IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Top 4 Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án

Top 4 Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 có đáp án

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 1)

  • 3842 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị tính công suất?

Xem đáp án

Đáp án A

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P = A/t

Trong đó:

A là công thực hiện (J)

t là thời gian thực hiện công A (s)

P là công suất (W)

Đơn vị của công suất: W hoặc J/s, hoặc N.m/s

- Trong thực tế người ta còn dùng đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP)

1 HP = 736 W


Câu 2:

Một vật chuyển động không nhất thiết phải có

Xem đáp án

Đáp án D.

Một vật chuyển động không nhất thiết phải có thế năng. Ví dụ ta có thể chọn mốc thế năng ở mặt bàn, khi đó vật chuyển động trên mặt bàn có thế năng bằng 0.


Câu 4:

Một tên lửa đang chuyển động nếu khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa sẽ

Xem đáp án

 Đáp án B.

Ta có: v’ = 2v; m’ = m/2 nên Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 1)


Câu 5:

Một vật khối lượng 1,0kg có thế năng 1,02 J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2 . Khi đó, vật ở độ cao

Xem đáp án

Đáp án C.

Mốc thế năng tại mặt đất nên tại độ cao h vật có thế năng là: Wt = mgh

⇒ h = Wt/(mg) = 1,02/(1,0.10) = 1,02 m.


Câu 6:

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình vận chuyển động từ M đến N thì

Xem đáp án

Đáp án D.

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình vận chuyển động từ M đến N thì động năng giảm rồi tăng, thế năng tăng rồi giảm và cơ năng không đổi.


Câu 7:

Biểu thức phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt là

Xem đáp án

Đáp án A.

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

p = 1 / V hay p.V = hằng số

Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt viết cho hai trạng thái: p1V1=p2V2


Câu 8:

Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

Xem đáp án

Đáp án B.

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.


Câu 9:

Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit tông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15 lít, nhiệt độ 27°C và áp suất 2 atm. Khi pit tông nén khí đến thể tích 12 lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5 atm. Nhiệt độ của khí trong pit tông lúc này là

Xem đáp án

Đáp án B.

Ta có: Trạng thái đầu: V1= 15 lít; p1 = 2 atm; T1 = 27 + 273 = 300 K.

Trạng thái sau: V2 = 12 lít; p2= 3,5 atm; T2= ?

Áp dụng phương trình trang thái ta được:

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 1)

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 1)

Suy ra t2 = 420 – 273 = 147°C


Câu 10:

Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.

Xem đáp án

Đáp án B.

Gia tốc rơi trong các trường hợp luôn bằng nhau = g.

Công của trọng lực bằng nhau do công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng quỹ đạo, mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ điểm đầu và điểm cuối.

Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. Vì:Wđ1-Wđ2 = AP = mgz, không đổi trong các trường hợp

Wđ2 = 0,5m.v22 không thay đổi trong các trường hợp

→ Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.


Câu 11:

Nội năng của một vật là:

 

Xem đáp án

 Đáp án B.

- Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: U = f(T,V).


Câu 12:

 Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công (Q và A) thì biểu thức ΔU = A + Q phải thoả mãn

Xem đáp án

 Đáp án A.

Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ΔU = A + Q

Quy ước dấu:

ΔU > 0: nội năng tăng; ΔU < 0: nội năng giảm

A > 0: hệ nhận công; A < 0: hệ thực hiện công

Q > 0: hệ nhận nhiệt; Q < 0: hệ truyền nhiệt

Như vậy trong quá trình chất khí nhận nhiệt thì Q < 0 và sinh công A < 0.


Câu 13:

Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng áp?

Xem đáp án

Đáp án C.

- Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Ở đồ thị C thì V không đổi nên đây là quá trình đẳng tích.


Câu 14:

Biểu thức diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình là

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình thì thể tích không thay đổi, công của khí thực hiện = 0 nên ΔU = Q.


Câu 15:

Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

Xem đáp án

Đáp án B.

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.

Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.


Câu 17:

Công thức về sự nở khối của vật rắn là:

Xem đáp án

Đáp án A.

Công thức về sự nở khối của vật rắn là: V = V0[1 + β(t - t0)]

V là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t

V0là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t0

Δt = t - t0 là độ tăng nhiệt độ của vật rắn (K hoặc °C)

t là nhiệt độ sau; t0 là nhiệt độ đầu.


Câu 18:

Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí là

Xem đáp án

Đáp án D.

- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.

Đơn vị đo của a là g/m3

- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.

Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3


Câu 20:

Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì:

Xem đáp án

Đáp án D.

Thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng nên đồng giãn nở nhanh hơn. Mặt khác hai đầu thanh mỗi kim loại bị kẹp chặt nên băng kép sẽ bị cong sao cho chiều dài của đồng lớn hớn chiều dài của thép → băng kép cong lên trên.


Câu 21:

Phần II: Tự luận

 Một vận nặng 1kg rơi tự do từ độ cao h = 60m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.

a) Tính độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian 0,5 s kể từ khi thả vật.

b) Tìm vị trí tại đó động năng bằng thế năng.

Xem đáp án

a) Vận tốc của vật sau 0,5s: v = gt = 5m/s

Động lượng của vật sau 0,5s: p = mv = 5kg.m/s

Độ biến thiên động lượng của vật: Δp = p - p0 = 5kg.m/s

b) Chọn mốc thế năng tại mặt đất

Cơ năng ban đầu của vật: W1 = Wt1 = mgz1

Cơ năng tại vị trí động năng bằng thế năng:  

Áp dụng ĐLBT cơ năng: 


Bắt đầu thi ngay