Hóa học và môi trường
-
5995 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
Hướng dẫn giải
Khi đốt bếp than trong điều kiện thiếu oxi Nồng độ CO vượt quá mức cho phép do ủ bếp than trong phòng kín gây ra nhiều vụ ngộ độc. Cụ thể là khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào, do đó gây tử vong cho con người.
Chọn đáp án D
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khí được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là
Hướng dẫn giải
(a) Đúng. Tỉ lệ và vai trò của các khí gây ra hiệu ứng nhà kính: CO2 47%; CFC 19%; CH4 15%; NO2 12%; O3 7% (theo SGK 12 – tr199).
(b) Đúng. Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2... Các khí này tác dụng với khí oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây sai?
Hướng dẫn giải
A. Đúng. Khi tan trong nước, 1 phần khí clo tác dụng nước tạo HClO là chất oxi hoá mạnh.
B. Đúng. Từ NH3 sản xuất ra hiđrazin N2H4 làm nguyên liệu cho tên lửa.
C. Đúng.
D. Sai. Sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, gây ra sự biến đổi khí hậu.
Chọn đáp án D
Câu 4:
Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
Chọn đáp án A
Dùng dung dịch NH3 vì NH3 là chất dễ bay hơi nên khả năng tiếp xúc với khí clo tốt hơn. Khử độc tốt hơn
Câu 5:
Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn phèn chua (K2SO4.A12(SO4)3.24H2O). Vì sao phải thêm phèn chua vào nước?
Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+.
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Hướng dẫn giải
(a) Đúng. Lưu huỳnh phản ứng với thuỷ ngân ngay ở điều kiện thường.
(b) Đúng. Những lượng lớn chất CFC thải vào không khí ở tầng đối lưu, chúng khuếch tán lên tầng bình lưu.
Một gốc clo tự do có thể phá huỷ hàng nghìn phân tử ozon trước khi nó hoá hợp thành chất khác.
(c) Đúng. Tỉ lệ và vai trò của các khí gây ra hiệu ứng nhà kính: CO2 47%; CFC 19%; CH4 15%; NO2 12%; O3 7% (theo SGK 12 – tr199).
(d) Đúng. Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2… Các khí này tác dụng với khí oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
Chọn đáp án C
Câu 7:
Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
Chọn đáp án D
Câu 8:
Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 9:
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô.
(b) bông có tẩm nước.
(c) bông có tẩm nước vôi.
(d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
Chọn đáp án B
Câu 10:
Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 11:
Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, nguời ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
Chọn đáp án D
Câu 12:
Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?
Chọn đáp án B
Câu 13:
Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Chọn đáp án B
Câu 14:
Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(2) Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật.
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:
Chọn đáp án A.
Theo SGK Hóa học 12 Cơ bản trang 200
Câu 15:
Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?
Chọn đáp án C.
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,.... Các khí này tác dụng với khí oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
Câu 16:
Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
Chọn đáp án A.
Dùng vôi tôi Ca(OH)2 (có tính kiềm) trung hòa axit có trong nọc kiến để giảm sưng tấy
Câu 17:
Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Cặn ấm đun nước thường là CaCO3 (có thể do nước sử dụng là nước cứng tạm thời, toàn phần,...). Dùng giấm ăn (có chứa axit yếu là axit axetic CH3COOH) để hòa tan cặn
Câu 18:
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
Chọn đáp án C.
Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào từng lọ đựng các dung dịch cần nhận biết.
+ Nếu xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. Mẫu thử đó là dung dịch FeCl3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa bị hòa tan dần cho đến hết. Mẫu thử là dung dịch AlCl3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa màu trắng không tan trong kiềm dư. Mẫu thử là dung dịch MgCl2.
+ Nếu không xảy ra hiện tượng gì. Mẫu thử là dung dịch NaCl
Câu 19:
Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl người ta có thể
Chọn đáp án B.
Theo tính chất của halogen, ta có thể dùng clo để đẩy các halogen có tính oxi hóa kém hơn ra khỏi muối của nó, tức là cho dung dịch hỗn hợp các muối tác dụng với dung dịch Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch, ta sẽ thu được NaCl tinh khiết
Câu 20:
Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các kim loại Al, Mg, Fe, Ag, Ba?
Chọn đáp án D.
Chia các kim loại cần nhận biết thành nhiều phần, mỗi thí nghiệm thực hiện với 1 phần:
- Cho H2SO4 loãng vào từng lọ chứa kim loại.
+ Nhận ra: Ag (không hiện tượng) và Ba (vừa có khí không màu thoát ra, vừa xuất hiện kết tủa trắng).
+ 3 kim loại Al, Mg, Fe (đều có khí không màu thoát ra).
- Cho tiếp Ba vào dung dịch H2SO4 loãng, lọc bỏ kết tủa, tiếp tục cho Ba vào và lọc bỏ kết tủa, lặp lại nhiều lần đến khi không còn xuất hiện kết tủa, thu lấy dung dịch nước lọc (chứa Ba(OH)2 được tạo thành sau khi H2SO4 hết. Ba tiếp tục tác dụng với H2O) cho vào dung dịch muối thu được ở trên từ 3 kim loại Al, Mg, Fe.
+ Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan. Mẫu thử là Al.
+ Xuất hiện kết tủa trắng, không tan. Mẫu thử là Mg.
+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh, để trong không khí chuyển thành kết tủa nâu đỏ. Mẫu thử là Fe
Câu 21:
Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170°C thì thu được khí C2H4 lẫn CO2 và SO2. Muốn thu được khí C2H4 tinh khiết có thể cho hỗn hợp khí trên lội từ từ qua một dung dịch sau: KMnO4, Ca(OH)2, Br2, NaOH. Số dung dịch có thể dùng để loại bỏ cả CO2 và SO2 là
Chọn đáp án B.
CO2, SO2 đều là oxit axit nên phản ứng dễ dàng với các dd kiềm, nên có thể dùng Ca(OH)2, NaOH để loại bỏ 2 khí này. Nếu dùng dung dịch KMnO4 hoặc nước Br2 thì không loại bỏ được khí CO2, và còn làm mất C2H4
Câu 22:
Chỉ dùng thêm cặp chất nào dưới đây để phân biệt được 4 chất rắn trắng, đựng trong 4 lọ mất nhãn là: NaCl; Na2CO3; CaCO3, BaSO4?
Chọn đáp án A.
Dùng H2O và CO2.
- Đầu tiên thêm H2O vào 4 lọ mất nhãn, khuấy đều và quan sát:
+ Thấy 2 chất tan là hai lọ đựng NaCl và Na2CO3.
+ 2 lọ đựng chất rắn còn lại không tan gồm CaCO3 và BaSO4, sục thêm CO2 vào thì CaCO3 tan còn BaSO4 không tan.
+ Sục CO2 đến dư vào lọ đựng CaCO3 trong nước, thu được dung dịch Ca(HCO3)2. Cho Ca(HCO3)2 vào 2 lọ chưa nhận biết được (đựng NaCl và Na2CO3), lọ nào xuất hiện kết tủa trắng là lọ đựng Na2CO3, lọ còn lại đựng NaCl.
Câu 23:
Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lý)?
Chọn đáp án B.
- Cho vào NaOH dư, Al bị hòa tan hết. Còn lại Fe và Cu tách ra.
+ Cho tiếp Fe và Cu cho vào HCl dư, Cu không phản ứng tách ra. Fe tạo FeCl2.
Cách nhanh nhất là điện phân dung dịch muối FeCl2 thu lấy Fe
Câu 24:
Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là
Chọn đáp án A.
CO là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Nồng độ CO vượt quá mức cho phép gây ngộ độc. Khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào, do đó gây tử vong cho con người
Câu 25:
Nguồn cung cấp nước tự nhiên (cho các nhà máy nước sinh hoạt) chứa sắt tồn tại chủ yếu ở dạng Fe(HCO3)2 ở pH khoảng 6 - 7. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Cho các phương pháp sau đây:
(1) Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm tiép xúc nhiều với không khí rồi lắng lọc.
(2) Cho nước vôi vào nước.
(3) Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm.
Để khử sắt trong nước đạt hiệu quả kinh tế nhất, người ta dùng những phương pháp nào?
Chọn đáp án C.
Cách 1, 3: Sắt trong nước ngầm dưới dạng muối sắt(II) sẽ bị oxi hoá thành các hợp chất sắt(III) không tan và được tách ra khỏi nước.
Cách 2: Tách ion sắt dưới dạng hiđroxit kết tủa
Câu 26:
Thời gian trước đây, theo kinh nghiệm thâm canh lúa nước, sau mỗi vụ mùa vụ, nhà nông thường hay đốt đồng (đốt gốc rạ còn lại trên đồng lúa sau thu hoạch). Theo cách thức canh tác đó, việc đồng giúp
Chọn đáp án B.
Trong tro thực vật chứa nhiều K2CO3. Khi đốt đồng sẽ cung cấp thêm cho cánh đồng ở mùa vụ sau một lượng kali dưới dạng K2CO3
Câu 27:
“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
Chọn đáp án A
Câu 28:
Để đề phòng bị nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
Chọn đáp án B
Câu 29:
Cách bảo quản thịt, cá bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
Chọn đáp án D.
Fomon độc. Loại đáp án A và B.
Phân đạm là 1 loại phân bón, chuyển hoá thành các chất độc hại nếu người ăn phải. Loại đáp án C.
Nước đá dùng để ướp lạnh. Nước đá khô là CO2 rắn, không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện lợi cho việc bảo quản thực phẩm