Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài tập về lực ma sát có đáp án
-
195 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?
Đáp án đúng là: B
Hệ số ma sát trượt μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc, μ không phụ thuộc vào độ lớn của lực pháp tuyến N nên khi N tăng lên thì μ vẫn không đổi.
Câu 2:
Một người kéo một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
Đáp án đúng là: C
Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ sau:
Do vật chuyển động đều nên lực ma sát có độ lớn bằng lực kéo và bằng 300 N.
Câu 3:
Một người đi xe đạp có khối lượng tổng cộng m = 86 kg đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc v0 = 4 m/s. Nếu người đi xe ngừng đạp và hãm phanh để giữ không cho các bánh xe quay, xe trượt đi một đoạn đường 2 m thì dừng lại. Lực nào đã gây ra gia tốc cho xe? Tính độ lớn của lực này.
Đáp án đúng là: B
Gia tốc của chuyển động được tính bằng công thức:
Lực gây ra gia tốc này là lực ma sát trượt của mặt đường tác dụng lên lốp xe:
Dấu "-" chứng tỏ lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động.
Câu 4:
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
Đáp án đúng là: C
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn là lực đàn hồi. Các lực còn lại là lực ma sát.
Câu 5:
Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
Đáp án đúng là: A
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Bánh xe lăn trên mặt đường nên lực tương tác giữa bánh xe và mặt đường là lực ma sát lăn.
Câu 6:
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:
Đáp án đúng là: A
Ta có:
+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.
⇒ Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại
Câu 7:
Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
Đáp án đúng là: A
Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng là lực đàn hồi của lò xo. Lực này không phải lực ma sát.
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt.
Đáp án đúng là: B
Viên bi lăn mặt đất, bánh xe đạp khi xe chạy trên đường, trục ổ bi ở quạt trần trong ba trường hợp này lực ma sát xuất hiện là lực ma sát lăn. Chỉ có khi ta viết phấn trên bảng thì viên phấn trượt trên mặt bảng nên lực xuất hiện là lực ma sát trượt
Câu 9:
Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
Đáp án đúng là: D
Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác. Trong các trường hợp kể trên thì chỉ có bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn.
Câu 10:
Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:
Đáp án đúng là: C
Lực ma sát trượt có giá trị: F = µ.N
µ là hệ số ma sát trượt, có giá trị không đổi với mỗi loại vật liệu.
N là lực ép.
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Từ đó ta thấy rằng, lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt.
Câu 11:
Kéo một lực F theo phương ngang để một vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc không đổi. Biết vật có khối lượng m, hệ số ma sát trượt là µ thì:
Đáp án đúng là: C
Khi vật chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng nằm ngang, vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng theo phương ngang là lực kéo F và lực ma sát trượt Fmst.
Ta có: F = Fmst = µ.N
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Vậy F = µmg
Câu 12:
Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
Đáp án đúng là: A
Đổi đơn vị: 80 tấn = 80.103 kg
Khi tàu chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng nằm ngang, tàu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng theo phương ngang là lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fmst.
Ta có: Fk = Fmst = µ.N
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Câu 13:
Một thùng hàng có khối lượng 54 kg được đặt trên một mặt sàn nằm ngang và phải cần đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Tính độ lớn lực ép giữa thùng hàng và sàn:
Đáp án đúng là: C
Trọng lượng của thùng hàng là: P = m.g = 54.10 = 540 (N)
Lực ép giữa sàn nhà và thùng hàng là 540 N.