Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P8)
-
6678 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào?
Chọn đáp án C.
Sinh vật đầu tiên chuyển từ dưới nước lên cạn là nhện, thuộc vào kỉ Silua.
Câu 2:
Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là
Chọn đáp án B.
Giải thích đúng nhất là: B
Người và tinh tinh có chung tổ tiên cách đây vài triệu năm, sau đó xảy ra sự tiến hóa phân li thành 2 loài khác nhau.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)
Chọn đáp án A.
Phát biểu không đúng là: A
Điều kiện địa lý chỉ là yếu tố thuận lợi, giúp cho việc thể hiện sự ưu thế của kiểu hình thích nghi thể hiện ra.
Còn những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do các đột biến gen gây nên.
Câu 4:
Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:
1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc
2. Sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do xuất hiện đột biến kháng thuốc từ trước khi phun thuốc
3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được
Có bao nhiêu giải thích đúng trong số các giải thích trên:
Chọn đáp án B.
Các giải thích đúng là: 2, 3.
Câu 5:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau đây:
1 – Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
2 – Áp lực chọn lọc tự nhiên
3 – Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 – Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 – Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
Chọn đáp án D.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: 1, 2, 3, 5
4 sai, nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít chỉ là 1 nhân tố trong áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Câu 6:
Năm 1952, S.Milơ (S.Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
Chọn đáp án A
- Phương án A đúng, kết quả thí nghiệm chứng minh các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
- Phương án B sai, các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
- Phương án C sai, các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp hóa học.
- Phương án D sai vì:
+ Trái Đất ngày nay khác hẳn với khi nó mới được hình thành. Khí quyển của Trái Đất trước kia không có oxi nên các chất hữu cơ được tạo ra cũng không bị oxi hóa.
+ Ngày nay, nếu các chất hữu cơ có được tạo ra bằng con đường hóa học ở đâu đó trên Trái Đất thì nó cũng nhanh chóng bị oxi hóa và bị các sinh vật phân hủy mà không thể lặp lại quá trình tiến hóa hóa học như trước đây à ngày nay các chất hữu cơ được tổng hợp chủ yếu bằng con đường sinh học trong tế bào sống.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?
Chọn đáp án A
- Phương án B đúng, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thế trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.
- Phương án C, D đúng.
- Phương án A sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số.
Câu 8:
Một nhóm người trong một quần thể người đã di cư đến một hòn đảo và lập thành một quần thể người mới có tần số alen về nhóm máu khác biệt so với quần thể gốc ban đầu. Đây là ví dụ về kết quả của nhân tố tiến hóa
Chọn đáp án D
Đây là ví dụ về kết quả của nhân tố tiến hóa di nhập gen.
Câu 10:
Khẳng định nào sau đây về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là đúng?
Chọn đáp án A
Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành loài mới, hay quần thể mới cách ly sinh sản với quần thể cũ.
Lưu ý:
|
Tiến hóa nhỏ |
Khái niệm |
Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể hình thành nên loài mới. Tiến hóa nhỏ chấm dứt khi loài mới được hình thành. |
Thời gian |
Diễn ra trong một thời gian ngắn |
Quy mô |
Diễn ra trong quy mô hẹp |
Nghiên cứu |
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm |
Ý nghĩa |
Là trọng tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp |
Nội dung chính |
Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát sinh đột biến, phát tán và tổ hợp đột biến thông qua giao phối, chọn lọc các biến dị có lợi, cách ly sinh sản giữa quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc. |
Câu 12:
Sự kiện nào sau đây không xuất hiện ở đại Cổ sinh?
Chọn đáp án B
Chim và thú phát sinh ở đại trung sinhPhát biểu không đúng là B.
Câu 13:
Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau:
Thế hệ |
AA |
Aa |
Aa |
P |
0,35 |
0,5 |
0,15 |
F1 |
0,475 |
0,25 |
0,275 |
F2 |
0,5375 |
0,125 |
0,3375 |
F3 |
0,56875 |
0,0625 |
0,36875 |
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Chọn đáp án A
Ta thấy tỉ lệ đồng hợp ngày càng tăng, dị hợp ngày càng giảm, và tỉ lệ tăng của đồng hợp lặn và đồng hợp trội là như nhau.
Quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14:
Quan điểm nào sau đây là quan điểm trong thuyết tiến hóa của Dacuyn?
Chọn đáp án D
Quan điểm trong học thuyết tiến hóa của Dacuyn là; biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu của CLTN.
Câu 15:
Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Trực tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Không có khả năng tạo ra một đặc điểm mới cho quần thể.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể.
(4) Có thể tác động ngay cả khi môi trường sống ổn định qua nhiều thế hệ.
(5) Có thể làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể tương đối nhanh.
(6) Có thể hình thành nhiều đặc điểm thích nghi khác nhau trong cùng quần thể.
Có bao nhiêu thông tin đúng về chọn lọc tự nhiên?
Đáp án : D
Giải thích :
(1) sai vì CLTN gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) đúng, vì CLTN chỉ chọn lại những một đặc điểm sẵn có trong quần thể.
(3) đúng, CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể vì đột biến trội biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp và dị hợp.
(4) đúng, khi môi trường sống ổn định qua nhiều thế hệ, CLTN vẫn tác động để củng cố những đặc điểm thích nghi sẵn có.
(5) đúng, CLTN có thể làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể tương đối nhanh.
(6) đúng, nếu môi trường sống không đồng nhất, CLTN có thể hình thành nhiều đặc điểm thích nghi khác nhau trong cùng quần thể.
Câu 16:
Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dacuyn và quan niệm hiện đại là:
Đáp án B.
Ý A sai vì: Dacuyn chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.
Ý C sai vì: Dacuyn cho rằng đối tượng của CLTN là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.
Ý D sai.
Câu 17:
Tiến hóa lớn là quá trình:
Đáp án D.
Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua thời gian địa chất lâu dài làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, ...
- Cây phát sinh chủng loại: sơ đồ mô tả mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Một số chiều hướng tiến hoá lớn
+ Các loài sinh vật đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giói vô cùng đa dạng do sự tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành loài.
+ Một số nhóm sinh vật đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 18:
Cơ quan tương tự là những cơ quan:
Đáp án B.
Cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Câu 19:
Ở sinh vật luỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì:
Đáp án A
Alen trội luôn được biểu hiện ra kiểu hình cho dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp —> chúng sẽ bị chọn lọc tự nhiên tác động và loại bỏ ngay sau 1 thế hệ. Còn alen lặn có thể tồn tại bên cạnh alen trội ở trạng thái dị hợp —> không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nên các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn
Câu 20:
Cho một số hiện tượng như sau:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
Đáp án C.
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: cá thể của 2 loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về số lượng, hình thái NST... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ —> 1 đúng.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai —> 3 đúng.
Các loại ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau —> đây là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
Câu 21:
Phát biểu nào dưới đây về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học là không đúng?
Chọn đáp án D
Trong các phát biểu trên phát biểu D sai
- Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất (được hình thành các đây khoảng 4,5 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí CO2, NH3, và rất ít khí nitơ… Khí ôxi chưa có trong khí quyển nguyên thủy.
- Dưới tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên, các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C, H rồi đến các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O và 4 nguyên tố C, H, O, N.
- Sự hình thành các chất hữu cỡ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi Standley Miller (1953).
Câu 22:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
F1 |
0,49 |
0,42 |
0,09 |
F2 |
0,49 |
0,42 |
0,09 |
F3 |
0,21 |
0,38 |
0,41 |
F4 |
0,25 |
0,30 |
0,45 |
F5 |
0,28 |
0,24 |
0,48 |
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Chọn đáp án A
Cách li sau hợp tử là dạng cách li xảy ra sau khi hợp tử đã được hình thành.
(1) là cách li nơi ở thuộc dạng cách li trước hợp tử.
(2) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai không phát triển được.
(3) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai không có khả năng sinh sản.
(4) là cách li mùa vụ thuộc dạng cách li trước hợp tử.
(5) là dạng cách li trước hợp tử vì chưa xảy ra quá trình thụ tinh.
(6) là cách li sau hợp tử vì đã hình thành con lai nhưng con lai có sức sống và khả năng sinh sản kém.
Vậy có 3 đáp án: 2, 3, 6 thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử.
Câu 23:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ | Kiểu gen AA | Kiểu gen Aa | Kiểu gen aa |
F1 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F2 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F3 | 0,21 | 0,38 | 0,41 |
F4 | 0,25 | 0,30 | 0,45 |
F5 | 0,28 | 0,24 | 0,48 |
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án : A
Giải thích :
Từ F2 sang F3, tần số alen và thành phần kiểu gen bị biến đổi một cách đột ngột do tác động của yếu tố ngẫu nhiên
F3, F4, F5 : tỉ lệ kiểu gen Aa liên tục giảm do giao phối không ngẫu nhiên