100 câu trắc nghiệm Động học chất điểm nâng cao (P1)
-
13506 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị chuyển động như hình vẽ.
Phương trình chuyển động của vật là
Đáp án B
Câu 2:
Tàu Thống nhất Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00p, ngày 8 tháng 3 năm 2016, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00p ngày 10 tháng 3 năm 2016. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39p. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
Đáp án A
Từ 19h ngày 8/3/2016 đến 19h ngày 9/3/2016 thời gian tàu chạy là 24h.
Từ 19h ngày 9/3/2016 đến 4h ngày 10/3/2016 thời gian tàu chạy là: 24 – 19 + 4 = 9h.
Khoảng thời gian tàu chạy là: 24h + 9h – 0h 39p = 32h 21p.
Câu 3:
Một người đứng ở điểm A cách đường quốc lộ h = 100m nhìn thấy một xe ô tô vừa đến B cách A d = 500m đang chạy trên đường với vận tốc v1 = 50km/h như hình vẽ.
Đúng lúc nhìn thấy xe thì người đó chạy theo hướng AC biết với vận tốc v2.
Đáp án A
Câu 4:
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga và tốc độ trung bình trên quãng đường đó là bao nhiêu?
Đáp án D
Câu 5:
Bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1 như sau:
Dựa vào bảng giờ trên, thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn là
Đáp án A
Xe khởi hành ở Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút, sau 24h xe gần đến Nha Trang, xe tiếp tục đi 9 tiếng nữa đến 4 giờ sáng hôm sau thì đến Sài gòn. Vậy tổng thời gian xe đi từ Hà Nội vào Sài gòn là 24 + 9 = 33 giờ.
Câu 6:
Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 16 m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 4 m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là
Đáp án B
Câu 7:
Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40 km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại.Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là
Đáp án B
Câu 8:
Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 15 km/h và 1/3 đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20 km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là
Đáp án D
Câu 9:
Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5 s là
Đáp án A
Câu 10:
Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật chuyển động đến độ cao cực đại và độ cao cực đại vật đạt được là
Đáp án A
Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên trên.
Phương trình vận tốc của vật là v = vo + at = 4 - 10t (m/s).
Phương trình tọa độ của vật là x = xo + vot + 0,5at2 = 4t – 5t2 (m).
Khi vật đạt độ cao cực đại thì vận tốc của vật v = 0 → 4 – 10t = 0
→ Thời gian vật chuyển động đến lúc đạt độ cao cực đại là t = 0,4 s.
Độ cao cực đại vật đạt được là x = 4.0,4 – 5.0,42 = 0,8 m.
Câu 11:
Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi quãng đường 60 m. Lấy g = 10m/s2. Độ cao h có giá trị
Đáp án A
Chọn gốc O tại vị trí vật rơi, chiều dương hướng xuống dưới.
Ta có: x = 0,5gt2 = 5t2
Gọi t là thời gian vật rơi.
Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là x = xt – xt – 1 = 60 m
→ 5t2 – 5(t – 1)2 = 60 → 10t – 5 = 60 → t = 6,5 s.
Độ cao h là x = 5.6,52 = 211,25 m
Câu 12:
Một vật A được thả rơi từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối cùng là
Đáp án A
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật rơi, chiều dương hướng xuống dưới.
Ta có x = 0,5gt2 = 5t2 (m)
Thời gian vật rơi là nghiệm phương trình 5t2 = 45 → t = 3s.
Quãng đường vật rơi trong 2 s cuối cùng là s = x3 – x1 = 45 – 5.12 = 40 m.
Câu 13:
Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 30 m/s, g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi đi được 2 s là
Đáp án B
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật rơi, chiều dương hướng xuống.
Ta có: v = gt = 10t; x = 0,5gt2 = 5t2
Vận tốc chạm đất là v = 30 m/s → thời gian vật rơi là t = v/10 = 3s.
Độ cao ban đầu của vật là x3 = 5.32 = 45 m
Quãng đường vật đi được sau 2 s là x2 = 5.22 = 20 m
Độ cao của vật sau khi đi được 2 s là x = x3 – x2 = 45 – 20 = 25 m
Câu 14:
Từ độ cao 20m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu bằng 15 m/s. Cho g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. Tính tổng quãng đường vật đi được từ lúc ném đến lúc chạm đất và tốc độ chuyển động ngay trước khi chạm đất.
Đáp án C
Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên.
Phương trình vận tốc là vt = vo – gt = 15 – 10t
Tọa độ xT = h + vot + 0,5gt2 = 20 + 15t – 5t2
Tại đỉnh T có:
vT = 0 = 15 – 10t → tT = 1,5s
xT = 20 + 15.1,5 – 5.1,52 = 31,25 m
→ Quãng đường của vật đi từ vị trí cao nhất đến mặt đất là s2 = 31,25 m.
Quãng đường vật đi từ lúc ném đến lúc đạt độ cao cực đại là s1 = s2 – h = 31,25 – 20 = 11,25 m.
Tổng quãng đường vật đi được là s = s1 + s2 = 11,25 + 31,25 = 42,5 m.
Khi chạm đất thì -5t2 + 15t + 20 = 0 → t = 4s
Tốc độ vật ngay trước khi chạm đất là |vG| = |15 – 10.4| = 25 m/s
Câu 15:
Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 50 m/s, g = 10 m/s2. Độ cao của vật sau khi đi được 3 s là
Đáp án B
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật bắt đầu rơi, chiều dương hướng xuống.
Phương trình vận tốc vt = vo + at = 10t.
Vận tốc lúc chạm đất v = 50 m/s → thời gian vật rơi là t = 50/10 = 5s.
Tọa độ vật x = 5t2
Vật được thả từ độ cao h = 5t2 = 5.52 = 125 m
Quãng đường vật đi được sau 3 s là S = 5.32 = 45 m.
Độ cao của vật sau khi đi được 3s là h' = h – s = 125 – 45 = 80 m.
Câu 16:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 180 m xuống. Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là
Đáp án C
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật rơi, chiều dương hướng xuống.
Tọa độ của vật x = 0,5gt2 = 5t2.
Khi chạm đất thì x = 180 = 5t2 → thời gian vật rơi t = 6 s.
Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên là s = 5t2 = 5.52 = 125 m
Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là s' = h – s = 180 – 125 = 55 m
Câu 17:
Một xe du lịch (1) đang chuyển động với vận tốc 50km/h (gần bằng 14m/s) đến gần xe ca (2) đang dừng trước đèn đỏ. Khi xe du lịch còn cách xe ca 100m thì đèn xanh bật sáng và xe ca lập tức chuyển động với gia tốc 2 m/s2 và đạt đến vận tốc cuối cùng là 100km/h. Đồ thị nào sau đây mô tả gần đúng trường hợp trên?
Đáp án B
Lập phương trình tọa độ của 2 xe: x1 = -100 + 14t; x2 = t2.
Hai phương trình này không cho nghiệm x1 = x2. Vậy 2 xe không gặp nhau.
Vậy B đúng.
Câu 18:
Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30’ giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30’ sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là:
Đáp án C
Việt Nam trước Pari 5 tiếng nên lúc 19h30’ Việt Nam là lúc 13h30’ Pari.
Thời gian từ 13h30’ đến 24h cùng ngày là: 24h – 13h30’ = 10h30’
Thời gian từ 0h đến 6h30’ hôm sau là: 6h30’ – 0h = 6h30’
Tổng thời gian máy bay bay là: 6h30’ + 10h30’ = 17h00’.
Câu 19:
Hai địa điểm A và B cách nhau 15 km, cùng một lúc có hai xe chạy cùng chiều nhau, một xe xuất phát từ A, một xe xuất phát từ B, sau 2 giờ thì đuổi kịp nhau. Biết xe đi từ A có tốc độ không đổi là 50 km/giờ. Xe đi từ B có tốc độ bằng
Đáp án C
Chọn gốc tọa độ ở A :
xoA = 0, xoB = 15 km
Chiều dương từ A đến B :
vA = 50km/h, vB > 0
Gốc thời gian là lúc 2 xe cùng xuất phát.
Phương trình chuyển động của 2 xe:
Sau 2 giờ 2 xe gặp nhau → t = 2h, thay vào (1), suy ra vị trí gặp nhau :
xG = 50.2 = 100 km, thay vào (2), suy ra 100 = 15 + vB.2 → vB = 42,5 km/h.
Câu 20:
Tín hiệu rađa từ bề mặt Trái Đất đến bề mặt Mặt Trăng phản xạ và trở lại Trái Đất mất thời gian 2,5 giây. Vận tốc truyền của tín hiệu là c = 3.108 m/s Coi Trái Đất và Mặt Trăng có dạng hình cầu, bán kính lần lượt là RĐ = 6400 km, RT = 1740 km. Khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Măt Trăng bằng
Đáp án C