Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 3)
-
3794 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I: Trắc nghiệm
Một vật khối lượng m ở độ cao so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, g là gia tốc rơi tự do. Thế năng trọng trường của vật là
Đáp án A.
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: = mgz
Câu 2:
Trên đồ thị (V,T), đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây:
Đáp án B.
Trong quá trình đẳng áp thì áp suất p không đổi → V / T = const, trên đồ thị (V, T) thì đường biểu diễn đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc O.
Câu 3:
Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?
Đáp án D.
Công suất: P = A/t → A = P.t → Đồ thị A - t là đường thẳng qua gốc O.
Câu 4:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?
Đáp án D.
kW.h là đơn vị đo công: A = P.t, P là công suất tính bằng kW, t là thời gian tính bằng h
N.m là đơn vị đo công. Vì A = F.s.cosα, F là lực, đơn vị N; s là quảng đường, đơn vị là m
kg. là đơn vị đo công.
Vì
(định lý biến thiên động năng), m là khối lượng tính bằng kg, v là vận tốc (m/s).
Câu 5:
Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?
Đáp án C.
Nếu lực không đổi F có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F được tính theo công thức: A = F.s.cosα.
→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
Câu 6:
Cơ năng của một hệ kín, không có lực cản là một đại lượng
Đáp án D.
Trong hệ kín và không có lực cản thì vật không chịu tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) →trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn
Câu 7:
Một ôtô A có khối lượng đang chuyển động với vận tốc đuổi theo một ôtô B có khối lượng chuyển động với vận tốc . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
Đáp án A.
Vận tốc của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
(ở đây O biểu thị cho đất)
→ Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
Câu 8:
Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:
Đáp án D.
Vì bóng va chạm vào tường rùi nảy trở lại với cùng vận tốc nên:
Δp = -0,3.5 – 0,3.5 = -3 kg.m/s.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?
Đáp án D.
Ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phần tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm hoàn toàn bộ thể tích bình chứa, không có hình dạng và thể tích xác định.
Câu 10:
Công thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?
Đáp án B.
Định luật Gay-Luyt-xắc: Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí:
(ở đây T tính bằng nhiệt độ Kenvin)
Mặt khác:
= T (K) – 273 → V ∼ ( + 273) ∼
Câu 11:
Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì
Đáp án D.
Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.
Câu 12:
Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và thực hiện công?
Đáp án B.
Nội năng của hệ: ΔU = A + Q
Nếu hệ nhận nhiệt (Q > 0) và thực hiện công (A < 0) thì ΔU = Q - |A| có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 hoặc = 0 → chưa đủ điều kiện để kết luận về nội của hệ sẽ tăng hay giảm.
Câu 13:
Đồ thị bên biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ΔU phải có giá trị như thế nào?
Đáp án A.
Ta thấy quá trình 1-2 trên đồ thị p-V là quá trình nén đẳng nhiệt.
→ Q = 0 và khí nhận công A > 0
→ ΔU = A + Q = A > 0
Câu 14:
Cho hai vật A và B tiếp xúc nhau. Nhiệt chỉ tự truyền từ A sang B khi
Đáp án B.
Nguyên lý II của nhiệt động lực học: không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai (hoặc động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành công cơ học).
Cách phát biểu của Clau-di-út: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
Câu 15:
Chất rắn được phân loại thành
Đáp án B.
Chất rắn được phân loại thành: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Câu 16:
Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
Đáp án C.
+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định. Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng. → C đúng
Câu 17:
Gọi: là chiều dài ở 0; l là chiều dài ở t; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l ở t là:
Đáp án A.
Độ nở dài Δl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu của vật đó:
+ Công thức tính độ nở dài: Δl = l – = α..Δt; Với là chiều dài ban đầu tại
+ Công thức tính chiều dài tại toC: l = .(1 + α.Δt)
Với α là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1.
Giá trị của α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
Nếu = 0 → Δt = t – = t – 0 = t → l = (1 + αt)
Câu 18:
Chọn đáp án đúng. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là
Đáp án A.
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Câu 19:
Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là
Đáp án C.
Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là đồng hồ bấm giây.
Câu 20:
Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:
Đáp án D.
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σl.
σ là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m.
Giá trị của σ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.
Câu 21:
Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
Đáp án C.
+ Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi.
+ Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi bão hòa tăng.
+ Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Câu 22:
Một phòng có kích thước V = 100 , ban đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 30 và có độ ẩm f = 60%, sau đó người ta dùng máy lạnh để hạ nhiệt độ trong phòng xuống còn 20oC. Muốn giảm độ ẩm không khí trong phòng xuống còn f’ = 40% thì phải cho ngưng tụ bao nhiêu gam nước. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 30và 20lần lượt là A = 30,3 g/ và A’ = 17,3 g/. Chọn đáp án đúng.
Đáp án A.
Lượng hơi nước chứa trong phòng ban đầu: m = a.V = f.A.V = 1818 g.
Lượng hơi nước chứa trong phòng lúc sau: m’ = f’.A’.V = 692 g.
→ Phải cho ngưng tụ một lượng hơi nước: Δm = m – m’ = 1126 g.
Câu 23:
Một ống nhỏ giọt mà đầu mút có đường kính 0,24mm có thể nhỏ giọt chất lỏng với độ chính xác đến 0,008g. Hệ số căng bề mặt của chất lỏng là:
Đáp án C.
Ống nhỏ giọt có độ chính xác đến 0,008g có nghĩa là một giọt chất lỏng nhỏ ra từ ống có khối lượng 0,008g. Nếu coi sức căng bề mặt bằng trọng lượng của giọt chất lỏng thì ta có:
Câu 24:
Một dây làm bằng thép có chiều dài 3m, đường kính tiết diện ngang 0,4mm. Biết thép có suất Yâng là E = 2.Pa. Treo vào dây một vật có khối lượng 4kg. Lấy g = 10m/ Độ biến dạng của dây lúc này là:
Đáp án: A
Độ cứng
Thay số:
→ Độ dãn:
Câu 25:
Phần II: Tự luận
Một sợi dây nhẹ không giãn, có chiều dài 1m, đầu trên cố định đầu dưới gắn vật khối lượng 100 g. Đưa vật đến vị trí sợi dây hợp với phương thẳng đứng góc 60 rồi thả nhẹ. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Lấy , bỏ qua ma sát.
a) Tính cơ năng của vật.
b) Tính vận tốc của vật tại vị trí cân bằng.
a. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật
Gọi A là vị trí thả vật, O là vị trí cân bằng của vật
= l(1 - ) = 0,5m
= mg
thay số được WA = 0,5J
b. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
= 0,5J
mà
thay số được
Câu 26:
Nung nóng khí trong bình kín từ nhiệt độ 27 và áp suất 2 atm. Bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình chứa. Khi nhiệt độ khí là 327, tính áp suất khí trong bình.
- Chỉ ra đây là quá trình đẳng tích
- Áp dụng định luật Sác – lơ:
Thay số được = 4atm.
Câu 27:
Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong xi lanh, khí truyền nhiệt lượng 40 J ra môi trường xung quanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.
- Áp dụng công thức ΔU = A + Q
- Suy ra: ΔU = 120 - 40 = 80J.
Câu 28:
a) Giải thích tại sao giữa đầu các thanh ray đường sắt phải có khe hở ?
b) Cho không khí ở 25 có độ ẩm tuyệt đối là 16,4 g/ và độ ẩm cực đại là 23,00 g/. Tính độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhiệt độ này.
c) Tính nhiệt lượng tối thiểu để làm tan chảy hoàn toàn 1kg nước đá từ nhiệt đô -10. Cho nước đá có nhiệt dung riêng là 4180 J/(kg.K), nhiệt nóng chảy là 0, nhiệt nóng chảy riêng là 3,33. J/kg.
a.
- Khi nhiệt độ môi trường tăng, chiều dài của các thanh ray tăng.
- Do vậy ở giữa đầu các thanh ray đường sắt phải có khe hở để đường ray không bị cong lên
b.
– Áp dụng: độ ẩm tỉ đối:
Thay số được
c.
- Nhiệt lượng tối thiểu để làm nhiệt độ nước đá tăng từ = 10 lên 0 là = m.c.Δt
Thay số được = 1.4180.(0 - (-10)) = 41800J.
- Nhiệt độ nóng chảy là = λm = 333000J.
Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết là: Q =