418 Bài tập Di truyền quần thể (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P7)
-
7425 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở ruồi giấm, nếu trên mỗi cặp NST thường chỉ xét 1 gen có 3 alen và trên NST giới tính xét 1 gen có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY thì theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa thu được ở các thể ba là bao nhiêu? Giả sử rằng các trường hợp thể ba đều không ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
Đáp án D
- Ruồi giấm có 2n = 8 → có n = 4 cặp nhiễm sắc thể (có 3 cặp NST thường + 1 cặp NST giới tính XX hoặc XY).
- Viết kí hiệu gen trên NST của cơ thể 2n
+ TH1: Nếu thể ba trên cặp NST thường ở dạng:
III II II (XX + XY) + II III II (XX + XY) + II II III (XX + XY)
→ tổng số thể ba trên cặp NST thường ở cả con đực và con cái = 10 x 6 x 6 x (3 + 4) x 3 = 7560 kiểu gen.
+ TH2: Nếu thể ba trên cặp NST giới tính ở dạng: II II II (XXX + XXY + XYY + YYY) → tổng số thể ba trên cặp NST giới tính ở cả con đực và con cái = 6 x 6 x 6 (4 + 3 x 2 + 2 x 3 + 4) = 4320.
→ Tổng số kiểu gen ở dạng thể ba tối đa = 7560 + 4320 = 11880 kiểu gen.
Câu 2:
Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là: 0,25AA:0,3Aa:0,45aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 trong trường hợp ngẫu phối:
Đáp án D
Tần số alen A của quần thể là: 0,25 + 0,15 = 0,4; tần số alen a = 1 - 0,4 = 0,6
Vì quần thể đã cho ngẫu phối nên tuân theo công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Thay số vào ta được cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa
Quần thể cân bằng nên không thay đổi cấu trúc qua các thế hệ → cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 : 0,16AA:0,48Aa:0,36aa
Câu 3:
Một quần thể ngẫu phối, alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn; alen B quy định lông đen trội không hoàn toàn so với alen b quy định lông vàng, kiểu gen Bb cho kiểu hình lông nâu. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường. Thế hệ xuất phát của quần thể này có tần số alen A là 0,2 và tần số alen B là 0,6. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
Đáp án A
A: lông dài >> a: lông ngắn
B: lông đen; b: lông vàng; Bb: lông nâu
Tần số alen a = 1- 0,2 = 0,8→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng:
0,04AA:0,32Aa:0,64aaa
Tần số alen b=1-0,6=0,4→Thành phần kiểu gen khi quần thể cân bằng: 0,36BB:0,48Bb:0,16bb
Thành phần kiểu gen của quần thể về cả 2 lôcut là:
(0,04aa:0,32Aa:0,64aa)(0,36BB:0,48Bb:0,16bb)(0,04aa:0,32Aa:0,64aa)(0,36BB:0,48Bb:0,16bb)
- Tần số kiểu hình lông dài, màu đen trong quần thể là:A−BB=0,36.0,36=12,96%A−BB=0,36.0,36=12,96%→ A sai
- Tần số kiểu gen AaBb=0,32.0,48=0,2536AaBb=0,32.0,48=0,2536 B đúng
- Quần thể có số kiểu gen là: ; số kiểu hình của quần thể là:2x3 =6 → C đúng
- Số cá thể lông ngắn, màu nâu chiếm tỉ lệ: aaBb=0,64.0,48=0,3072aaBb=0,64.0,48=0,3072 lớn nhất → D đúng
Câu 4:
Một quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó tỉ lệ kiểu gen Aa bằng 8 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Tần số của alen a là:
Đáp án D
Gọi tần số alen A và a lần lượt là p và q
Quần thể cân bằng di truyền nên tuân theo công thức:p2AA+2pqAa+q2aa=1p2AA+2pqAa+q2aa=1
Theo bài ra ta có: 2pq=8q2;p+q=1→q=0,22pq=8q2;p+q=1→q=0,2
Câu 5:
Thế hệ xuất phát của một quần thể có 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Quần thể tự thụ qua 5 thế hệ, các cá thể có kiểu hình lặn bị chết ngay ở giai đoạn phôi. Cấu trúc di truyền của quần thể F5 là:
Đáp án C
- Thế hệ xuất phát P: 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1 tự thụ được F1, viết lại F1 sau khi đã loại bỏ kiểu gen aa: F1: 0,75AA + 0,25Aa = 1.
- Tần số alen ở F1: A = 0,875; a = 0,125.
- Ở thế hệ F5:
+ Tần số alen a = 0,12524.0,875+0,125=11130,12524.0,875+0,125=1113.
+ Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 là: 111113AA+2113Aa=1111113AA+2113Aa=1
Câu 7:
Ở một loài thực vật, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, alen R quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định quả trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Ở thế hệ F1 cân bằng di truyền, quần thể có 14,25% cây quả tròn, đỏ; 4,75% cây quả tròn, trắng; 60,75% cây quả dài, đỏ ; 20,25% cây quả dài, trắng. Cho các cây quả tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây quả dài, trắng thu được ở thế hệ sau là bao nhiêu?
Đáp án C
+ Xét tính trang hình dạng quả:
Quả tròn: dd = 0,81 → tần số d = 0,9 → tần số D = 0,1
→ F1: 0,01DD: 0,18 Dd: 0,81 dd
cây quả tròn: 1/19 DD: 18/19 Dd
tỉ lệ cây quả dài ở F2: 18/19 × 18/19 × 0,25 = 81/361
+ Xét tính trạng màu quả:
Quả trắng: rr = 0,25 → tần số r = 0,5 → tần số R= 0,5
→ F1: 0,25RR : 0,5Rr : 0,25rr.
Cây quả trắng: 1/3 RR : 2/3 Rr.
Tỉ lệ cây quả trắng F2: 2/3 × 2/3 × 0,25 = 1/9.
Vậy tỉ lệ cây quả dài, trắng ở F2= 1/9 × 81/361 =2,49%
Câu 9:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Đáp án C
Câu 11:
Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ
Đáp án C
- Quần thể 1 sau nhập cư có:
+ Tần số alen A = (0,6 x 900+ 300 x0,4):1200 = 0,55.
+ Tần số alen a = 1 – 0,55 = 0,45.
- Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì AA = 0,552 = 0,3025.
Câu 13:
Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a, bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Quần thể 3 có q2 = 0,25 → q= 0,5 → p =0,5.
Tần số kiểu gen AA bằng tần số kiểu gen aa = p2 = q2= 0,25.
Câu 14:
Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
Đáp án D
- A xám >> a đen
- Quần thể cân bằng di truyền: Tỉ lệ 0,36A- + 0,64aa = 1 → tần số a = 0,8.
↔ P: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
- Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ = xám × xám + đen × đen
+ P giao phối: 0,36. [(1/9AA : 8/9Aa) × (1/9AA : 8/9Aa)] + 0,64 (aa × aa)
↔ F1 : 0,36 (25/81AA + 40/81Aa + 16/81aa) + 0,64aa = 1.
↔ F1 : 5/45AA + 8/45Aa + 32/45aa = 1.
+ F1 giao phối: 13/45[(5/13AA : 8/13Aa) × (5/13AA : 8/13Aa)] + 32/45(aa × aa)
↔ F2 : Tỉ lệ con đen (aa) = 13/45 × 4/13 × 4/13 + 32/45 = 48/65
Câu 15:
Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:
(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.
(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.
(3) Không chứa các gen lặn có hại.
Phương án đúng là:
Đáp án C
Phương án đúng là 1, 2
Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi
Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể
Câu 16:
Ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen 2 có 3 alen và gen 3 có 4 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 1332.
(2) Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là 36.
(3) Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là 162.
(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 11232.
Đáp án A
(1) Đúng.
Xét gen 1 trên NST thường, số kiểu gen tối đa của gen 1 là: [3 x (3+1)] : 2 = 6.
Xét gen 2 và 3 thuộc vùng tương đồng của cặp NST giới tính:
- Đặt r = số alen của gen 2 x số alen của gen 3 = 3 x 4 = 12.
- Số kiểu gen tối đa của giới XX: [12 × (12+1)] : 2 = 78.
- Số kiểu gen tối đa của giới XY: 12 × 12 = 144.
- Số kiểu gen tối đa của gen 2 và 3 là: 78 + 144 = 222.
Vậy, số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 6 × 222 = 1332.
(2) Sai.
- Số kiểu gen đồng hợp của gen 1 (có 3 alen) là 3.
- Số kiểu gen đồng hợp của gen 2 (có 3 alen) và 3 (có 4 alen): 3× 4 × 2 = 24 (vì gen ở vùng tương đồng mỗi kiểu gen đồng hợp có thể xuất hiện ở cả cặp XX và cặp XY).
Vậy, số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là: 3×24 = 72.
(3) Sai.
Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là
- Số kiểu gen dị hợp của gen 1 (có 3 alen) là = 3.
- Số kiểu gen dị hợp của gen 2 (có 3 alen) = 3.
- Số kiểu gen dị hợp của gen 3 (có 4 alen) = 6.
Vì gen 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST giới tính và ở vùng tương đồng nên số kiểu gen dị hợp về cả 2 gen 2 và 3 là: (3 × 6) × 6 = 108 (do mỗi kiểu dị hợp có 1 ở giới XX và 2 ở giới XY).
Vậy, số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen tối đa trong quần thể là: 3 × 54 = 324.
(4) Sai.
Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể = số kiểu gen giới đực x số kiểu gen giới cái.
- Số kiểu gen của giới XX là: 6×78 = 468.
- Số kiểu gen của giới XX là: 6 × 144 = 864.
Vậy, số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là: 234 × 432 = 404352.
Câu 19:
Ở ruồi giấm, nếu trên mỗi cặp NST thường chỉ xét 1 gen có 3 alen và trên NST giới tính xét 1 gen có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY thì theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa thu được ở các thể ba là bao nhiêu? Giả sử rằng các trường hợp thể ba đều không ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
Đáp án D
– Ruồi giấm có 2n = 8 → có n = 4 cặp nhiễm sắc thể (có 3 cặp NST thường + 1 cặp NST giới tính XX hoặc XY).
– Viết kí hiệu gen trên NST của cơ thể 2n
+ TH1: Nếu thể ba trên cặp NST thường ở dạng:
III II II (XX + XY) + II III II (XX + XY) + II II III (XX + XY)
→ tổng số thể ba trên cặp NST thường ở cả con đực và con cái = 10 x 6 x 6 x (3 + 4) x 3 = 7560 kiểu gen.
+ TH2: Nếu thể ba trên cặp NST giới tính ở dạng: II II II (XXX + XXY + XYY + YYY) → tổng số thể ba trên cặp NST giới tính ở cả con đực và con cái = 6 x 6 x 6 (4 + 3 x 2 + 2 x 3 + 4) = 4320.
→ Tổng số kiểu gen ở dạng thể ba tối đa = 7560 + 4320 = 11880 kiểu gen.
Câu 20:
Một quần thể P tự thụ phấn có tần số kiểu gen ban đầu là: 0,1AA: 0,5Aa: 0,4aa. Biết rằng các cá thể có kiểu gen aa đều bị mất khả năng sinh sản hoàn toàn, còn các cá thể có kiểu gen khác đều sinh sản bình thường. Ở F3, tần số alen a trong quần thể là bao nhiêu?
Đáp án B
– Cây P: 0,1AA + 0,5Aa + 0,4aa = 1.
– Cây P sinh sản: 1/6AA + 5/6Aa = 1, tự thụ.
– Cây F1: 9/24AA + 10/24Aa + 5/24aa = 1.
– Cây F1 sinh sản: 9/19AA + 10/19Aa = 1, tự thụ.
– Cây F2: 23/38AA + 10/38Aa + 5/38aa = 1
– Cây F2 sinh sản: 23/33AA + 10/33Aa = 1.
– Cây F3: 51/66AA + 10/66Aa + 5/66aa = 1.
→ Ở F3, tần số alen a = 5/66 + 5/66 = 10/66 = 15,15%.
Câu 21:
Giả sử có hai quần thể bướm đều ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 cặp gen có 2 alen: A qui định cánh đentrội hoàn toàn so với a qui định cánh trắng. Quần thể I có tần số alen A là 0,6; quần thể II có tần số alen a là 0,2. Một số cá thể từ quần thể I đã di chuyển sang quần thể II và chiếm 10% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa, tính theo lí thuyết, tần số các cá thể bướm cánh đen ở quần thể mới sau 3 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?
Đáp án A
– Quần thể I: A = 0,6; a = 0,4.
– Quần thể II: A = 0,8; a = 0,2.
– Tần số alen A của quần thể II sau nhập cư = 0,8 + 0,1(0,6 – 0,8) = 0,78 → a = 0,22.
– Sau 3 thế hệ sinh sản ngẫu phối, tần số bướm đen (A–) ở quần thể mới = 1 – aa = 1 – 0,222 = 95,16%.
Câu 24:
Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen, gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen trong quần thể là?
Đáp án C
Gen I và II nằm trên X không có alen tương ứng trên Y, số kiểu gen tối đa về 2 gen này là
+ giới XX: 78
+ giới XY: 3 4 = 12
Gen III nằm trên Y không có alen trên X:
+ giới XX: 1
+ giới XY: 5
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 138
Câu 25:
Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là
Đáp án A
Tần số alen A = 0,4 → tần số alen a = 0,6. Tần số kiểu gen aa của quần thể là: 0,62 = 0,36
Câu 26:
Một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể này lần lượt là
Đáp án B
Tần số alen trong quần thể là: 0,9A:0,la
Câu 27:
Ở một quần thể xét 1 gen có 2 alen: cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình của quần thể trên là bao nhiêu?
Đáp án B
Giả sử cấu trúc di truyền của quần thể là xAA:yAa:zaa (x+y+z=l)
Sau khi tư phối 3 thế hệ tỷ lệ di hợp là 0,64
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể trước khi tự phối là 0,2AA + 0,64Aa+0,16aa =1
Phân ly kiểu hình: 84% cánh dài: 16% cánh ngắn
Câu 28:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thuờng gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:
Đáp án B
Người bạch tạng chiếm 0,04% →tần số alen d = 0,02 → tần số alen D= 0,98
Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1
Câu 30:
Số alen của gen I, II và III lần lượt là 2, 3 và 4. Biết các gen đều nằm trên ba cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen đồng hợp có thể có trong quần thể là
Đáp án A
Số kiểu gen đồng hợp bằng tích số alen của các gen: 2×3×4= 24
Câu 31:
Ở quần thể động vật, cho biết gen alen A quy định kiểu hình chân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn. Biết rằng quần thể trên có cá thể bao gồm cả đực và cái. Tần số alen A ở giới đực là 0,6 còn ở giới cái tần số alen A là 0,4. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể F1 trên thu đuợc 2000 cá thể. Sau một thế hệ ngẫu phối nữa ta thu được quần thể F2 với 4000 cá thể. Cho các phát biểu sau:
(1). Trong 2000 cá thể ở quần thể F1 trong đó số cá thể chân ngắn là 480
(2). Quần thể F2 là một quần thể cân bằng
(3). Ở quần thể F2 số cá thể dị hợp là 1000
(4). Ở quần thể F1 số cá thể đồng hợp là 960
Đáp án B
Giới cái : 0,4A:0,6a
Giới đực: 0,6A:0,4a
Sau 1 thế hệ giao phối ngẫu nhiên: (0,4A:0,6a)x(0,6A:0,4a) 0,24AA:0,52Aa:0,24aa
Tần số alen ở F1: 0,5A:0,5a
Tỷ lệ kiểu gen ở F2: 0,25AA+0,5Aa+0,25aa = 1
Xét các phát biểu:
(1) đúng, số cá thể chân ngắn ở F1 là 2000x0,24 = 480
(2) đúng
(3) sai, số cá thể dị hợp là 0,5 x 4000 = 2000
(4) đúng, số cá thể đồng hợp là (0,24+0,24) x 2000 = 960
Câu 35:
Ở một loài động vật, xét một gen có 2 alen A và a nằm trên NST thường, thế hệ xuất phát của một quần thể có tần số alen A ở 2 giới lần lượt là 0,4 và 0,2. Qua hai thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt đến trạng thái cân bằng di truyền. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. cấu trúc quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là:
Đáp án D
Khi cân bằng di truyẻn, tần số alen A ở quần thể là: a=0,7
Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng di truyền là 0,09AA : 0,42Aa: 0,49aa.
Câu 38:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau
P: 0.20AA + 0,30Aa + 0,50aa =1. F1: 0,30AA + 0,25Aa + 0,45aa = 1.
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa =1. F3: 0,55AA + 0,15Aa + 0,30aa = 1.
F4: 0,75AA + 0,10Aa + 0,15aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Đáp án C
Loại A,D vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình
Tỷ lệ cá thể mang kiểu hình lặn giảm dần qua các thế hệ
Câu 39:
Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
Đáp án C
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: n(n+1)/2 kiểu gen
Gen A và gen B đều có 2 alen nằm trên NST thường nên mỗi cặp gen có 3
kiểu gen
Số kiểu gen về tính trạng nhóm máu là 6
Số kiểu gen có thể có trong quần thể là 3×3×6=54
Câu 40:
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
Đáp án D
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối,
a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường.
B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng.
Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau.
F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập
⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb
⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49
⇒ Tỉ lệ bb = 49%
⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3
⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb
Tỉ lệ aa = 4%
⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2
⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4
⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%
Câu 41:
Ở một loài thú, gen A1: lông đen > A2: lông nâu > A3: lông xám > A4: lông hung. Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I, Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung.
II, Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49.
III, Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35.
IV, Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể lông hung thu được là 11/105.
Đáp án B
A1: lông đen> A2: lông nâu> A3: lông xám> A4: lông hung.
Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau.
I, Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung. à đúng
A1 = A2 = A3 = A4 = 0,25 à A1- = 0,4375 (đen)
A2- = 0,25 x 0,25 + 0,25 x 0,25 x 4 = 0,3125 (nâu)
A3- = 0,25 x 0,25 + 0,25x0,25x2 = 0,1875 (xám)
A4A4 = 0,25x 0,25 = 0,0625 (hung)
II, Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49. à đúng
Đen giao phối: A1A1 = 0,0625/0,4375 = 1/7
A1A2 = A1A3 = A1A4 = 2/7
à tạo giao tử: A1 = 4/7; A2 = A3 = A4 = 1/7
à đời con lông đen = 40/49
III, Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35. à đúng
Lông đen (như ý II): A1A1 = 0,0625/0,4375 = 1/7
A1A2 = A1A3 = A1A4 = 2/7
à tạo giao tử: A1 = 4/7; A2 = A3 = A4 = 1/7
Lông nâu: A2A2 = 0,0625/0,3125 = 0,2
A2A3 = A2A4 = 0,4
à tạo giao tử: A4 = 0,2
à con lông hung: A4A4 = 0,2 x 1/7 = 1/35
IV, Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể lông hung thu được là 11/105. à đúng
Câu 42:
Có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 200 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu con, trong đó có 30 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử ko có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về đột biến trên?
Đáp án C
A: mỏ dưới ngắn; a: mỏ dưới dài
Câu 44:
Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,4 và B = 0,5. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số loại kiểu gen của quần thể là 9 kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 48 đỏ : 43 vàng : 9 xanh.
III. Trong quần thể, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là AABb.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 13/43.
V. Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12.
Đáp án D
Tần số alen A=0,4 → a= 0,6; B=0,5; b=0,5
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc:
(0,16AA:0,48Aa:0,36aa)(0,25BB:0,5Bb:0,25aa)
Xét các phát biểu:
I đúng
II đúng, tỷ lệ kiểu hình của quần thể:
Đỏ: (l-0,36)(l-0,25)=0,48
Xanh: 0,36x0,25=0,09
Vàng: 1-0,48-0,09= 0,43
Vậy tỷ lệ kiểu hình là 48 đỏ : 43 vàng : 9 xanh.
III đúng
Tỷ lệ cây vàng thuần chủng là: AAbb + aaBB = 0,16×0,25+0,36×0,25 =0,13
Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 13/43
IV đúng
Tỷ lệ cây đỏ thuần chủng là: AABB = 0,16×0,25 = 0,04
Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/12
Câu 45:
Ở một quần thể động vật có vú, A quy định lông xám trội hoàn toàn so với a quy định lông đen. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở đời F1, kiểu hình con cái lông xám chiếm tỉ lệ 45%.
(2) Ở đời F2, kiểu hình con đực lông đen chiếm tỉ lệ 12,5%.
(3) Ở quần thể này sẽ không đạt cân bằng di truyền
(4) Tỉ lệ kiểu gen liên tục bị thay đổi qua mỗi thế hệ sinh sản.
Đáp án B
Khi tần số các alen không bằng nhau ở hai giới (quần thể không cân bằng)
- Tần số một alen ở giới đồng giao tử bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước.
- Tần số alen của giới dị giao tử bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước.
- Quần thể cân bằng khi: Tần số alen ở hai giới bằng nhau pA = 1/3p♂ + 2/3♀
Câu 46:
Ở một loài thú, A1: lông đen > A2: lông nâu > A3: lông xám > A4: lông hung. Giả sử trong quần thể cân bằng có tần số các alen bằng nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 đen: 5 nâu: 3 xám: 1 hung
II. Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 40/49
III. Cho một con đực đen giao phối với một cái nâu thì xác suất sinh được một con lông hung là 1/35
IV. Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con số cá thể hung thu được là 11/105
Đáp án D
Tần số alen của các alen là bằng nhau: A1=A2=A3=A4=0,25
Tần số kiểu gen của các loại gen trong quần thể là
Các kiểu gen dị hợp: 2 x 0,25 x 0,25 = 0,125
Ta có kiểu hình lông hung: A4A4 = 0,0625=1/16
Kiểu hình lông xám = (A3 + A4)2 - A4 A4 = 0,1875= 3/16
Kiểu hình lông nâu = (A2 + A3 +A4)2 - lông xám - lông hung = 0,3125 = 5/16
Kiểu hình lông đen = 1 - lông xám - lông nâu - lông hung = 0,4375 = 7/16
Câu 48:
Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
Đáp án A
Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì
từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tần số alen và tỷ lệ các
kiểu gen
Câu 49:
Định luật Hacđi -Vanbec chỉ đúng trong trường hợp:
1. Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên.
2. Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen.
3. Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau.
4. Không phát sinh đột biến mới.
5. Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể.
Đáp án C
Điều kiện nghiệm đúng của định luật
Hacdi - Vanbec là: 1,3,4,5
Câu 50:
Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án C
Quần thể có cấu trúc di truyền xAA +yAa +zaa =1
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức:
Quần thể cân bằng di truyền là C