Trắc nghiệm Vật lý Bài tập tính động lượng có đáp án
-
110 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một quả bóng 600 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 25 m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính động lượng của quả bóng trước và sau khi đập vào tường?
Đáp án đúng là B
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng trước khi đập vào tường.
Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường là:
p = m.v = 0,6.25 = 15 kg.m/s
Động lượng của quả bóng sau khi đập vào tường là:
p’ = - m.v = - 0,6.25 = - 15 kg.m/s
Câu 2:
Một vật có khối lượng 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,4 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g=10m/s2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là D
Lực tác dụng lên quả bóng là trọng lực P = mg
Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực
Như vậy ta có: Δp=F.t=P.t=mgt=3.10.0,4=12kg.m/s
Câu 3:
Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10-31 kg và vận tốc 2,0.107 m/s là:
Đáp án đúng là: A
Động lượng: p = mv = 1,8.10-23 kgm/s.
Câu 4:
Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
Đáp án đúng là: C
Độ lớn động lượng tỉ lệ thuận với tốc độ.
Câu 5:
Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
Đáp án đúng là: D
Tổng động lượng trong một hệ kín luôn bằng hằng số. Tức là tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn.
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vecto động lượng →p và vận tốc →v của một chất điểm.
Đáp án đúng là: B
Biểu thức động lượng: →p=m→v ta thấy vecto động lượng và vecto vận tốc cùng phương, cùng chiều.
Câu 7:
Động lượng có đơn vị là:
Đáp án đúng là: B
Biểu thức động lượng: →p=m→v. Trong đó:
m: khối lượng có đơn vị trong hệ SI là kg
v: vận tốc có đơn vị trong hệ SI là m/s
Ngoài ra động lượng còn có đơn vị là N.s
Câu 8:
Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
Đáp án đúng là: A
Gia tốc: a=ΔvΔt=7−34=1 m/s2
Vận tốc của vật ngay sau 3 s tiếp theo:
v=v0+at=7+1.3=10 m/s
Động lượng của vật khi đó:
p = mv = 1,5.10 = 15 kg.m/s
Câu 9:
Một vật có khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng
Đáp án đúng là: B
Đổi: 36 km/h = 10 m/s
Động lượng của vật bằng: p=mv=0,5.10=5 kg.m/s
Câu 10:
Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi →F. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là:
Đáp án đúng là: B
Ta có biểu thức động lượng: →p=m→v=→F→a.→v=→F.t
Câu 11:
Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
Đáp án đúng là: C
Sử dụng công thức: p=F.t=0,1.3=0,3 kg.m/s
Câu 12:
So sánh động lượng của xe A và xe B. Biết xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h.
Đáp án đúng là B
Lập tỉ số: p1p2=m1v1m2v2=1⇒p1=p2
Câu 13:
Một máy bay có khối lượng 160 000 kg bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
Đáp án đúng là C
Đổi: v=870.10003600≈241,7m/s
Động lượng: p = mv = 160000.241,7 = 38,7.106 kg.m/s