số là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Giá trị a khác 0 có thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều hoặc chuyển động thẳng chậm dần đều. Chúng đều được gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều.


Câu 3:

Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được  (ảnh 1)

Trên một số phương tiện như máy bay và xe đua, có một đồng hồ đo trực tiếp giá trị của gia tốc mà không phải đo gián tiếp thông qua qua vận tốc.


Câu 4:

Dựa theo đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ta được đồ thị như hình vẽ. Chuyển động trên đoạn DF là chuyển động

Dựa theo đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ta được đồ thị  (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp này chúng ta thấy đồ thị trên đoạn DF có dạng đường thẳng, độ dốc âm nên vận tốc giảm đều theo thời gian. Chuyển động này là chuyển động thẳng chậm dần đều.


Câu 5:

Phương trình xác định tọa độ của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình xác định tọa độ của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là

x=x0+v0t+12at2


Câu 6:

Phương trình vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng v=v0+at


Câu 7:

Đồ thị độ dịch chuyển d sau khoảng thời gian t đối với chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đồ thị độ dịch chuyển d sau khoảng thời gian t đối với chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng parabol. Nếu chỉ xét từ t = 0 thì đồ thị này có dạng là một nhánh / một phần của parabol như ví dụ trên hình.

Đồ thị độ dịch chuyển d sau khoảng thời gian t đối với chuyển động thẳng biến đổi đều (ảnh 1)

Câu 8:

Phương trình liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dịch chuyển đối với chuyển động thẳng biến đổi đều là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dịch chuyển đối với chuyển động thẳng biến đổi đều là v2v02=2ad.


Câu 9:

Dùng đồ thị v – t, độ dịch chuyển được xác định bằng

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Dùng đồ thị v – t, độ dịch chuyển được xác định bằng phần diện tích giới hạn bởi các đường v (t), v = 0, t = t1 và t = t2. Ví dụ phần bôi đậm trên hình

Dùng đồ thị v – t, độ dịch chuyển được xác định bằng  A. phần diện tích giới  (ảnh 1)

Câu 10:

Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây vận tốc còn lại 54 km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đổi 72 km/h = 20 m/s; 54 km/h = 15 m/s

+ Gia tốc: a=vv0t=152010=0,5m/s2

Khi xe dừng lại v1 = 0

+ Áp dụng công thức: v12v02=2.a.dd=v12v022.a=02022.0,5=400m


Câu 11:

Một người đi xe máy đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 10 s. Vận tốc của xe máy sau khi hãm phanh được 6 s là bao nhiêu?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe máy, gốc tọa độ tại vị trí hãm phanh, gốc thời gian là lúc hãm phanh.

Ta có v0=543,6=15m/s xe dừng lại sau 10 s nên v1=0m/s

v1=v0+ata=v1v0t=01510=1,5m/s2 

Vận tốc của xe máy sau khi hãm phanh được 6 s:

v6=v0+at6v6=151,5.6=6m/s 


Câu 12:

Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau và bằng 100 m, lần lượt trong 5 s và 3 s. Tính gia tốc của xe.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

+ Áp dụng công thức: s=v0t+12at2

+ Trong 100 m đầu tiên: 100=v0.5+12,5a        1 

+ Trong 100 m tiếp theo chuyển động hết 3 s tức là 200 m xe chuyển động hết 8 s: 200=v0.8+32a2

+ Từ (1) và (2) ta có 12,5a+5v0=10032a+8v0=200a=103(m/s2) 


Câu 13:

Cho một máng nghiêng, lấy một viên bi lăn nhanh dần đều từ đỉnh một máng với không vận tốc ban đầu, bỏ qua ma sát giữa vật và máng, biết viên bi lăn với gia tốc 1 m/s2. Biết vận tốc khi chạm đất 4 m/s. Tính chiều dài máng và thời gian viên bi chạm đất.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

+ Ta có v = 4 m/s mà v2 – v02 = 2.a.S S=v2 v022.a=4202.1=8m

+ Áp dụng công thức v2 = v0 + at t=v2v0a=401=4s


Câu 14:

Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi được đoạn đường S trong thời gian 4 s. Xác định thời gian vật đi được  34 đoạn đường cuối.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

+ Ta có v0=0(m/s)

+ Gọi t là thời gian vật đi hết quãng đường S nên t=4s, thời gian để vật đi hết 34 quãng đường cuối là n

+ Vậy ΔS=SStn=34SS4=Stn14.12at2=12a(tn)2 

t24=(tn)2424=(4n)2n=2s


Câu 15:

Cho một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = 0,2t2 – 20t + 10 (x đo bằng m; t đo bằng s). Vận tốc của vật ở thời điểm t = 10 s là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có phương trình chuyển động tổng quát: x=x0+v0t+12at2 

Theo bài ra: x = 0,2t2 – 20t + 10    

a = 0,4 m/s2,  v0=20(m/s)a.v<0 → Vậy vật chuyển động chậm dần đều.

+ Ta có v=v0+at=20+0,4.10=16(m/s)


Bắt đầu thi ngay