IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản (P1)

  • 6423 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một vật cân bằng chịu tác dụng của hai lực thì hai lực đó sẽ

Xem đáp án

Đáp án B

Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.


Câu 2:

Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi

Xem đáp án

Đáp án C

Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi lực đó trượt trên giá của nó.


Câu 3:

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là:

Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

- Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3. 


Câu 4:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều?

Xem đáp án

Đáp án D

Hợp lực của hai lực song song là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực. 


Câu 5:

Mômen lực tác dụng lên một vật là đại lượng

Xem đáp án

Đáp án B

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

- Đơn vị là N.m

- Khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực


Câu 6:

Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì

Xem đáp án

Đáp án A

Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.


Câu 7:

Trọng tâm là điểm đặt của ........tác dụng lên vật

Xem đáp án

Đáp án A

Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.


Câu 8:

Chọn câu trả lời sai.

Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là:

Xem đáp án

Đáp án D

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

- Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3.

→ phát biểu D là sai


Câu 9:

Chọn câu sai:

Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại

Xem đáp án

Đáp án D

Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại giao điểm của 3 đường trung tuyến (trong tam giác đều các đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực trùng nhau)→ D là phát biểu sai


Câu 10:

Chỉ có thế tổng hợp được hai lực không song song nếu hai lực đó

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có thế tổng hợp được hai lực không song song nếu hai lực đó đồng quy.


Câu 11:

Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C, trọng tâm của vành nằm tại

Xem đáp án

Đáp án D

Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C, trọng tâm của vành nằm tại điểm C.


Câu 12:

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với một vật rắn không đồng chất thì trục đối xứng không trùng với đường thẳng đứng đi trọng tâm của vật. Khi treo vật đó bằng sợi dây mềm thì khi cân bằng ta có:

→ sợi dây có phương trùng với phương trọng lực và không trùng với trục đối xứng.


Câu 13:

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là

Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.


Câu 14:

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Tác dụng của một lực lên vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực trượt trên giá của nó.


Câu 15:

Một vật chịu tác dụng của hai lực trong đó một lực là trọng lực. Để vật cân bằng thì lực còn lại phải có

Xem đáp án

Đáp án C

Để vật cân bằng thì lực còn lại phải có giá trùng với giá của trọng lực, độ lớn bằng trọng lượng của vật.


Câu 16:

Trọng tâm của vật rắn phẳng, đồng tính nào dưới đây không nằm trên vật ?

Xem đáp án

Đáp án B

Trọng tâm của nhẫn không nằm trên vật mà nằm tại tâm của vòng nhẫn.


Câu 17:

Khi dùng một dây mảnh, không dãn, đầu trên cố định tại điểm O, đầu dưới treo một vật rắn có trọng tâm G. Dây treo có phương thẳng đứng

Xem đáp án

Đáp án D

Khi treo vật đó bằng sợi dây mềm thì khi cân bằng ta có: 

→ sợi dây có phương trùng với phương trọng lực

→Dây treo có phương thẳng đứng đi qua cả G và O.


Câu 18:

Mặt chân đế của vật là

Xem đáp án

Đáp án D

Mặt chân đế: Nếu vật rắn tiếp xúc với giá đỡ ở nhiều diện tích tách rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc.

* Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.


Câu 19:

Khi nói về cân bằng của một vật, điều nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

+ Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng, sau đó nó thiết lập ngay một vị trí cân bằng mới thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng phiếm định

+ Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm: mặt chân đế có diện tích càng lớn và trọng tâm của vật rắn càng thấp thì cân bằng có mức vững vàng càng cao.


Câu 20:

Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là

Xem đáp án

Đáp án B

Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.

→ Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là cân bằng bền.


Câu 21:

Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án D

Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm: mặt chân đế có diện tích càng lớn và trọng tâm của vật rắn càng thấp thì cân bằng có mức vững vàng càng cao


Câu 22:

Đối với cân bằng phiếm định thì

Xem đáp án

Đáp án C

Cân bằng phiếm định là dạng cân bằng mà vị trí trục quay trùng với trọng tâm của vật. Do đó trọng tâm của vật nằm ở một độ cao không thay đổi.


Câu 23:

Cách nào dưới đây có tác dụng làm tăng mức vững vàng của vật?

Xem đáp án

Đáp án D

Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm: mặt chân đế có diện tích càng lớn và trọng tâm của vật rắn càng thấp thì cân bằng có mức vững vàng càng cao

Để một vật trở nên vững vàng hơn tăng diện tích chân đế hoặc hạ thấp trọng tâm.


Câu 24:

Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là

Xem đáp án

Đáp án B

Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.

→ giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế


Câu 25:

Trong ba vật bằng sắt dưới đây, vật ở hình nào có cân bằng bền hơn cả?

Xem đáp án

Đáp án D

Hình b cân bằng bền hơn các hình khác do có trọng tâm ở vị trí thấp hơn và có diện tích mặt chân đế lớn hơn.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương