IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 100 câu trắc nghiệm Động lực học chất điểm nâng cao

100 câu trắc nghiệm Động lực học chất điểm nâng cao

100 câu trắc nghiệm Động lực học chất điểm nâng cao (P5)

  • 10235 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vật xuất phát từ trạng thái nghỉ:

vo = 0

Biểu thức tính quãng đường:

s = 0,5.at2

Trong 0,5s vật đi được 80 cm = 0,8 m, ta có:

0,8 = 0,5.a.0, 52

→ a = 6,4 m/s2

Hợp lực tác dụng lên vật:

F = ma = 2.6,4 = 12,8N.


Câu 2:

Một ôtô đang chạy với tốc độ 60km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50m thì dừng lại. Hỏi nếu ôtô chạy với tốc độ 120km/h thì quãng đường từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu ?. Giả sử lực hãm trong 2 trường hợp là như nhau.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đổi :

60 km/h = 50/3 m/s

120 km/h = 100/3 m/s

Lực hãm trong 2 trường hợp là như nhau

→ ôtô trong 2 trường hợp thu được gia tốc hãm là như nhau.

Áp dụng công thức:

v2 - vo2 = 2aS, khi dừng lại thì v = 0:

TH1:

02 – (50/3)2 = 2.a.50

→ a = -25/9 m/s2

TH2:

02 – (100/3)2 = 2.(-25/9).S

 → S = 200 m.


Câu 3:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Áp dụng F = k.∆ℓ

TH1: 5 = k.(0,24 – 0,2)

→ k = 125 N/m

TH2: 10 = 125(ℓ - 0,2)

→ ℓ = 0,28 m = 28 cm.


Câu 4:

Lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0N để nén lò xo. Khi ấy chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Lò xo bị nén lại nên ℓo > ℓ

Áp dụng:

F = k∆ℓ = k(ℓo - ℓ)

→ 1 = 40(0,1 - ℓ)

→ ℓ = 0,075 m = 7,5 cm.


Câu 5:

Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2,0s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

a = F/m => a = 1/ 2 = 0,5 m/s2

Vật ban đầu đứng yên nên vo = 0

Phương trình quãng đường vật đi được:

s = 0,5.at2 = 0,25t2

→ S2s = 0,25.22 = 1 m.


Câu 6:

Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau sẽ xảy ra ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vật ném ngang được tách thành 2 chuyển động: chuyển động đều theo phương ngang với vận tốc vo và chuyển động rơi tự do với gia tốc g theo phương thẳng đứng. Do vậy ở cùng một độ cao, không phụ thuộc vào kích thước và khối lượng; vật ném ngang và vật rơi tự do chạm sàn cùng một lúc.


Câu 7:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm và có độ cứng 75N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Độ dãn cực đại của lò xo là:

 Δlmax = lmax – l0 = 30 – 20 = 10 cm

Lực đàn hồi cực đại của lò xo:

Fmax­ = k.Δlmax = 75.0,1 = 7,5 N.


Câu 12:

Từ độ cao 7,5m người ta ném một quả cầu với vận tốc ban đầu 10m/s, ném xiên góc 450 so với phương ngang. Vật chạm đất tại vị trí cách vị trí ban đầu:

Xem đáp án

Đáp án B

Chọn hệ trục như hình. Gốc thời gian là lúc ném vật.

Ta có:

Khi vật chạm đất thì:

Tầm xa mà vật đạt được là:


Câu 14:

Em bé ngồi trên sàn nhà ném một viên bi lên bàn cao 1m với vận tốc v0 = 210m/s. Để hòn bi có thể rơi xuống mặt bàn ở B cách xa mép bàn A nhất thì vec-tơ vận tốc v0 phải nghiêng với phương ngang một góc α bằng bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án: C

Để viên bi có thể rơi xa mép bàn A nhất thì quỹ đạo của viên bi phải sát A.

Gọi vận tốc viên bi tại A là v m/s.

Tầm bay xa của vật là: AB = v2. sin 2α1g
 
là góc hợp bởi AB và vận tốc tại A).

Do theo phương Ox viên bi chuyển động đều nên các vận tốc thành phần bằng nhau:

Lại có:


Câu 15:

Một hòn đá ném từ độ cao 2,1m so với mặt đất với góc ném 45o so với mặt phẳng nằm ngang. Hòn đá rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 42m. Tìm vận tốc của hòn đá khi ném ?

Xem đáp án

Đáp án: A

Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, Ox nằm ngang, Oy hướng thẳng đứng lên trên. Gốc thời gian là lúc ném hòn đá.

t là thời gian hòn đá chuyển động.

Ta có:

Khi chạm đất thì:


Câu 16:

Một hòn đá khối lượng 500g được treo vào một điểm cố định bằng một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể dài 2m. Quay dây sao cho hòn đá chuyển động trong mặt phẵng nằm ngang và thực hiện được 30 vòng trong một phút. Lấy g = 9,8m/s2. Tính góc nghiêng của dây so với phương thẳng đứng và sức căng của sợi dây.

Xem đáp án

Đáp án: A

Ta có:

Chiếu lên phương ngang, chiều dương hướng về tâm của quỹ đạo:

Fht = mw2r = mw2lsina = Tsina 

    → mw2l = T  (1)

 Ở đây w = 30 vòng/ph = 0,5 vòng/s = p rad/s.

Chiếu lên phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống:

0 = P - Tcosa = mg - Tcosa 

Từ (2) và (1)

Sức căng sợi dây:


Câu 17:

Một mặt phẳng AB nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1m, BC = 10,35m, hệ số ma sát trên mặt phẵng nghiêng m1 = 0,1. Lấy g = 10m/s2. Một vật khối lượng m = 1kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát m2 trên mặt phẳng ngang.

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương trình động lực học:

Chiếu (1) lên phương song song với mặt phẳng nghiêng (phương chuyển động), chiều dương hướng xuống (cùng chiều chuyển động), ta có:

Psina – Fms = ma1

Chiếu (1) lên phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng (vuông góc với phương chuyển động), chiều dương hướng lên, ta có:

 N - Pcosa = 0

→ N = Pcosa = mgcosa

→ Fms = m1N = m1mgcosa.

Gia tốc trên mặt phẳng nghiêng:

Vận tốc của vật tại B:

Gia tốc của vật trên mặt phẳng ngang:

Trên mặt phẳng ngang ta có:


Câu 18:

Tính gia tốc trọng trường ở độ sâu h so với mặt đất. Coi trái đất là hình cầu đồng chất bán kính R. Cho gia tốc ở mặt đất là g0?

Xem đáp án

Đáp án: A

Gọi M, m lần lượt là khối lượng của trái đất và vật. Khi vật đạt ở mặt đất thì gia tốc trọng trường của nó là:

Khi vật ở độ sâu h lực hấp dẫn của trái đất chỉ còn lại là lực hấp dẫn của quả cầu (M)’ sau khi bóc lớp vỏ có bề dày h đi (vì lớp vỏ sẽ gây ra những lực cân bằng nhau đối với các vật đặt ở trong lòng nó) nên lực hấp dẫn của trái đất lúc này sẽ là: 

Ta có:

(do trái đất đồng tính).

 là bán kính của phần cầu còn lại của trái đất.

Vậy lực hấp dẫn mà vật phải chịu:

Vậy gia tốc trọng trường ở độ sâu h sẽ là:


Câu 20:

Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hợp lực:

+ Hướng đông và hướng tây cùng phương ngược chiều nên F13 = 70 – 40 = 30 N và hướng về hướng Tây.

+ Hướng nam và hướng bắc cùng phương, ngược chiều nên F24 = 90 – 50 = 40 N và hướng về hướng nam.

F13 và F24 vuông góc nhau nên: 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương