70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản (P3)
-
6451 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là
Đáp án D
Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Câu 2:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 30 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực là
Đáp án C
Momen của ngẫu lực M = Fd = 30.0,3 = 9 N.m.
Câu 3:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 40 N. Biết momen của ngẫu lực bằng 12 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là
Đáp án A
Cánh tay đòn của ngẫu lực là d = M/F = 12/40 = 0,3 m = 30 cm
Câu 4:
Khi nói về mômen lực đối với một trục quay, điều nào dưới đây sai?
Đáp án B
Mômen lực có đơn vị là N.m.
Câu 5:
Khi nói về mặt chân đế, phát biểu nào dưới đây sai?
Đáp án C
Mặt chân đế: Nếu vật rắn tiếp xúc với giá đỡ ở nhiều diện tích tách rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc.
Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.
Câu 6:
Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?
Đáp án C
Hợp lực của hai lực song song và cùng chiềU là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực.
F = F1 + F2
Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực.
Câu 7:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là
Đáp án D
Momen của ngẫu lực là M = Fd = 5.0,2 = 1 N/m.
Câu 8:
Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
Đáp án C
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay → cánh tay đòn khác không → momen của lực F đối với trục quay khác không sẽ làm cho vật quay quanh trục quay.
Câu 9:
Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là:
Đáp án C
M = F.d = 20.0,3 = 6 (Nm)
Câu 10:
Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực:
Đáp án C
Câu 11:
Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
Đáp án A
Momen lực đối với một trục quay là địa lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d
- Đơn vị là N.m
- Khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
Câu 12:
Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm
Đáp án A
Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.→ trọng tâm của nó thấp nhất so với các vị trí lân cận.
Câu 13:
Chọn câu đúng
Đáp án C
Trọng tâm của vật rắn trùng với điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật, nếu vật không đòng chất thì trọng tâm không nằm trên trục đối xứng, trọng tâm của bất kỳ vật rắn có thể không nằm trên vật (ví dụ như cái nhẫn)
Câu 14:
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
Đáp án C
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây → người không bị ngã
Câu 15:
Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?
Đáp án B
Tác dụng của hai tai vặn là tạo ra hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là không chính xác?
Đáp án C
Momen ngẫu lực: M = F.d
Trong đó:
F: độ lớn của mỗi lực (N).
d: khoảng cách giữa hai giá của hai lực gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
Câu 17:
Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω = π rad/s. Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
Đáp án D
Khi bị mất momen lực thì không còn lực nào tác dụng vào vật nhưng vật vẫn còn momen quán tính nên vật sẽ quay đều với tốc độ góc ω = π rad/s.
Câu 18:
Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì
Đáp án B
Để hạn chế trục quay bị biến dạng do momen lực gây ra, khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm.
Câu 19:
Mức quán tính của một vật chuyển động quay quanh một trục cố định không phụ thuộc vào:
Đáp án A
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
Câu 20:
Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra, nếu
Đáp án C
Khi vật rắn cân bằng, nó có thể ở một trong ba trạng thái cân bằng sau:
Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật không thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng không bền.
Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.
Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng, sau đó nó thiết lập ngay một vị trí cân bằng mới thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng phiếm định.