Chủ nhật, 15/12/2024
IMG-LOGO

Bộ đề thi minh họa môn Vật lí THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 16)

  • 3184 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong hệ SI, đơn vị cường độ điện trường là

Xem đáp án

Phương pháp 

Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: U=E.dE=Ud

Lời giải:

Cường độ điện trường có đơn vị là Vôn/met (V/m).

Chọn A.


Câu 2:

Mắc điện trở R=2Ω vào hai cực của nguồn điện không đổi có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r=1Ω. Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài có giá trị

Xem đáp án

Phương pháp: Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: I=ER+r

Công suất tiêu thụ mạch ngoài: P=I2.R=E2R+r2.R

Lời giải: 

Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài: P=I2.R=E2R+r2.R=622+12.2=8W

Chọn D.


Câu 3:

Trong truyền thanh vô tuyến, sóng mang đã được biến điệu là

Xem đáp án

Phương pháp:

* Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:

1. Micrô thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

2. Mạch phát sóng điện từ cao tần: tạo ra dao động cao tần (sóng mang)

3. Mạch biến điệu: trộn sóng âm tần với sóng mang

4. Mạch khuếch đại: tăng công suất (cường độ) của cao tần

5. Anten: phát sóng ra không gian. 

Lời giải:

Trong truyền thanh vô tuyến, sóng mang đã được biến điệu là sóng vô tuyến cao tần mang thông tin âm tần.

Chọn D.


Câu 4:

Gọi e là điện tích nguyên tố. Hạt nhân ZAX

Xem đáp án

Phương pháp:

Hạt nhân ZAX có proton và (A - Z) notron.

Lời giải:

Hạt nhân Xmang điện tích +Ze. 

Chọn A.


Câu 5:

Dòng điện xoay chiều có biểu thức i=22cos200πtA. Cường độ dòng điện hiệu dụng là 

Xem đáp án

Phương pháp: Biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều i=I2.cosωt+φ

Trong đó: I là cường độ dòng điện hiệu dụng.

Lời giải:

Dòng điện xoay chiều có biểu thức i=22cos200πtA

Cường độ dòng điện hiệu dụng là: I = 2A.

Chọn B.


Câu 6:

Trên một sợi dây đang có sóng dừng, khoảng cách ngắn nhất giữa nút sóng và bụng sóng là 4 cm. Sóng trên dây có bước sóng là

Xem đáp án

Phương pháp: Khoảng cách giữa hai bụng sóng hoặc 2 nút sóng liên tiếp là λ2

Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp trong sóng dừng là λ4

Lời giải:

Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp trong sóng dừng là: 

λ4=4cmλ=4.4=16cm.

 

Chọn B.


Câu 7:

So với tia hồng ngoại, tia tử ngoại có cùng bản chất là bức xạ điện từ nhưng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng thang sóng điện từ và công thức tính bước sóng: f=cvf~1λ 

Lời giải:

Sử dụng thang sóng điện từ chiều mũi tên là chiều bước sóng tăng dần. 

Tia tử ngoại và tia hồng ngoại có cùng bản chất là sóng điện từ những tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn nên tần số của tia tử ngoại lớn hơn tia hồng ngoại. 

Chọn A.


Câu 8:

Một trong những đặc trưng vật lí của âm là

Xem đáp án

Phương pháp:

Các đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị ghi dao động âm.

Các đặc trưng sinh lý của âm là: Độ cao, đô to, âm sắc.

Lời giải: 

Các đặc trưng vật lý của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị ghi dao động âm. 

 Cường độ âm là một trong các đặc trưng vật lý của âm.

Chọn D.


Câu 9:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=Acosωt+φ, biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm là 
Xem đáp án

Phương pháp:

Phương trình dao động và phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa là:

x=Acosωt+φv=x'=ωA.sinωt+φ=ωA.cosωt+φ+π2

 

 

Lời giải:

Phương trình dao động và phương trình vận tốc của vật dao động điều hòa là:

x=Acosωt+φv=x'=ωA.sinωt+φ=ωA.cosωt+φ+π2

 

 

Chọn D.

Câu 10:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=6cos4πt+π3cm. Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Phương pháp:

Phương trình dao động điều hòa: x=A.cosωt+φ với A là biên độ dao động.

Lời giải: 

Phương trình dao động: x=6cos4πt+π3cm

Biên độ dao động là: A = 6 cm

Chọn A.


Câu 11:

Trong chân không có một bức xạ tử ngoại bước sóng λ và một bức xạ hồng ngoại bước sóng 4λ Bước sóng A có thể nhận giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng thang sóng điện từ 

Bức xạ tử ngoại có bước sóng λtn<380nm và bức xạ hồng ngoại có bước sóng λhn>760nm

Lời giải:

Bức xạ tử ngoại có bước sóng λtn<380nmvà bức xạ hồng ngoại có bước sóng λhn>760nm

Trong chân không có một bức xạ tử ngoại bước sóng λ và một bức xạ hồng ngoại bước sóng 4λ 

Chỉ có các đáp án A, B, C là có thể là bức xạ tử ngoại.

Thử với đáp án A: λ=100nm4λ=400nm<760nm

Thử với đáp án B: λ=300nm4λ=1200nm>760nmt/m

Thử với đáp án C: λ=150nm4λ=600nm<760nm

Vậy bước sóng λ=300nm thỏa mãn.

Chọn B.


Câu 12:

Cho phản ứng hạt nhân: 510B+X37Li+24He. Hạt X là

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số khối để viết phương trình phản ứng.

Lời giải: 

Sử dụng định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số khối để viết phương trình phản ứng.

510B+X37Li+24He510B+01n37Li+24HeX01n

Chọn A.


Câu 14:

Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E1 = -0,85 eV đến trạng thái dừng có mức năng lượng E2 = -3,4 eV thì

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng tiên đề Bo thứ 2 về sự phát xạ và hấp thụ photon:

+ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng En sang trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn Em thì nó phát ra một photon có năng lượng đúng bằng hiệu mức năng lượng En – Em.

+ Ngược lại, khi nguyên tử đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng Em mà nhận được một phô ton có năng lượng đúng bằng hiệu mức năng lượng En – Em thì nguyên tử chuyển sang trạng thái dừng có mức năng lượng cao hơn En.

Lời giải:

Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E1 = - 0,85eV đến trạng thái dừng có mức năng lượng E2 = - 3,4eV thì tức là nó chuyển từ mức năng lượng cao về mức năng lượng thấp, nguyên tử phát xạ một pho ton có năng lượng:

ε=E1E2=0,853,4=2,55eV

 

Vậy nguyên tử phát ra một phô ton có năng lượng 2,55 eV.

Chọn D.


Câu 15:

Dòng điện có cường độ i=32cos200tA chạy qua cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,1 H. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là
Xem đáp án

Phương pháp:

Cảm kháng: ZL=ωL

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần: UL=I.ZL

Lời giải:

Cảm kháng: ZL=ωL=200.0,1=20Ω

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây: UL=I.ZL=3.20=60V

Chọn D

Câu 16:

Nhận xét nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần? 

Xem đáp án

Phương pháp:

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần thoe thời gian, cơ năng của vật cũng giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dân là ma sát, ma sát càng lớn thì dao động tắt dân càng nhanh.

Lời giải: Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian, cơ năng của vật cũng giảm dần theo thời gian.

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần là ma sát, ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 

 Nhận xét tốc độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian là không đúng.

Chọn C.


Câu 17:

Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto. Khi rôto quay với tốc độ 375 vòng/phút thì tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50 Hz. Số cặp cực của roto bằng 

Xem đáp án

Phương pháp:

Công thức tính tần số của suất điện động cảm ứng do máy phát điện tạo ra là

Với p là số cặp cực, n (vòng/giây) là tốc độ quay của roto.

Lời giải:

Đổi 375 vòng/phút = 6,25 vòng/giây. 

Ta có: f=p.np=fn=506,25=8

Chọn A.


Câu 18:

Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là thiết bị sử dụng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành

Xem đáp án

Phương pháp:

Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là thiết bị sử dụng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong.

Lời giải:

Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là thiết bị sử dụng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Chọn B.


Câu 19:

Hình bên mô tả một thí nghiệm của nhà bác học Niu-Tơn - (1672). Đây là thí nghiệm về hiện tượng 
Hình bên mô tả một thí nghiệm của nhà bác học Niu-Tơn - (1672). (ảnh 1)
Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết bài “Tán sắc ánh sáng”

Lời giải:

Hình vẽ mô tả một thí nghiệm của nhà bác học Niu-Tơn (1672). Đây là thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Chọn A.


Câu 20:

Tác dụng của máy biến áp là

Xem đáp án

Phương pháp:

Máy biến áp là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.

Lời giải:

Máy biến áp có tác dụng biến đổi điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.

Chọn C.


Câu 21:

Sau một chu kì phóng xạ, số hạt nhân đã phân rã

Xem đáp án

Phương pháp:

Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là thời gian để lượng chất phóng xạ ban đầu chỉ còn một nửa.

Số hạt nhân còn lại: N=N0.2tT 

Số hạt nhân đã phân rã: ΔN=N0N=N0.12tT 

Lời giải:

Sau một chu kì phóng xạ:

     + Số hạt nhân còn lại: N=N0.2tT=N0.21=N02

     + Số hạt nhân đã phân rã: ΔN=N0N=N0.12tT=N02

Vậy sau một chu kì phóng xạ, số hạt nhân đã phân rã bằng số hạt nhân còn lại.

Chọn D.


Câu 23:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωtvào hai đầu điện trở thuần thì cường độ dòng điện có tần số góc là 
Xem đáp án

Phương pháp: 

Đối với mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần: u=U2cosωti=I2.cosωt

Lời giải:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωt vào hai đầu điện trở thuần thì cường độ dòng điện có tần số góc là ω (rad /s).

Chọn A.


Câu 24:

Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra đối với

Xem đáp án

Phương pháp:

Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài.

Lời giải:

Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra với kim loại.

Chọn B.


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây về sóng điện từ là sai?

Xem đáp án

Phương pháp:

Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường trong không gian theo thời gian.

Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ mang theo năng lượng. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.

Lời giải:

Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ mang theo năng lượng. 

 Nhận định sóng điện từ lan truyền trong chân không thì không mang năng lượng là sai.

Chọn D. 


Câu 26:

Cho con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 60 N/m, vật nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp lực kéo về đổi chiều là 0,4 s. Lấy π2=10. Giá trị của m là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Lực kéo về luôn hướng về VTCB: Fkv=kx

Lực kéo về đổi chiều khi vật qua vị trí cân bằng. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp lực kéo về đổi chiều là nửa chu kì. 

Tần số góc: ω=km=2πT

Lời giải:

Lực kéo về đổi chiều khi vật qua vị trí cân bằng. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp lực kéo về đổi chiều là nửa chu kì.

Vậy: T = 2.0,4 = 0,8s 

Ta có: ω=km=2πT=2π0,8=2,5πm=kω2=602,5π2=0,96kg

Chọn C.


Câu 27:

Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

Xem đáp án

Phương pháp:

+ Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định là: l=kλ2 

Trong đó: Số bụng = k; Số nút = k + 1.

+ Các điểm trong cùng một bó sóng thì dao động cùng pha, các điểm thuộc hai bó sóng liên tiếp thì dao động ngược pha.

Sử dụng hình vẽ.

Lời giải: 

Điều kiện sóng dừng trên dây với hai đầu cố định là l=kλ2 với sb=k,sn=k+1 

Các điểm đứng yên là các điểm nút nên tổng số nút trên dây là sn = 2 + 3 = 5 = k + l Þ k = 4

Suy ra 2=4.λ2λ=1m . Vậy tốc độ truyền sóng trên dây là v=λf=1.100=100m/s . Chọn A


Câu 28:

Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dạo động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1=4cos10t+π4cm x2=3cos10t3π4cm . Độ lớn vận tốc của vật này ở vị trí cân bằng là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Biên độ dao động tổng hợp là: A2=A12+A22+2A1A2.cosΔφ

Lời giải: 

x=x1+x2=4π4+33π4=1π4 

Suy ra x=cos10t+π4cmvmax=10cm/s . Chọn C.


Câu 29:

Cho đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảmL=2/πH, tụ điện C=104/πF và một điện trở thuần R. Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức là u=U0cos100πtVi=I0 cos(100πt-π4)A. Điện trở R có giá trị là:
Xem đáp án

Phương pháp: Áp dụng công thức tính góc lệch giữa u và i: tanφ=ZLZCR

Áp dụng định luật Ôm: I0=U0Z 

Lời giải:

Ta có: ZL=Lω=200Ω,ZC=1Cω=100Ω.

φu/i=π4tanπ4=ZLZCR100R=1R=100Ω. Chọn C.


Câu 30:

Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là

Xem đáp án

Phương pháp:

Áp dụng công thức thấu kính: 1d+1d'=1f

Lời giải:

+ Đối với thấu kính phân kì vật thật luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

+ Đối với thấu kính hội tụ vật thật đặt trong khoảng từ tiêu điểm đến thấu kính sẽ cho ảnh ảo lớn hơn vật. Do đó, thấu kính phải là thấu kính hội tụ.

+ Từ: d'=dfdfk=d'd=fdfk=+2d=15f=30cm Chọn D.

Chọn D


Câu 31:

Một con lắc lò xo có vật nặng 400 g dao động điều hòa. Vật thực hiện được 50 dao động trong thời gian 20 s. Lấy π2=10. Độ cứng của lò xo là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng công thức tính chu kì của con lắc đơn

Lời giải: 

Ta có :Τ=2050=0,4=2πmk=210.0,4kk=100 N/ m.

Chọn B.


Câu 33:

Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha với tần số 50 Hz. Trên mặt chất lỏng xảy ra hiện tượng giao thoa. Điểm M cách S1 và S2 lần lượt là 12 cm và 14 cm dao động với biên độ cực đại. Trong khoảng giữa M và đường trung trực của S1S2 còn có 1 vẫn cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là

Xem đáp án

Phương pháp:

Điều kiện có cực đại giao thoa trong giao thoa sóng hai nguồn cùng pha: d1Md2M=kλ;kZ 

Giữa M là đường trung trực có 1 dãy cực đại khác vậy tại M là cực đại bậc 2 (k = 2).

Tốc độ truyền sóng: v=λ.f

Lời giải:

Giữa M là đường trung trực có 1 dãy cực đại khác vậy tại M là cực đại bậc 2 (k = 2) 

d1Md2M=kλ1412=2λλ=1cm

Tốc độ truyền sóng: v=λ.f=1.50=50cm/s

Chọn A.


Câu 35:

Một con lắc đơn có chiều dài l=1 m được treo ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa tự do với biên độ góc bằng 50. Tốc độ cực đại của vật nhỏ là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tốc độ cực đại của con lắc đơn: v=lα0.ω=l.α0.gl=α0.g.l

Lời giải: 

Tốc độ cực đại của vật nhỏ là: v=lα0.ω=l.α0.gl=α0.g.l=503600.2π.10.1=0,276m/s

Chọn C.


Câu 36:

Một nguồn âm điểm phát âm đắng hướng trong môi trường không hấp thụ và phản xạ âm. Hai điểm A, B nằm trên cùng một hướng truyền âm. Biết mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 40 dB và 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm của đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính mức cường độ âm: L=10logII0

Cường độ âm tại một điểm cách nguồn âm khoảng r là: I=P4πr2I1I2=r22r12

Điểm M nằm giữa A và B thì: rM=rA+rB2

Lời giải: 

Cường độ âm tại một điểm cách nguồn âm khoảng r là I=P4πr2I1I2=r22r12

Ta có: LA=10logIAI0LB=10logIBIOLALB=10logIAIB20=10logIAIBIAIB=rB2rA2=102rB=10rA

Điểm M nằm giữa A và B: rM=rA+rB2=rA+10rA2=5,5rA

Vậy IAIM=rM2rA2=5,52IM=IA5,52 

Mức cường độ âm tại M là: LM=10logIMIo=10logIA5,52.IO=10logIAIO10log5,52=25,19dB

Vậy gần nhất với giá trị 25 dB.

Chọn C.


Câu 37:

Một sóng cơ truyền trên sợi dây dài, nằm ngang, dọc theo chiều dương của trục Ox với tốc độ truyền sóng là v và biên độ không đổi. Tại thời điểm t0=0, phần tử tại O bắt đầu dao động từ vị trí cân bằng theo chiều âm của trục Ou. Tại thời điểm t1 = 0,3 s hình ảnh của một đoạn dây như hình vẽ. Khi đó vận tốc dao động của phần tử tại D là vD=π8v và quãng đường phần tử E đã đi được là 24 cm. Biết khoảng cách cực đại giữa hai phần tử C, D là 5cm. Phương trình truyền sóng là 
Xem đáp án

Phương pháp: 

Thời điểm đầu tiên sóng bắt đầu từ 0 nên: uO=A.cosωt+π2cm

Sau thời gian t = 0,3s, sóng có dạng như hình vẽ, điểm O lại đang ở VTCB và chuyển động về biên âm nên: t=0,3s=nT

Dễ thấy từ 0 đến E là một bước sóng ứng với 6 ô li, nên sóng truyền từ 0 đến E mất thời gian 1 chu kì T. Vì vậy quãng đường mà E đi được trong thời gian trên là: S=n1.4A

Hai điểm C và D đều đang cách đỉnh sóng một khoảng nửa ô li nên biên độ của D là xD=32A và vận tốc của D lúc đó là vD=12vmax=12.ωA

Vận tốc sóng v=λ.f

Khoảng cách giữa vtcb của C và D ứng với 1 ô li, khoảng cách giữa C và D là: CD=d2+uCuD2

Lời giải: 

Thời điểm đầu tiên sóng bắt đầu từ O nên: uO=A.cosωt+π2cm

Sau thời gian t = 0,3s, sóng có dạng như hình vẽ, điểm O lại đang ở vtcb và chuyển động về biên âm nên: t=0,3s=nT

Dễ thấy từ O đến E là một bước sóng ứng với 6 ô li, nên sóng truyền từ O đến E mất thời gian 1 chu kì T. Vì vậy quãng đường mà E đi được trong thời gian trên là: S=n1.4A

Hai điểm C và D đều đang cách đỉnh sóng một khoảng nửa ô li nên biên độ của D là xD=32A và vận tốc của D lúc đó là: 

vD=12vmax=12ω.A12ωA=π8v=π8.λ.f=π8.λ.ω2πλ=8A

 

Ta có VTLG: 

Khoảng cách giữa VTCB của C và D ứng với 1 ô li tức là CD=λ6 và α=π3,

Khoảng cách giữa hai điểm C và D là: CD=d2+uCuD2

Khoảng cách giữa hai điểm C và D cực đại là 5 cm khi uCuD cực đại. 

Ta có: uCuD=A.cosωtπ3uCuDmax=A

 CD=d2+uCuD25=λ62+uCuD2=8A62+A2A=3cmλ=8A=24cm


Ta có: S=n1.4A=24n=3

Lại có: t=0,3s=3TT=0,1sω=2πT=20πrad/s

Vậy ta có phương trình truyền sóng là: 

u=3.cos20πt+π22πx24=3.cos20πt+π2πx12cm

 

Chọn C. 


Câu 39:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cosωt(U,ω là các hằng số dương) vào hai đầu mạch điện như hình vẽ. Đoạn AM chứa cuộn dây không thuần cảm, đoạn MB chứa tụ điện có điện dung C thay đổi được, các vôn kế lí tưởng. Khi C có giá trị để vôn kế V2 chỉ giá trị lớn nhất thì tổng số chỉ hai vôn kế là 36V. Khi C có giá trị để tổng số chỉ hai vôn kế lớn nhất thì tổng này là 243V. Giá trị của U bằng 

Xem đáp án

Phương pháp:

Khi C có giá trị để vôn kế V2 chỉ giá trị lớn nhất tức là UCmax thì tổng số chỉ hai vôn kế là:

ULR+UCmax=36V

Khi C có giá trị để tổng số chỉ hai vôn kế lớn nhất thì tổng này là URL+UCmax=243V

Sử dụng phương pháp giản đồ vecto: 

     + Khi UCmax thì ULR vuông pha với U 

     + Khi ULR+UCmax=36V thì ta có giản đồ URL=UC

Vì R và L không đổi nên góc giữa ULR và UC không đổi.

Lời giải:

Khi C có giá trị để vôn kế V2 chỉ giá trị lớn nhất tức là UCmax thì tổng số chỉ hai vôn kế là: ULR+UCmax=36V 

Khi UCmax thì ULR vuông pha với U 


Từ hình vẽ ta có: Đặt điện áp xoay chiều u=UV2cos(wt)(U,w là các hằng số dương) vào hai đầu mạch điện (ảnh 1)

 

Khi C có giá trị để tổng số chỉ hai vôn kế lớn nhất thì tổng này là: URL+UCmax=243V 

Khi URL+UCmax thì ta có giản đồ URL=UC=123V

Đặt điện áp xoay chiều u=UV2cos(wt)(U,w là các hằng số dương) vào hai đầu mạch điện (ảnh 2)

Ta có U2=UC2+URL22UC.URL.cosα

Vì R và L không đổi nên góc giữa URL và UCα không đổi.

Ta có: U2=UC2+URL22UC.URL.cosαUC236UC2=2123221232.36UCUC

UC=18VUC=24VU2=UC236UC2=0U2=UC236UC2=1232U=123V

 

 

Chọn C.


Câu 40:

Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định gắn chung tại điểm Q. Con lắc (I) nằm ngang trên mặt bàn nhẫn. Con lắc (II) treo thẳng đứng cạnh mép bàn như hình vẽ. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa tự do. Chọn mốc thế năng đàn hồi của mỗi con lắc tại các vị trí tương ứng của vật lúc lò xo có chiều dài tự nhiên. Thế năng đàn hồi các con lắc phụ thuộc thời gian theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình vẽ. Biết tại thời điểm t = 0, cả hai lò xo đều dãn và t2t1=π12s. Lấy g=10m/s2. Tại thời điểm t=π10s, khoảng cách hai vật dao động gần nhất với giá trị nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Công thức tính thế năng: Wt=12kx2

Tần số góc: ω=km=gΔl0

Sử dụng VTLG.

Lời giải: Ta có hình vẽ, chọn hệ quy chiếu như hình vẽ: 

Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định (ảnh 1)

Đồ thị thế năng đàn hồi của hai con lắc: 

Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định (ảnh 2)

Từ đồ thị ta thấy đường màu đỏ cho biết thế năng đàn hồi của con lắc lò xo nằm ngang. Thế năng cực đại ứng với 4 đơn vị: W1=12.k.A12

Đường màu xanh là thế năng đàn hồi của con lắc lò xo treo thẳng đứng. Vì tại vị trí cân bằng lò xo đã dãn một đoạn Δl0 nên tại vị trí lò xo dãn nhiều nhất, thế năng đàn hồi cực đại lớn nhất ứng với 9 đơn vị:

W2+=12.k.A+Δl02

Tại vị trí biến trên (biên âm) thì thế năng đàn hồi ứng với 1 đơn vị: W2=12.k.AΔl02

Ta có tỉ số: 

W2+W2=91=A2+Δl02A2Δl02A2+Δl0A2Δl0=3A2=2Δl0W2+W1=94=A2+Δl02A12A2+Δl0A1=323Δl0A1=32A1=2Δl0=A2.

 

 

Tại thời điểm ban đầu t = 0, ta thấy cả hai vật đều đang ở biên cương. Thời điểm t là thời điểm vật của lò xo treo thẳng đứng đi qua vị trí lò xo không dãn.

Ta có VTLG 

Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định (ảnh 3)

Thời gian từ t = 0 đến t1 là t1=T2ππ2+arcsinΔl0A2=T3

Thời điểm t2 là thời điểm vật của lò xo nằm ngang đi qua vị trí cân bằng lần thứ 2. Ta có VTLG: 

Hai con lắc lò xo cấu tạo giống nhau, có cùng chiều dài tự nhiên bằng 80 cm và đầu cố định (ảnh 4)

Thời gian từ t = 0 đến t2 là t2=34T

Khoảng thời gian t2t1=π1234TT3=512T=π12T=π5s

Tần số góc của hai con lắc là như nhau vì chúng đều dao động tự do và có cùng độ cứng, vật nặng cùng khối 

lượng: ω=km=gΔl0 

Vậy ta có: ω=2πT=2ππ5=10=gΔl0Δl0=0,1m=10cm

A1=A2=20cm

Sau thời gian t=t=π10s=T2 thì hai vật đều đang ở biên âm. 

Khoảng cách giữa hai vật lúc này là:

d=lA12+l+Δl0A22=80202+80+10202=92,2cm

 

Chọn D. 

 

 


Bắt đầu thi ngay