Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải

Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải

Bài tập Ứng dụng di truyền học (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P5)

  • 3835 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là ligaza.


Câu 3:

Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDd thành 6 phôi và 6 phôi này phát triển thành 6 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen

Xem đáp án

Đáp án C

Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDd thành 6 phôi và 6 phôi này phát triển thành 6 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen giống nhau và giống phôi ban đầu.


Câu 4:

Chủng vi khuần E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ:

Xem đáp án

Đáp án A

Chủng vi khuần E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ công nghệ gen.


Câu 5:

Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật sinh sản hữu tính rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Các cây này

Xem đáp án

Đáp án B

Các cây được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô có kiểu gen trong nhân hoàn toàn giống nhau


Câu 7:

Giai đoạn nào dưới đây không thuộc kĩ thuật chuyển gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Giai đoạn D không thuộc kỹ thuật chuyển gen, KT chuyển gen không thao tác trên NST.


Câu 8:

Enzim dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen là

Xem đáp án

Đáp án B

Enzyme restrictaza dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen.


Câu 12:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Tạo giống lúa gạo vàng (công nghệ gen)

+ Tạo chuột bạch mang gen của chuột cống (công nghệ gen)

+ Tạo dâu tằm tam bội (đột biến đa bội thể)


Câu 13:

Người ta có thể tạo ra được giống cây trồng thuần chủng từ những cá thể chưa thuần chủng bằng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Người ta có thể tạo ra được giống cây trồng thuần chủng từ những cá thể chưa thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

Các phương pháp còn lại không phù hợp


Câu 14:

Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: Cá thể thứ nhất có kiểu gen là AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu không đúng là

(1). Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

(2). Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thể thu được dòng thuần chủng

(3). Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdMmEe.

(4). Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen

Xem đáp án

Đáp án B

Xét các phát biểu

(1) đúng

Cá thể thứ nhất tạo tối đa 4 loại giao tử → khi nuôi cấy tạo tối đa 4 dòng thuần

Cá thể thứ hai tạo tối đa 8 loại giao tử → khi nuôi cấy tạo tối đa 8 dòng thuần

Vậy có tất cả 12 dòng thuần

(2) đúng, nuôi cấy mô tạo các cơ thể có kiểu gen giống cá thể ban đầu

(3) sai, nếu dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào có kiểu gen : AabbDdHhMmEe

(4) đúng ,nếu kết hợp lai xa và đa bội hoá sẽ thu được tối đa 4×8=32 dòng thuần về tất cả các cặp gen


Câu 15:

Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là

Xem đáp án

Đáp án C

Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là: kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp


Câu 16:

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

Xem đáp án

Đáp án C

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là lai giữa các giống

A,C không tạo biến dị tổ hợp

B: không áp dụng ở động vật


Câu 17:

Khi nói về công nghệ gen phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai về công nghệ gen là: B, để tạo sinh vật biến đổi gen thì người ta chuyển gen vào hợp tử


Câu 18:

Trong kĩ thuật chuyển gen, để gắn gen cần chuyển vào thể truyền, enzim thường được sử dụng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong kĩ thuật chuyển gen, để gắn gen cần chuyển vào thể truyền, enzim thường được sử dụng là ligaza.

B: enzyme cắt giới hạn

C,D: enzyme tổng hợp mạch polinucleotit mới


Câu 19:

Loại enzim nào sao đây thường được dùng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Restrictaza (enzyme cắt giới hạn) và ligaza (enzyme nối) thường được dùng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp


Câu 20:

Một nhà nghiên cứu tiến hành thụ phấn giữa hạt phấn của một loài thực vật A (2n = 14) với noãn của một loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau.

Từ các thí nghiệm trên, một số nhận xét được rút ra như sau:

I. Thí nghiệm của nhà nghiên cứu trên không thành công là do cơ chế cách li trước hợp tử.

II. Cây C được hình thành là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.

III. Cây C không có khả năng sinh sản hữu tính.

IV. Cây C mang các đặc điểm của hai loài A và B.

Số nhận xét chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

Loài C có 14 cặp NST tương đồng khác nhau → gồm cả bộ NST của 2 loài A,B có thể được hình thành do 2 tế bào của 2 loài dung hợp với nhau.

Cây A: 2nA; cây B: 2nB; cây C: 2nA + 2nB

I đúng.

II sai, phép lai xa thất bại.

III sai, cây C có khả năng sinh sản hữu tính bình thường,

IV đúng, vì có bộ NST của cả 2 loài.


Câu 21:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd, sau đó lưỡng bội hóa thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?

Xem đáp án

Đáp án C

Số loại hạt phân của cây AaBbDd là 8 → khi lưỡng bội hoá thu được tối đa 8 dòng thuần.


Câu 23:

Khi nói về công nghệ tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, nếu 2 tế bào này không thuần chủng thì giống mới cũng không thuần chủng

C sai, các hạt phấn có kiểu gen khác nhau nên không tạo các cá thể có cùng kiểu gen

D sai, nuôi cấy mô tế bào không tạo ra giống mới


Câu 24:

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai là D, nuôi cấy mô tạo ra các cơ thể có kiểu gen giống nhau, biến dị tổ hợp được tạo thông qua sinh sản hữu tính


Câu 25:

Trong kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit, gen của tế bào cho được gắn vào plasmit tạo thành ADN tái tố hợp nhờ hoạt động của enzyme

Xem đáp án

Đáp án B

Gen của tế bào cho được gắn vào plasmit tạo thành ADN tái tố hợp nhờ hoạt động của enzyme ligaza


Câu 26:

Loại tế bào nào sau đây được gọi là tế bào trần?

Xem đáp án

Đáp án B

Tế bào thực vật bị loại bỏ thành xenlulozơ được coi là tế bào trần


Câu 27:

Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E. coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen đó trong tế bào vi khuẩn, người ta có thể lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì gen bình thường của người

Xem đáp án

Đáp án D

Vì hệ gen người là gen phân mảnh (có vùng mã hóa không liên tục).


Câu 28:

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tê bào?

Xem đáp án

Đáp án D

Cừu Đôly là ứng dụng của công nghệ tế bào

A: gây đột biến

B,C: công nghệ gen


Câu 29:

Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là

Xem đáp án

Đáp án D

Không dùng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu về di truyền người vì các vấn đề đạo đức, xã hội


Câu 30:

Những loại enzyme nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp ?

Xem đáp án

Đáp án B

Restrictase và ligase là 2 enzyme được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp


Câu 31:

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:

Xem đáp án

Đáp án C

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là: Ưu thế lai


Câu 32:

Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Thường sử dụng E.coli làm tế bào nhận vì chúng sinh sản rất nhanh


Câu 33:

Giả sử 1 cây ăn quả của 1 loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai là C, nếu nuôi hạt phấn rồi lưỡng bội hoá tạo ra cây thuần chủng


Câu 34:

Để tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Để tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen có thể sử dụng phương pháp C

A,B,D không tạo ra dòng thuần


Câu 35:

Trong kĩ thuật chuyển gen, phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng về kỹ thuật chuyển gen là C

A sai, thể truyền được sử dụng phổ biến là plasmid

B  sai, ADN tái tổ hợp được tạo ra nhờ sự kết hợp ADN của thể truyền và gen tế bào cho

D sai, có thể tế bào nhận không nhận được hoặc nhận đc nhiều hơn


Câu 36:

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai


Câu 37:

Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo, kết quả có thể mọc thành

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo, kết quả có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội


Câu 38:

Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen 


Câu 39:

Phương pháp nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án A

A không phải công nghệ tế bào, đây là công nghệ gen


Câu 40:

Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

Xem đáp án

Đáp án C

Để tạo ra động vật chuyển gen người ta đã tiến hành: lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cá


Câu 41:

Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học được áp dụng cho chọn giống VSV, vì chúng dễ phát sinh biến dị, sinh sản nhanh…


Câu 42:

Nếu tách nguyên vẹn một gen của người rồi gắn vào plasmit của vi khuẩn E.coli sau đó đưa ADN tái tổ hợp này vào trong tế bào E.coli thì người ta sẽ nhận được kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen của người là gen phân mảnh, các đoạn Intron (không mã hóa) xen kẽ với Exon (mã hóa) còn của vi khuẩn là gen không phân mảnh, vùng mã hóa liên tục.

Phiên mã ở người có giai đoạn cắt bỏ các đoạn không mã hóa aa trong mARN sơ khai thành mARN trưởng thành → mARN tham gia phiên mã → protein thực hiện  chức năng

Phiên mã ở sinh vật nhân sơ → mARN trưc tiếp tham gia dịch mã → protein thực hiện  chức năng

Do đặc điểm hệ gen người và gen của vi khuẩn khác nhau nên → cơ chế di truyền của ở người khác nhau

Nếu đưa gen người vào vi khuẩn → mARN của gen mã hóa không được cắt bỏ các đoạn không mã hóa  → protein được tạo ra có cấu trúc và chức năng khác thường


Câu 43:

Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp?

Xem đáp án

Đáp án D

Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp lai tế bào


Câu 46:

Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được, người ta sử dụng phương pháp nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được, người ta sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần


Câu 47:

Enzim sử dụng để cắt đoạn ADN từ tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp là

Xem đáp án

Đáp án D

Enzim sử dụng để cắt đoạn ADN từ tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp là restrictaza


Bắt đầu thi ngay