IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Di truyền quần thể - Sinh học 12 có đáp án

Bài tập Di truyền quần thể - Sinh học 12 có đáp án

Bài tập Di truyền quần thể - Sinh học 12 có đáp án (P5)

  • 4371 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có mấy nhận xét đúng về phép lai thuận nghịch trong số các nhận xét dưới đây?

(1) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau

(2) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau

(3) Phép lai thuận nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn ở mọi loài sinh vật

(4)Trong một số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai, và ngược lại

Xem đáp án

Đáp án B

(1) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau trong đó thế hệ con thường có kiểu hình giống mẹ.

(2) đúng vì phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, sự phân li tính trạng không đều ở hai giới.

(3) sai vì phép lai thuận nghịch dùng để xác định vị trí của gen trong tế bào chất, không dùng để xác định hiện tượng hoán vị gen. Để xác định hoán vị gen người ta thường sử dụng phép lai phân tích.

(4) đúng.


Câu 2:

Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của 4 cặp trính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi tính trạng chi phối bởi 1 locus, tiến hành phép lai P: bố AaBBDdEe x mẹ AaBbddEe, có tối đa bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác về phép lai trên?

(1) Xác suất thu được kiểu hình giống bố là 28,125%

(2) Tỉ lệ kiểu gen ở F1 có 3 alen trội là 1564    

(3) ở đời F1 có tối đa 36 kiểu gen và 16 kiểu hình

(4) Nếu 2 tế bào cơ thể bố tiến hành giảm phân thì loại giao tử tối đa là 8

(5) Xác suất đời con có 3 tính trạng trội là 964

Chọn câu trả lời đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng. P: bố AaBBDdEe Í mẹ AaBbddEe

Xác xuất thu được kiểu hình giống bố (A-B-D-E-) là:

(2) đúng.

Áp dụng công thức tính nhanh:

- Phép lai: AaBBDdEe Í AaBbddEe

- Số tổ hợp giao tử của phép lai: 23×23=26

- Số gen trội tối đa tạo được từ phép lai trên là 2 (AA, Aa) + 2 (BB; Bb) + 1 (Dd) + 2 (EE, Ee) = 7

- Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn tạo ra kiểu gen có sẵn 1 alen trội (BB Í Bb) nên b = 1.

- Tỉ lệ kiểu gen có 3 alen trội:

(3) sai. Ở đời F1 có tối đa:

(4) sai vì nếu 2 tế bào cơ thể bố tiến hành giảm phân thì số loại giao tử tối đa là: 2 x 2 = 4 giao tử.

(5) sai. Xác suất đời con có 3 tính trạng trội có kiểu gen là: A-B-D-ee; A-B-dd-E-; aa-B-D-E-


Câu 3:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài , mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có KH thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ KH thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể NST thường. Ta có: hai cặp gen A, a; B, b di truyền liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn với nhau.

Tuy nhiên ở đề bài chúng ta bắt gặp tỉ lệ kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt, mắt trắng có tỉ lệ bất kì nên có khả năng xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở ruồi giấm cái:

Ta có:

 

Ruồi có thân xám cánh cụt có tỉ lệ:

A-bb = 0,25 – 0,1 = 0,15

Tỉ lệ KH ruồi có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ (A-bbXD-): 0,15.0,75 = 0,1125 = 11,25%


Câu 4:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Xét các phép lai:

(1) AaBbdd x AaBBdd

(2) AAbbDd x AaBBDd

(3) Aabbdd x aaBbDD

(4) aaBbdd x AaBbdd

(5) aabbdd x AaBbDd

(6) AabbDd x aaBbDd

(7) AaBbDd x Aabbdd

(8) AaBbDd x AabbDD

Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:3:3:1:1:1:1?

Xem đáp án

Đáp án A

Nhưng thật ra tỉ lệ này rất dễ ta có:

3:3:3:3:1:1:1:1 = (1:1)(3:1)(1:1)

Ta xét từng phép lai:

(1) AaBbdd Í AaBBdd

g TLKH: (3A-:1aa)1B-: 1dd = 3:1 (loại)

(2) AAbbDd Í AaBBDd

g TLKH: 1A-(3D-:1dd)1Bb = 3:1 (loại)

(2) AAbbDd Í AaBBDd

g TLKH: (3A-:1aa)1 B-: 1dd = 3:1 (loại)

(3) Aabbdd Í aaBbDD

g TLKH: (1A-:1aa)(1B-:1bb)1D- = 1:1:1:1 (loại)

(4) aaBbdd Í AaBbdd

g TLKH: (1A-:1aa)(3B-:1bb)1dd = 3:3:1:1 (loại)

(5) aabbdd Í AaBbDd

g TLKH: (1A-:1aa)(1B-:1bb)(1D-:1dd) (loại)

(6) AabbDd Í aaBbDd

g TLKH(1A-:1aa)(1B-:1bb)(3D-:1dd) (nhận)

(7) AaBbDd Í Aabbdd

g TLKH: (3A-:1aa)(1B-: 1bb)(1D-:1dd) (nhận)

(8) AaBbDd Í AabbDD

g TLKH: (3A-:1aa)(1B-: 1bb)1D- (loại)

Vậy có 2 phép lai thỏa mãn.


Câu 5:

Quá trình tổ hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:

Chất có màu trắng → A sắc tố xanh → B sắc tố đỏ

Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần ezim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó được F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Như vậy kiểu gen A-bb quy định hoa xanh; kiểu gen aabb và aaB- quy định hoa màu trắng; kiểu gen A-B- quy định hoa màu đỏ.

Cây hoa xanh thuần chủng có kiểu gen AAbb lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1 có kiểu gen AaBb hoa màu đỏ. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2.

Ta có: F1 AaBb Í AaBb g F2: 9A-B- hoa đỏ: 3A-bb hoa xanh: 3aaB- hoa trắng: 1aabb hoa trắng.

Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là:


Câu 6:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phân với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P) thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa vàng quả tròn chiếm tỉ lệ 16%. Biết trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1) Theo lý thuyết , ở F2 có 10 kiểu gen

(2) Theo lý thuyết, ở F2 có 5 loại kểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn

(3) Theo lí thuyết, ở F2 số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 26%

(4) Theo lý thuyết, F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%

(5) Theo lý thuyết, ở F2 số cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 24%

(6) Theo lý thuyết, ở F2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, qủa bầu dục

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước: A đỏ >> a vàng; B tròn >> b bầu dục

Xét F2 có tỉ lệ cây vàng tròn (aaB-) là 16%

g Cây vàng, bầu dục (aabb) = 25% - 16% = 9%

Vậy tần số hoán vị gen là 1- 0,3 Í 2 = 0,4 = 40% nên 4 đúng.

Ở F2 có 10 loại kiểu gen, trong đó có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ quả tròn

g1 và 2 đúng.

Kiểu gen của F1 là ABab

Ta có giao từ AB = ab = 0,3, Ab = aB = 0,2

Tỷ lệ cây có kiểu gen ABab ở F2 là: 0,3 Í0,3 Í2 =18% g 3 sai.

Cây đỏ tròn dị hợp 1 cặp gen:

nên 5 đúng.

Kiểu hình hoa đỏ quả bầu dục có 2 kiểu gen quy định: Abab và AbAb

nên 6 đúng.

Vậy chỉ có (3) sai.


Câu 7:

Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở gà, con trống là XX, con mái là XY.

g Gà trống: 6 cao, vằn: 2 thấp, vằn.

Gà mái : 3 cao, vằn : 3 cao, không vằn : 1 thấp, vằn : 1 thấp, không vằn.

Vậy kết luận A là đúng.


Câu 8:

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là:

Xem đáp án

Đáp án D

P: hh Í HH g F1: Hh Í Hh

g F2: 1 HH: 2Hh: 1hh

F1: 1 có sừng: 1 không sừng

F1 (với con đực) 1 có sừng (Hh)

Với con cái F1: 1 không sừng (Hh)

g F1: 1 có sừng: 1 không sừng

Xét con đực F2: 3 có sừng : 1 không sừng

Xét con cái F2: 1 có sừng : 3 không sừng

g F2: 1 không sừng : 1 có sừng.


Câu 9:

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen (A, a) quy định, tính trạng hình dạng  quả do một cặp gen (B, b) khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên?

(1) F1 có kiểu gen là ABab

(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn

(3) ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%

(4) ở F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%

(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,36%

 

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có khi lai thế hệ P gồm cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng, thu được F1 gồm 100% thân cao, quả tròn (đồng tính). Vì vậy, tính trạng thân cao và quả tròn là những tính trạng trội.

Quy ước: A: thân cao >> a: thân thấp

B: quả tròn >> b: quả dài.

F2: A-B- = 50,64% vì cả đực và cái ở F1 đều mang kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen nên ta áp dụng công thức: aabb = 50,64% - 50% = 0,64%.

Ta có:

Tần số hoán vị gen = 8%Í2 = 16%. Vậy 4 sai.

Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn có các kiểu gen:

Vậy có 4 kiểu gen quy định kiểu hình có một tính trạng trội và một tính trạng lặn. Vậy 2 đúng.

 

Ở F2: kiểu gen AbaB chiếm tỉ lệ: 0,42Í0,42Í2=0,3528

Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 1-0,3528=64,72%. 3 đúng

Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ: aaB- = 25% - 0,64% = 24,36%. 5 đúng.


Câu 10:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Ở phép lai ABab×AbaB nếu hoán vị gen đều xảy ra ở hai bên với tần số 30%. Cho các phát biểu sau về đời con của phép lai trên :

(1) Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5%

(2) Kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 45%

(3) Kiểu gen ABab chiếm tỉ lệ lớn hơn 10%

(4) Có tối đa 9 kiểu gen được tạo ra ở đời con.

Số phát biểu đúng là :

Xem đáp án

Đáp án B

Hoán vị gen xảy ra ở hai bên f = 30%

Ta có:

ABab cho giao tử: AB = ab =35% và Ab = aB = 15%

AbaB cho giao tử: AB = ab =15% và Ab = aB = 35%

Có kiểu hình aabb = 0,35 Í 0,15 = 0,0525 = 5,25%

Kiểu hình A-bb = aaB- = 25% - aabb = 19,75%

Kiểu hình A-B- = 50% + aabb = 55,25%

(1) A-bb + aaB- = 39,5%

Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5% nên 1 đúng.

(2) Kiểu hình bố mẹ là A-B- = 55,25%

Kiểu hình khác bố mẹ là A-bb = aaB- = aabb = 100% - 55,25% < 45% nên 2 đúng.

(3) Kiểu gen ABab chiếm tỉ lệ 0,35 Í 0,15 + 0,15 Í0,35 = 10,5% nên (3) đúng.

(4) Có tối đa 10 kiểu gen tạo ra ở đời con nên (4) sai. Vì xảy ra hoán vị gen ở hai bên nên sẽ có thể tạo ra 10 kiểu gen ở đời con. Nếu chỉ hoán vị gen ở một bên thì tạo ra tối đa 7 kiểu gen.   


Câu 11:

Ở một loài thực vật, tiến hành tự tụ phấn cây P dị hợp các locus, ở đời sau thu được 198 cây hoa đỏ, chín sớm : 102 hoa trắng, chín sớm : 27 hoa đỏ, chín muộn : 73 hoa trắng, chín muộn. Biết rằng tính trạng thời gian chín do 1 locus 2 alen chi phối, hoán vị gen nếu xảy ra sẽ như nhau ở 2 giới.

(1) Có 3 locus tham gia chi phối 2 tính trạng nói trên, có hiện tượng tương tác 9 :6 :1

(2) Cơ thể đem lai dị hợp tử đều với tần số hoán vị là 10%

(3) Nếu cho cơ thể dị hợp tất cả các locus nói trên đem lai phân tích, ta được tỷ lệ 9 :6 :1 :4

(4) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở P, có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị.

Trong số các nhận định trên, số lượng nhận định đúng về phép lai nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: P dị hợp

F1: 49,5% đỏ, sớm: 25,5% trắng, sớm: 6,75% đỏ, muộn: 18,25% trắng, muộn

Tỉ lệ đỏ: trắng = 9:7 g P: AaBb Í AaBb

Tính trạng do 2 cặp gen phân li độc lập tương tác bổ sung 9:7

Quy ước: A-B = đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Tỉ lệ chín sớm: chín muộn = 75% : 25%

Quy ước: D: chín sớm >> d: chín muộn

Giả sử 3 gen phân li độc lập

Tỉ lệ kiểu hình đời con sẽ là: (9:7) Í (3:1) khác với đề bài g 2 trong 3 gen cùng nằm trên 1 NST

Do 2 gen A và B vai trò tương đương

g Giả sử gen A và D cùng nằm trên 1 NST

Ta có đỏ, sớm (A-D-)B- = 49,5%

g (A-D-) = 49,5% : 0,75 = 66%

g (aadd) = 66% - 50% = 16%

g P cho giao tử 

Vậy ad là giao tử liên kết, tần số hoán vị gen là f = 20%. Vậy 2 sai.

P lai phân tích:

Gp: AD = ad = 0,4; ad=1;

       Ad = aD = 0,1

Fa: (0,4AaDd : 0,4aadd : 0,1Aadd : 0,1aaDd) Í (1Bb : 1bb)            

TLKH: 4 đỏ sớm : 1 đỏ, muộn : 9 trắng muộn : 6 trắng sớm

Vậy 3 đúng.

Do tần số hoán vị gen f = 20% g Có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen.

Vậy các kết luận đúng là 3,4.


Câu 12:

Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70cm; kiểu hình cao 110cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Xác suất để chọn được ở 1 cây cao 110cm ở F2 mà khi cho cây này tự thụ phấn thì thế hệ sau đều cao 110cm là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

F1: dị hợp tất cả các cặp gen

F1 tự thụ phấn

F2 có 9 kiểu hình

Như vậy có 4 cặp gen tương tác cộng gộp qui định chiều cao

F1 Í F1: AaBbDdEe Í AaBbDdEe

Cây thấp nhất cao 70cm

Cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất là cây có 4 alen trội trong kiểu gen – cao 110cm

Như vậy cứ 1 alen trội làm cây cao lên: 

Xác suất cây cao 110 cm ở F2 là 

Cây cao 110 cm mà khi tự thụ phấn cho chỉ duy nhất 1 kiểu hình cao 110cm nghĩa là cây có kiểu gen thuần chủng.

Ta có kiểu gen là AABBddee và 5 hoán vị khác gồm aaBBDDee, aabbDDEE, AAbbddEE, aaBBddEE, AAbbDDee.

Xác suất của cây loại này là 

Vậy xác suất để trong số các cây cao 110 cm, chọn ra được 1 cây tự thụ phấn cho đời con 100% cao 110cm là: 


Câu 13:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước A: Đỏ > a: trắng

P: AA × aa

F1: Aa

Lấy F1 lai hoa trắng P

Ta có: Aa × aa

Fa:              

Cho Fa tạp giao ta có

Vậy trong tổng số hoa đỏ:

Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng (6,25%)

Ta có: 6,25% (aa) = 

Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA

Xác suất để chọn 4 cây hoa đỏ thỏa yêu cầu đề bài là:


Câu 14:

Ở một loài thực vật, dạng quả do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn toàn qui định: A quy định quả tròn, a qui định quả dài. Màu hoa do 2 gen phân li độc lập qui định: B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b qui định hoa vàng, màu hoa chỉ được biểu hiện khi trong kiểu gen có alen trội D, khi trong kiểu gen không có D thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có kiểu hình quả tròn, hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ các loại kiểu hình như sau: 37,5% cây quả tròn, hoa đỏ: 25% cây quả tròn, hoa trắng: 18,75% cây quả dài, hoa đỏ: 12,5% cây quả tròn, hoa vàng: 6,25% cây quả dài, hoa vàng. Cho biết không xảy ra đột biến và cấu trúc NST ở hai giới không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của cây P là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước:

B-D-: đỏ

B-dd: trắng; bbD-: vàng; bbdd: trắng

Tỉ lệ xuất hiện bằng 16 tổ hp nếu các cặp gen phân ly độc lập phải có 64 tổ hợp mới đúng do đó có sự liên kết giữa Aa với Bb hoặc Dd.

- Xét kiểu hình dài, đỏ (aa, B-D-) có thể được biểu diễn thành  nên F1 phải có kiểu gen dị hợp chéo.

- Xét kiểu hình dài, vàng (aa, bbD-) có thể được biểu diễn thành 

Vậy F1 phải có kiểu gen dị hợp chéo và có giao tử aD mới có thể thỏa mãn đề bài.


Câu 16:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Cho phép lại ♂ AaBbDd x ♀ aabbDd, trong số những phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

1. Đời con có kiểu hình giống mẹ chiếm tỉ lệ là 716

2. Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là 116

3. Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ là 616

4. Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là 1316

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước: A-B-: hoa đỏ

A-bb; aaB- và aabb: hoa trắng

P: ♂ AaBbDd ×♀ aabbDd

Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ:

Hoa trắng chiếm tỉ lệ là: 

Đời con có kiểu hình giống mẹ có dạng hoa trắng, thân thấp chiếm tỉ lệ là: 

Vậy 1 sai.

Đời con có kiểu gen AabbDD chiếm tỉ lệ là: 

Vậy 2 đúng.

Đời con có kiểu hình hoa trắng, thân cao mang chiếm tỉ lệ là: 

Vậy 3 sai.

Đời con có kiểu hình giống bố (A-B-D-) chiếm tỉ lệ là: 

Đời con có kiểu hình khác bố chiếm tỉ lệ là: 

Vậy 4 đúng.


Câu 17:

Ở chuột, khi lại giữa một cặp bố mẹ đều thuần chủng và mang kiểu gen khác nhau, người ta thu được F1 đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau, ở F2 xuất hiện kết quả như sau:

Chuột cái: 108 con lông xoăn, tai dài; 84 con lông thẳng, tai dài.

Chuột đực: 55 con lông xoăn, tai dài; 53 con lông xoăn, tai ngắn; 43 con lông thẳng, tai ngắn: 41 con lông thắng, tai dài.

Biết tính trạng kích thước tai do 1 cặp gen qui định. Nếu cho các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn và các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen thu được ở đời con là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Với những dạng toán này các em nên xét từng tính trạng trước để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng như thế nào.

- Xét tính trạng hình dạng lông:

Xoăn: thẳng = 9:7 vì vậy tính trạng hình dạng lông do các gen không alen tương tác với nhau theo tương tác bổ trợ, các gen này nằm trên NST thường.

F1: AaBb × AaBb

Quy ước: A-B-: lông xoăn; A-bb; aaB-; aabb: lông thẳng

- Xét tính trạng hình dạng tai:

Ta có: Cái: 100% tai dài, đực 50% tai dài: 50% tai ngắn " gen thuộc NST giới tính vì kiểu hình phân bố không đồng đều ở hai giới. Vậy F1: XDXd × XDY.

Các chuột đực có kiểu hình lông xoăn, tai ngắn có kiểu gen A-B-XdY × các chuột cái có kiểu hình lông xoăn, tai dài

A-B- gồm:

Cái: A-B- × đực: A-B- để tạo ra chuột cái có kiểu gen aabb thì con mẹ và con bố đều phải có kiểu gen AaBb.

Chuột cái đồng hợp lặn về tất cả các cặp gen (aabbXdXd) chiếm tỉ lệ: 


Câu 18:

Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Thực hiện phép lai ở ruồi giấm:  thu được tỉ lệ kiểu hình trội cả 4 tính trạng ở đời con là 26,25%. Cho các phát biểu sau:

1. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là 11,25%.

2. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là 23,25%.

3. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội là 98,5%.

4. Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là 87%.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái.

Tỉ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng ở đời con là 26,25%

Kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm các kiểu gen:

Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn là:

Vậy 1 đúng.

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có thể mang các kiểu gen sau:

Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: 0,2125. Vậy 2 sai.

Kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 0,25.0,5.0,2=0,025.

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng trội: 1-0,025=0,975. Chúng ta sẽ trừ đi tỉ lệ kiểu hình lặn hoàn toàn. Vậy 3 sai.

Tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất 2 tính trạng trội là: 1-0,025-0,1125=0,8625. Chúng ta sẽ trừ đi tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và kiểu hình lặn hoàn toàn. Vậy 4 sai.

Vậy có 1 phát biểu đúng.


Câu 19:

Ở 1 loài động vật có vú, xét tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen quy định (A, a và B, b). Khi cho lai giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, F1 thu được 100% lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng: 31,25% con cái lông trắng. Cho các phát biểu sau đây:

(1) Kiểu gen con đực F1 .

(2) Kiểu gen con cái F1 .

(3) Nếu lấy những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thì tỉ lệ con đực lông hung ở F3 49.

(4) Con đực lông trắng F2 có 4 loại kiểu gen.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án D

P: đực lông hung  cái lông trắng

F1:100% lông hung

F2:

Đực: 37,5% hung: 12,5% trắng 6 hung : 2 trắng

Cái: 18,75% hung : 31,25% trắng 3 hung : 5 trắng

Do F2 có 16 tổ hợp lai

F1 mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

F1 dị hợp 2 cặp gen.

Mà kiểu hình biểu hiện ở 2 giới khác nhau nên ta có: Có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính

TH1: Cặp NST nằm trên vùng không tương đồng cặp NST giới tính X, Y

Ta có 2 giới cùng có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 5

Vậy ta loại trường hợp này

TH2: Cặp NST giới tính nằm ở vùng tương đồng cặp X, Y

Ta có: Giới đực: 6A-B- : 2aaB-Giới cái: 3A-B- : 3A-bb : 1aaB- :1aabb

Vậy tính trạng do 2 alen tương tác bổ sung quy định

Lông hung F2×lông hung F2

Xét cặp NST thường: (1AA: 2Aa)  (1AA : 2Aa)

Đời con:  

Xét cặp NST thường:

Đời con: giới đực: 12B-

Vậy tỉ lệ đực lông hung chiếm: 89×12=49

Đực lông trắng F2 có 2 kiểu gen

Vậy các phát biểu đúng là (2) và (3).


Câu 20:

Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ:

Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, các con của cặp vợ chồng này có thể có tối đa bao nhiêu khả năng sau đây?

(1) Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

(2) Chỉ bị bệnh H.

(3) Chỉ bị bệnh G.

(4) Không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Xem đáp án

Đáp án B

Một người đàn ông bị bệnh H (aa--) kết hôn với người phụ nữ bị bệnh G (A-bb).

(1) đúng: Bị đồng thời cả hai bệnh G và H.

Nếu bố (aa--), mẹ (Aabb hoặc AAbb) thì con có thể bị cả 2 bệnh (aa-b).

(2) sai: Bị bệnh H sẽ bị bệnh G vì không có chất B sẽ không có sản phẩm P..

(3) đúng: Nếu bố (aabb), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con chỉ bị bệnh G (A-bb).

(4) đúng: Nếu bố (aaBB), mẹ (Aabb) thì có thể đẻ con (A-B-), không bị đồng thời cả hai bệnh G và H.


Câu 21:

Biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Cho các phép lai:

(1) aabbDd x AaBBdd.

(2) AaBbDd x aabbDd.

(3) AabbDd x aaBbdd.

(4) aaBbDD x aabbDd.

(5) AabbDD x aaBbDd.

(6) AABbdd x AabbDd.

(7) AabbDD x AabbDd.

(8) AABbDd x Aabbdd.

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

1. aabbDd  AaBBdd= (aax Aa)(bbxBB)(Dd  dd) =(1Aa: laa)( Bb)(1Dd :1 dd)

5. AabbDD  aaBbDd= (aax Aa)(bbxBb)(DD  Dd) = (1Aa :1 aa)( 1Bb:1bb )(D-)

6. AABbdd  AabbDd= (AAx Aa)(bbxBb) (Dd  dd) = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)

8. AABbDd  Aabbdd= (AAx Aa)(bbxBb) (Dd  dd) = (A-) (1Bb:1bb)(1Dd :1 dd)

Các tổ hợp lai cho đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau là (1), (5), (6), (8).


Câu 22:

Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen quy định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau :

Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?(1) Ở F2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ

(2) Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất

(3) Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%

(4) Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%

Xem đáp án

Đáp án D

P: AABBDD x aabbdd

F1: AaBbDd

F1×F1: AaBbDd x AaBbDd

F2:

Số kiểu gen quy định hoa đỏ (A-B-D-) là: 2x2x2=8 (1) đúng.

Kiểu hình có kiểu gen quy định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) =2x2=4

Do kiểu hình hoa trắng có số KG quy định là: 3x3x3-8-4=15(2) đúng

Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp: (aabbdd + AAbbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AAbbDD)

aa(BB+bb) (DD+dd) + AAbb (DD + dd) là:

Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là

Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là (3) đúng

Hoa vàng

Hoa vàng x hoa vàng:

F3 không có hoa đỏ vì không tạo được kiểu hình D- (4) đúng

Vậy cả 4 nhận định đều đúng.


Câu 23:

Ở một loài thực vật, có ba dòng thuần chủng khác nhau về màu hoa : hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Cho các dòng khác nhau lai với nhau, kết quả thu được như sau:

Kiểu gen của các dòng thuần chủng hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai 2:

F1: Đỏ tự thụ

56,37% đỏ : 18,54% vàng : 25,09% trắng 56,25% : 18,75% : 25%

9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng

F2 có 16 tổ hợp lai

F1 cho 4 tổ hợp giao tử

F1: AaBb

F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- :1aabb

A-B- = đỏ     A-bb = vàng

aaB- =aabb= trắng

Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung kiểu 9 : 3: 4 quy định

Vậy kiểu gen F2 : AABB x aabb

Phép lai 1:

F2: 3 đỏ : 1 vàng  3 A-bb : 1A-bb

F1: AAbb P3: AABB Aabb

Phép lai 3:

F2: 3 vàng : 1 trắng3 A-bb : 1aabb

F1: Aabb P3: AAbb aabb


Câu 24:

Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám. mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 500 cá thể cái thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân xám, mắt đỏ: 200 cá thể đực thân đen, mắt trắng: 50 cá thể đực thân xám, mắt trắng: 50 cá thể đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Cho các kết luận như sau:

1. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.

2. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái.

3. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.

4. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.

5. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực.

6. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân đen, mắt đỏ.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự biểu hiện kiểu hình của 2 tính trạng đều khác nhau ở hai giới nên 2 tính trạng đều nằm trên NST giới tính X. Vậy 4 đúng.

F1 chỉ xảy ra hoán vị gen ở con cái. Vậy 2, 5 sai.

F2, XY: 2 loại hiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ là do 2 giao tử hoán vị của con cái F1

Tần số hoán vị gen:

Vậy 3 đúng

Kiểu hình thân xám mắt đỏ có các kiểu gen:

Vậy 1 đúng

Kiểu hình thân đen, mắt đỏ có các kiểu gen:

Vậy 6 sai.


Câu 25:

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về sự di truyền của tính trạng?

(1) Trong cùng một tế bào, các tính trạng đi truyền liên kết với nhau.

(2) Khi gen bị đột biến thì quy luật đi truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.

(3) Mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và đặc trưng cho loài.

(4) Tính trạng chất lượng thường do nhiều cặp gen tương tác cộng gộp quy định.

(5) Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi mối quan hệ giữa các tính trạng.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai vì các tính trạng di truyền liên kết với nhau khi cùng nằm trên 1 cặp NST.

(2) sai vì khi gen bị đột biến vẫn không làm thay đổi vị trí gen nên quy luật di truyền của tính trạng không bị thay đổi.

(3) đúng, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và đặc trưng cho loài do được quy định bởi tính trạng được quy định bởi gen và mỗi gen có một vị trí xác định.

(4) sai vì tính trạng chất lượng thường do 1 cặp gen quy định. Tính trạng số lượng thường do nhiều cặp gen tương tác cộng gộp quy định.

(5) đúng vì hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có khả năng làm thay đổi vị trí gen nên mối quan hệ giữa các tính trạng có thể bị thay đổi (ví dụ từ phân li độc lập chuyển sang di truyền liên kết do đột biến chuyển đoạn).


Câu 26:

Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn 2 cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Giả thuyết nào sau đây là phù hợp nhất về sự di truyền các tính trạng chiều cao cây?

Xem đáp án

Đáp án C

Giả thuyết phù hợp nhất là C: có 4 cặp gen tương tác cộng gộp với nhau để tạo ra 9 kiểu hình, sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng 10cm.

P: 100cm (0 alen trội: aabbccdd) x 180cm (8 alen trội: AABBCCDD) F1: 4 alen trội AaBbCcDd (140cm).

Cho F1×F1: AaBbCcD x AaBbCcDd

Vậy ta có:

Tỉ lệ cây cao 100cm = tỉ lệ cây cao 180cm =  = 0,390625%

Tỉ lệ cây cao 110cm = tỉ lệ cây cao 170cm =  = 3,125%

Tỉ lệ cây cao 120cm = tỉ lệ cây cao 160cm =  = 10,9375%

Tỉ lệ cây cao 130cm = tỉ lệ cây cao 150cm =  = 21,875%

Tỉ lệ cây cao 140cm =  = 27,34375%


Câu 28:

Ở một loài hoa có 3 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ là k+, l+, m+. Ba gen này hoạt động trong con đường sinh hóa như sau:

Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên k, l, m mà mỗi alen là lặn so với alen dại của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen dại được lai với một cây không màu đồng hợp cả về 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho cây F1 giao phấn với nhau để tạo F2. Cho các nhận xét sau

(1). Kiểu hình vàng cam ở F2 phải có kiểu gen k+_l+_mm.

(2). Tỉ lệ hoa màu vàng cam ở F2 là 9/64.

(3). Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen k+_l+_m+_.

(4). Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 27/64.

(5). Tỉ lệ cây có hoa không màu ở F2 là 28/64.

(6). Cơ thể F1 dị hợp 3 cặp gen.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: P: k+k+l+l+m+m+  kkllmm F1: k+kl+lm+m (dị hợp về 3 cặp gen) (6) đúng.

Cho F1 giao phấn:

k+kl+lm+m × k+kl+lm+m

Xét các kết luận:

(1) Cây vàng cam ở F2 có kiểu gen: k+_l+_mm (1) đúng.

(2) Tỉ lệ cây có hoa vàng cam ở F2:

(2) đúng.

(3) Các cây hoa đỏ ở F2 phải mang ít nhất loại 3 alen dại cây hoa đỏ có kiểu gen: k+_l+_m+_ (3) đúng.

(4) Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là:

(4) đúng

(5) Tỉ lệ cây không màu ở F2 là: 1- tỉ lệ cây hoa có màu

(5) đúng

Vậy có tất cả 6 ý đúng.


Câu 29:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X (không có trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với thân đen cánh cụt mắt trắng thu được F1 100% thân xám cánh dài mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi thân xám, cánh dài mắt đỏ. Cho các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Con cái F1 có kiểu gen ABabXDXd

(2) Tần số hoán vị gen của cơ thể ABabXDY là 40%

(3) Tần số hoán vị gen của cơ thể F1 có hoán vị gen là 40%

(4) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình xám dài trắng là 16,25%

(5) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình xám, ngắn, đỏ gấp 3 lần tỉ lệ xám, ngắn, trắng.

(6) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình đen, ngắn, đỏ gấp 4,5 lần đen, dài, trắng.

(7) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình đen, ngắn, trắng là 3,75%.

(8) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình xám, ngắn, trắng bằng đen, dài, trắng.

 

Xem đáp án

Đáp án D

Do F1 đồng hình xám, dài, đỏ P có kiểu gen:    

(1) đúng.

F2: có 48,75% thân xám, cánh dài, mắt đỏ (A-B-D-) mà tỉ lệ ruồi mắt đỏ (D-) là 0,75 A-B- = 0.65 ab/ab = 0,65 – 0,5 = 0,15 mà ở ruồi giấm chỉ con cái mới có hoán vị gen, con đực cho 0,5 ab con cái cho 0,3 ab hoán vị gen ở con cái là 40% (2) sai, (3) đúng.

- ab/ab = 0,15 A-bb = aaB = 0,25 – 0,15 = 0,1

- Con cái ở F1 cho các loại giao tử về 2 gen A, B với tỉ lệ là: AB = ab = 0,3; Ab = aB = 0,2

- Tỉ lệ xám, dài trắng (A-B-dd) = -,65 (A-B-) x -,25 = 16,25% (4) đúng.

- Tỉ lệ xám, ngắn, đỏ (A-bbD-) = 0,1(A-bb) x 0,75 = 0,075; tỉ lệ xám, ngắn trắng (A-bbdd) = 0,1 x 0,25 = 0,025

(5) đúng.

- Tỉ lệ đen, ngắn, đỏ (aabbD-) = 0,15 x 0,75 = 0,1125; tỉ lệ đen, dài trắng (aaB-dd) = 0,1 x 0,25 = 0,025.

Tỉ lệ kiểu hình đen, ngắn, đỏ gấp 4,5 lần đen, dài, trắng (6) đúng.

- Tỉ lệ đen, ngắn trắng ở F2: 0,15 ab/ab x 0,25 = 0,0375 (7) đúng.

- Tỉ lệ kiểu hình xám, ngắn, trắng (A-bbdd) = đen, dài trắng aaB-dd) = 0,1 x 0,25 = 0,025 (8) đúng.

Vậy có 7 ý đúng.


Câu 30:

Cho các phép lai sau đây:

(1) AbaB (liên kết hoàn toàn) ×AbaB (liên kết hoàn toàn)

(2) AbaB (liên kết hoàn toàn) ×AbaB (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)

(3) AbaB (liên kết hoàn toàn) ×ABab (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)

(4) ABab (liên kết hoàn toàn) ×AbaB (hoán vị gen với tần số bất kỳ nhỏ hơn 50%)

Số phép lai luôn cho tỉ lệ kiểu hình: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB- là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phép lai 1 có kết quả:

(1) thỏa mãn.

Phép lai 2, 3 có kết quả: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-  (2) (3) thỏa mãn (tính theo công thức tổng quát với giao tử liên kết bằng (1-f)/2 và giao tử hoán vị là f/2).

Tỉ lệ kiểu hình: 1A-bb : 2A-B- : 1aaB-, tỉ lệ A-B- = 0,5.

Phép lai 4: bên liên kết hoàn toàn cho 0,5AB, bên hoán vị cho giao tử AB với tần số: f/2

Tỉ lệ A-B- = 0,5 x 1 + 0,5 x f/2 luôn lớn hơn 0,5

Phép lai (4) không thỏa mãn.

 


Câu 31:

Trong các đặc điểm về mức phản ứng sau, phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 32:

Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường các tế bào khác diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường, ở đời con của phép lai: P: ♂AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết, trong các nhận xét sau đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử (2n – 1) chiếm 55,56%

(2) Hợp tử 2n chiếm 66,88%

(3) Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48

(4) Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%

Xem đáp án

Đáp án D

Do ở cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I nên cặp NST mang gen Dd tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: (Dd = 0 = 6%; D = d = 44%).

Do cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp NST mang cặp Bb không phân ly trong giảm phân I nên cặp NST mang gen Bb tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: (Bb = 0 = 12%; B = b = 38%)

Xét từng cặp NST:

Aa x Aa số loại hợp tử = 3 gồm (AA, Aa, aa).

Bb x bb số loại hợp tử = 4 loại (Bbb, b, Bb, bb)

Tỉ lệ hợp tử 2n = 76%

Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 12%

Tỉ lệ hợp tử 2n – 1 = 12%.

Dd x dd số loại hợp tử = 4 loại (Ddd, d, Dd, dd)

Tỉ lệ hợp tử 2n = 88%

Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 6%

Tỉ lệ hợp tử 2n – 1 = 6%.

(1) Sai. Do hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 33,12% và đột biến dạng 2n – 1 = 15, 12%2n – 1 / tổng số giao tử đột biến = 45,56%.

(2) Đúng. Tỉ lệ hợp tử 2n = 1.76%.88% = 66,88%

(3) Đúng. Số loại KG tối đa của hợp tử = 3.4.4 = 48

(4) Đúng. Tỉ lệ hợp tử 2n + 1 = 1.12%.88% + 1.76%.6% = 15,12%


Câu 33:

Khi nghiên cứu sự di truyền hai cặp tính trạng hình dạng lông và kích thước tai của một loài chuột túi nhỏ, người ta đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F1 đồng loạt lông xoăn, tai dài. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 như sau:

Chuột cái: 82 con lông xoăn, tai dài; 64 con lông trắng, tai dài.

Chuột đực: 40 con lông xoăn, tai dài; 40 con lông xoăn, tai ngắn; 31 con lông thẳng, tai dài; 31 con lông thẳng, tai ngắn.

Biết rằng tính trạng kích thước tai do một gen quy định. Cho chuột cái F1 lai phân tích, thể hệ con có tỉ lệ kiểu hình ở cả hai giới đực và cái đều là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ta có:

Lông xoăn : lông thẳng = (54 + 27 + 27) : (42 + 21 : 21) = 9 : 7

Tính trạng hình dạng lông di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.

Quy ước: A-B-: lông xoăn, A-bb + aaB- + aabb: lông thẳng

F1: AaBb x AaBb

Tai dài : tai ngắn = 3 : 1, mặt khác tính trạng tai ngắn chỉ xuất hiện ở con đực Tính trạng hình dạng tai liên kết di truyền với giới tính X.

Quy ước: D: tai dài, d: tai ngắn.

giới cái 100% D-, giới đực: 1D- : 1dd

Nếu các gen PLDL và THTD thì F1 thu được tỉ lệ:

Giới cái thu được tỉ lệ kiểu hình: (9:7).1 = 9 : 7

Giới đực thu được tỉ lệ kiểu hình: (9:7).(1:1) = 9 : 9 : 7 : 7

Thỏa mãn kết quả đề bài.

Vậy các gen PLDL và THTD F1: AaBbXDY x AaBbXDY

Chuột đực F1 lai phân tích:

= (1 lông xoăn : 3 lông thẳng).(1 tai dài : tai thẳng)

= 1 lông xoăn, tai dài : 3 lông thẳng, tai dài : 1 lông xoăn, tai ngắn : 3 lông thẳng, tai ngắn.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen B quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua, alen D quy định quả chín sớm là trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chín muộn. Cho cây quả tròn, ngọt, chín sớm (P) tự thụ được F1 gồm 585 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 196 cây quả tròn, chua, chín muộn; 195 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 65 cây quả dài, chua, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, kiểu gen nào sau đây phù hợp với cây ở P?

Xem đáp án

Đáp án C

F1 gồm 585 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 196 cây quả tròn, chua, chín muộn; 195 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 65 cây quả dài, chua chín muộn F1 9 cây quả tròn, ngọt, chín sớm, 3 cây quả tròn, chua, chín muộn; 3 cây quả dài, ngọt, chín sớm, 1 cây quả dài, chua chín muộn.

Nhận xét: Quả tròn luôn đi cùng chín sớm, quả chua luôn đi cùng chín muộnA và D di truyền cùng nhau, a và d luôn di truyền cùng nhau P: BbADad


Câu 35:

Tính trạng gen nằm ngoài nhân quy định có đặc điểm gì?

(1) Kết quả lai thuận có thể khác lai nghịch.

(2) Di truyền chéo.

(3) Biểu hiện không đồng đều ở 2 giới.

(4) Biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.

Xem đáp án

Đáp án B

(2) Sai vì di truyền chéo do gen trên NST giới tính X.

(3) Sai vì tính trạng do gen ngoài nhân quy định không có sự phân hóa theo giới.

(1) Đúng vì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau, trong đó đời con có kiểu hình giống mẹ.

(4) Đúng.    


Bắt đầu thi ngay