418 Bài tập Di truyền quần thể (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P3)
-
7282 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án B
Quần thể cân bằng di truyền 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
Câu 3:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có hai alen trội A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A và B lần lượt là 0,4 và 0,5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể có tỉ lệ kiểu hình là: 12 cây hoa đỏ : 13 cây hoa trắng.
(2) Lấy ngẫu nhiên một cá thể, xác suất được cá thể không thuần chủng là 13/50.
(3) Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12.
(4) Lấy ngẫu nhiên một cây hoa trắng, xác suất thu được cây thuần chủng là 11/26
Đáp án B
Cấu trúc di truyền của quần thể là:
(0,16AA:0,48Aa:0,36aa)(0,25BB:0,5Bb:0,25bb)
→KH: 0,48 Hoa đỏ: 0,52 hoa trắng ↔ 12 Hoa đỏ: 13 hoa trắng → (1) sai
(2) Lấy ngẫu nhiên một cá thể, xác suất được cá thể không thuần chủng là 13/50.
XS là: 1 – tỷ lệ thuần chủng = 1 – (1-0,48Aa)(1-0,5Bb) =0,74 =37/50 → (2) sai
(3) Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12.
Tỷ lệ hoa đỏ thuần chủng là: 0,16AA ×0,25BB =0,04
XS cần tính là: 0,04/0,48 = 1/12 → (3) đúng
(4) Lấy ngẫu nhiên một cây hoa trắng, xác suất thu được cây thuần chủng là 11/26.
Cây hoa trắng thuần chủng: tỷ lệ thuần chủng – tỷ lệ đỏ thuần chủng = (1-0,48Aa)(1-0,5Bb) – 0,04 =0,22
XS cần tính là 0,22/0,52 =11/26 → (4) đúng
Câu 4:
Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. Tần số alen a của quần thể là
Đáp án D
Tần số alen a = 0,49+0,42/2=0,7
Câu 5:
Nghiên cứu thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ?
I. Tất cả các thế hệ có thành phần kiểu gen đều không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 so với F1 là do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối.
III. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F2 đến F4 là do nhân tố giao phối không ngẫu nhiên chi phối.
IV. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F4 qua F5 là do giao phối ngẫu nhiên chi phối.
Đáp án D
Xét các phát biểu:
I sai
II đúng, vì tần số alen giảm đột ngột.
III đúng, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm
IV đúng, F5 đạt cân bằng di truyền.
Câu 8:
Ở một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 là:
Đáp án B
Quần thể tự thụ phấn có 100%Aa sau 3 thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền.
Câu 9:
Một quần thể ngẫu phối tại thế hệ xuất phát ban đầu có tần số kiểu gen là 0,3AA : 0,7aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen của quần thể là:
Đáp án C
Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,3AA : 0,7aa
Tần số alen pA = 0,3; qa = 0,7
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
Câu 10:
Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 2 alen D, d. Trong đó, số cá thể có kiểu gen dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
Đáp án D
dd =0,16 → d = 0, 4→D =0,6
Câu 14:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là
Đáp án C
Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa
Câu 15:
Một quần thể ngẫu phối, alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn; Alen B quy định lông đen trội không hoàn toàn so với alen b quy định lông vàng, kiểu gen Bb cho kiểu hình lông nâu. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường. Thế hệ xuất phát của quần thể này có tần số alen A là 0,2 và tần số alen B là 0,6. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
Đáp án C
A : lông dài >> a : lông ngắn
B : lông đen; b : lông vàng; Bb : lông nâu
Tần số alen a = 1- 0,2 = 0,8→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng: 0,04AA:0,32Aa:0,64aaa
Tần số alen b=1-0,6=0,4→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng: 0,36BB:0,48Bb:0,16bb
Thành phần kiểu gen của quần thể về cả 2 lôcut là:
(0,04aa:0,32Aa:0,64aa)(0,36BB:0,48Bb:0,16bb)
Quần thể có số kiểu gen là:3×3=9 ; số kiểu hình của quần thể là:2×3 =6 → A đúng
B đúng
- Tần số kiểu hình lông dài, màu đen trong quần thể là:A-BB= 0,36.0,36 = 12,96→ C sai
D đúng. Tần số kiểu gen AaBb = 0,32.0,48 = 0,1536
Câu 16:
Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1.
Đáp án A
Ngẫu phối:
(0,1 AA: 0,2 Aa: 0,7aa) × (0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa)
(0,2A : 0,8a) × (0,6A: 0,4a)
→ F1: 0,12AA: 0,56Aa : 0,32aa chưa cân bằng di truyền
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; Alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp alen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khách nhau. Tần số alen A, b được biểu diễn qua biểu đồ hình bên. Biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng khi nói về 4 quần thể trên?
I. Tần số alen a theo thứ tự giảm dần là QT3 → QT1→ QT 4 → QT2
II. Tỉ lệ cây quả vàng, hạt trơn thuần chủng ở quần thể 1 là 17,64%.
III. Quần thể 3 có tần số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen cao hơn quần thể 2.
IV. Cho cây hoa đỏ ở quần thể 2 giao phấn, xác xuất hiện cây hoa đỏ ở F1 là 65/81
Đáp án B
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
I sai, tần số alen a tăng dần từ QT3 → QT1→ QT 4 → QT2
II sai, ở quần thể 1, tỷ lệ quả vàng, hạt trơn aaB- =0,72 ×(1-0,62) =0,3136
III đúng
Ở quần thể 3: AaBb = 2×0,6×0,4×2×0,3×0,7=0,2016
Ở quần thể 2: AaBb = 2×0,2×0,8×2×0,3×0,7=0,1344
IV đúng. quần thể 2: hoa đỏ: (0,22AA:2×0,2×0,8Aa) ↔ 0,04AA:0,32Aa ↔ 1AA:8Aa giao phấn
Xác suất xuất hiện cây hoa đỏ là: 65/81
Câu 18:
Một quần thể thực vật (P) tự thụ phấn có thành phần kiểu gen 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen dị hợp của quần thể này ở thế hệ F3 là
Đáp án C
Tần số của kiểu gen dị hợp Aa ở F2: 0,48/8 = 0,06
Câu 19:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 36%. Tần số alen a của quần thể là
Đáp án B
Cây hoa trắng aa = 0,36 →a =0,6; A=0,4
Câu 20:
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
Đáp án A
Tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4 → tỷ lệ kiểu gen Aa = 2×0,6×0,4 = 0,48
Câu 21:
Ở một quần thể, xét hai gen nằm trên NST thường: gen quy định nhóm máu có 3 alen với tần số: IA = 0,3; IB = 0,2; IO = 0,5; gen quy định màu mắt có 2 alen: alen M quy định mắt nâu có tần số 0,4 và trội hoàn toàn so với alen m quy định mắt đen. Biết rằng hai gen này phân li độc lập và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quần thể này?
I. Người có nhóm máu AB, mắt nâu chiếm tỉ lệ 7,68%.
II. Người nhóm máu A, mắt nâu chiếm tỉ lệ lớn nhất.
III. Một người nhóm máu B, mắt đen kết hôn với một người nhóm máu AB, mắt nâu. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng có nhóm máu A, mắt đen là 5/64.
IV. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu B, mắt nâu thì không thể sinh được người con có nhóm máu O, mắt đen.
Đáp án A
Cấu trúc di truyền của quần thể: (0,3IA + 0,2IB + 0,5IO)2× (0,4M + 0,6m)2 = 1
(0,09IAIA: 0,3IAIO:0,04IBIB:0,2IBIO:0,12IAIB:0,25IOIO)(0,16MM:0,48Mm:0,36mm)
I đúng, nhóm máu AB, mắt nâu = 0,12 × (1-0,36) = 7,68%
II đúng, nhóm máu A= 39%; mắt nâu = 64% → tỷ lệ nhóm máu A, mắt nâu chiếm tỉ lệ lớn nhất.
III đúng. Một người nhóm máu B, mắt đen kết hôn với một người nhóm máu AB, mắt nâu:
(0,04IBIB:0,2IBIO)mm × IAIB(0,16MM:0,48Mm) ↔ (1IBIB:5IBIO)mm × IAIB(1MM:3Mm)
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng có nhóm máu A, mắt đen: 5/64
IV sai, nếu họ có kiểu gen IBIOMm ×IBIOMm thì vẫn có thể sinh con nhóm máu O, mắt đen.
Câu 22:
Một quần thể đang cân bằng di truyền về gen A có 2 alen. Biết tần số alen A là 0,25. Tỷ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
Đáp án D
A=0,25 → a= 0,75
Quần thể cân bằng di truyền nên Aa = 2×A×a=2×0,25×0,75=37,5%.
Câu 23:
Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100% cây hoa đỏ, ở F2 có tỷ lệ kiểu hình 7 cây hoa đỏ: 3 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,8AA:0,2Aa
(2) Đến thế hệ F4, kiểu hình hoa đỏ giảm đi so với thế hệ P là 37,5%
(3) Đến thế hệ F5, kiểu gen đồng hợp tăng thêm so với thế hệ P là 77,5%
(4) đến thế hệ F6 hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn là 20%
Đáp án A
Giả sử cấu trúc di truyền ở P: xAA: yAa
F2 có 70% hoa đỏ: 30% hoa trắng;
Hoa trắng ở F1 = 30%= 0,8 → P: 0,2AA:0,8Aa
(1) sai.
(2) đúng, tỷ lệ hoa đỏ giảm = tỷ lệ hoa trắng tăng ở F4 so với P: 0,375
(3) đúng, tỷ lệ gen đồng hợp ở F5: 0,975→tăng 77,5%
(4) đúng, hiệu số AA – aa luôn bằng 20%.
Câu 24:
Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,8Aa. Ở F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án C
0,8Aa tự thụ phấn, F1 có 0,8/2Aa = 0,4
Câu 26:
Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
Đáp án A
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,2DD:0,1Dd:0,7dd
Tần số alen pA 0,25
Câu 27:
Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?
Đáp án A
Quần thể xuất phát có cấu trúc 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa
Giả sử quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ, tỷ lệ kiểu hình trội là 47,5% → tỷ lệ kiểu hình lặn là 52,5%
Ta có : n=3
Câu 28:
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. theo lý thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là:
Đáp án A
Tần số alen a = 1 -0,4 =0,6
Tỷ lệ kiểu gen Aa = 2×0,4×0,6 = 0,48
Câu 29:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 4 thế hệ người ta thu được kết quả sau:
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chủ yếu làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nêu trênCó bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
II. Tự thụ phấn là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Quần thể thực vật trên không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
IV. Qua các thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại ở quần thể thực vật
Đáp án A
Quần thể trên tự thụ phấn qua các thế hệ.
I sai. không có tác động của CLTN
II đúng.
III sai, giao phối không ngẫu nhiên cũng là nhân tố tiến hoá.
IV sai, tần số alen không đổi.
Câu 30:
Một quần thể của một loài động vật xét một locut có 2 alen A và a. Ở thế hệ xuất phát (P) giới cái có thành phần kiểu gen là 0,6 AA: 0,2 Aa: 0,2 aa. Các cá thể cái này giao phối ngẫu nhiên với các cá thể đực trong quần thể khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04 aa. Biết rằng tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1: 1. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Tần số alen ở giới cái: A= 0,6 + 0,2:2 =0,7; a= 0,3
Khi cân bằng di truyền, tần số alen của quần thể là: 0,8A; 0,2a.
Do tỷ lệ đực cái là 1:1 → tần số alen ở giới đực là: A=0,8×2 – 0,7 = 0,9; a = 0,1.
A đúng
B sai, ở F1: (0,7A:0,3a)(0,9A:0,1a) → Aa = 0,7×0,1 + 0,9×0,3 = 0,34
C đúng.
D đúng. Tỷ lệ đồng hợp lặn ở F1 = 0,3×0,1 = 0,03.
Câu 31:
Giả sử 1 quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, ở thế hệ xuất phát (P) có 100% cá thể dị hợp (Aa). Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F1 của quần thể này là:
Đáp án A
Ở F1: Aa = 1/2 =50%
Câu 32:
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ 55% cây hoa đỏ: 45% cây hoa trắng. Qua 3 thế hệ ngẫu phối, ở F3, cây hoa trắng chiếm 49%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự di truyền của tính trạng đang xét?
I. Tần số alen A và a của thế hệ P lần lượt là 0,3 và 0,7.
II. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P là 0,05AA: 0,5Aa: 0,45aa.
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 55% cây hoa đỏ: 45% cây hoa trắng.
IV. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 51% cây hoa đỏ: 49% cây hoa trắng.
Đáp án C
F3 cân bằng di truyền có hoa trắng aa = 0,49 → tần số alen a =√0,49 =0,7; A=0,3
P: xAA :yAa:0,45aa
Tần số alen a = 0,7 = 0,45 + y/2 → y = 0,5 → cấu trúc di truyền của P : 0,05AA :0,5Aa :0,45aa
I đúng
II đúng.
III sai, F1 cân bằng di truyền, có cấu trúc giống F3
IV đúng, F2 cũng cân bằng di truyền nên có 49% hoa trắng: 51% hoa đỏ
Câu 34:
Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền?
Đáp án A
Quần thể đạt cân bằng di truyền là A
Câu 35:
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể có thêm alen mới thì có thể đã chịu tác động của nhân tố đột biến hoặc di - nhập gen.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn alen a.
IV. Nếu có di - nhập gen thì có thể sẽ làm giảm tần số alen A của quần thể.
Đáp án C
I đúng
II đúng, ở F1 tần số alen a = 0,4; ở P là 0,5
III đúng, các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kỳ alen nào.
IV đúng.
Câu 38:
Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là: 0,5 : 0,5. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F3 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Ở F2, số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/32.
III. Ở F3, số cây đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 119/256.
IV. Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F4, số cây đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 705/883.
Đáp án D
Cả 4 đáp án đều đúng
Câu 39:
Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến NST, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Thể đột biến: là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Trong quần thể có tối đa 34 =81 kiểu gen.
A sai, nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa: 81 – 1 = 80 kiểu gen (chỉ có 1 kiểu gen bình thường là aabbddee)
B sai, Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 2×2×1×1 =4 loại kiểu gen
C đúng, Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa: 2×2×2×1 =8 kiểu gen
D sai, Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 81 - 2×2×2×2 = 65
Câu 41:
Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Cho các kết luận sau:
1. Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là 21 kiểu gen.
2. Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen III là 9 kiểu gen.
3. Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là 210 kiểu gen.
4. Số kiểu giao phối trong quần thể là: 22150 kiểu.
Số kết luận đúng là
Đáp án C
(1) đúng. Cặp NST mang gen I và II : Ta coi như có 1 gen có 2×3=6 alen
Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II
(2) sai. Số kiểu gen tạo bởi gen III
(3) đúng. Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 21×10 = 210
(4) sai.
Số kiểu gen ở giới đực và giới cái bằng nhau = 21×10 = 210
Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 × 210 = 44100
Câu 42:
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn, trong đó có tần số alen A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các kiểu gen của quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AaBb.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/21.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang kiểu hình A-bb, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 15,36%.
Đáp án B
Cấu trúc di truyền của quần thể là: (0,25AA:0,5Aa:0,25aa)(0,36BB:0,48Bb:0,16bb)
Xét các phát biểu
I đúng,
II sai, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể mang 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là: 1/7
III sai, các cây có kiểu hình A-bb = 0,75×0,16 =0,12; tỷ lệ cá thể AAbb = 0,25×0,16 =0,04 → xác suất cần tính là 1/3
IV sai, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là: 0,5×0,48 =0,24
Câu 43:
Có một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính đa dạng di truyền của quần thể sẽ tăng lên khi quần thể chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
Đáp án B
Tính đa dạng di truyền của quần thể sẽ tăng lên khi quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến.
Câu 44:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có 2 alen nằm nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Một quần thể của loài có thành phần kiểu gen là (P): 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể?
Đáp án A
Phát biểu đúng là A.
B sai, sức sống và khả năng sinh sản của các kiểu gen không đồng đều sẽ làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C sai, D sai, nếu kiểu hình lông vàng (Aa) có sức sống và khả năng sinh sản kém thì tần số kiểu gen không đổi, tỷ lệ kiểu gen AA; aa không đổi → kiểu hình lông trắng và lông xám vẫn bằng nhau (giống P)
Câu 45:
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm được gọi là
Đáp án B
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm được gọi là vốn gen của quần thể
Câu 46:
Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB: 0,48Bb: 0,16bb. Theo lí thuyết, phát biểu đúng về sự thay đổi tần số alen trong quần thể đang xét
Đáp án B
Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 47:
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ
Đáp án D
Khi lai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 vì có nhiều cặp gen dị hợp nhất.
Câu 48:
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Chọn B
Tần số alen A = 0,3 à Tần số kiểu gen AA = 0,32 = 0,09
Câu 49:
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
Chọn D
- I đúng, nếu không có tác động của nhân tố tiến hoá thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nên F1 số cá thể mang alen A là: AA +Aa = 0,36 + 0,48 = 0,84
- II sai vì nếu tác động của nhân tố đột biến thì làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- III, IV đúng
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 50:
Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 Có tối đa 8 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32.
Chọn A
- Quần thể có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nên có tối đa số kiểu gen là 32 = 9 kiểu gen à I sai
- II đúng vì quần thể là quần thể tự thụ nên tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.
- P: 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb.
Có 2 kiểu gen tạo ra cây thân cao hoa đỏ ở F2 là: 0,2AABb : 0,2AaBb
à Trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ là: 4/65à III sai
- Có 3 kiểu gen tạo ra đời sau có kiểu gen dị hợp về 1 trong 2 cặp gen là:
à Ở F3 số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ: 3/32
à IV đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng