Bài tập Quy luật di truyền Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
-
4071 lượt thi
-
45 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận định không đúng khi nói về mức phản ứng?
Đáp án D
Phát biểu sai về mức phản ứng là: D, mức phản ứng do kiểu gen quy định
Câu 2:
Thể đồng hợp là
Đáp án D
Thể đồng hợp là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc tất cả các locus gen
Câu 3:
Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
Đáp án C
Nhận xét sai là C, trong di truyền tế bào chất, con cái có kiểu hình giống nhau và giống mẹ
Câu 4:
G.Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai
Đáp án D
Menđen tìm ra quy luật phân ly độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai hai tính trạng ở cây đậu Hà lan
Câu 5:
Ưu thế lai
Đáp án D
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 của lai khác dòng, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 6:
Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là
Đáp án C
Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, hạn chế sự đa dạng của sinh vật
Câu 7:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen có thể có của thể một là
Đáp án B
Thể một: 2n – 1: B
A: thể khuyết nhiễm
C: thể ba
D thể ba
Câu 9:
Gen đa hiệu là hiện tượng
Đáp án A
Gen đa hiệu là hiện tượng một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng
Câu 10:
Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình là B, khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do kiểu gen quy định
Câu 11:
Khi nói về gen ngoài nhân, phát hiểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Phát biểu đúng về gen ngoài nhân là B
A sai, biểu hiện ở cả 2 giới
C sai, biểu hiện ngay ra kiểu hình
D sai, gen trong tế bào chất được phân chia không đều cho các tế bào con
Câu 12:
Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở:
Đáp án B
Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn cảu các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân. (SGK Sinh học 12 – Trang 47)
Câu 13:
Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?
Đáp án D
Đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 52,53):
- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái. (A đúng) → di truyền theo dòng mẹ (B đúng)
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân (C đúng)
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất. (D sai)
Câu 14:
Thế nào là nhóm gen liên kết?
Đáp án C
Nhóm gen liên kết là: Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào (SGK Sinh học 12 – Trang 45)
Câu 15:
Gen đa hiệu là:
Đáp án A
Gen đa hiệu là gen chi phối nhiều tính trạng khác nhau, do vậy sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng (SGK Sinh học 12 – Trang 44)
Câu 16:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X?
Đáp án C
Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X: (SGK Sinh học 12 – Trang 51)
+ Có hiện tượng di truyền chéo → (1) đúng
+ Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau → (2) đúng
+ Tính trạng có xu hướng dễ biểu thị ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY vì chỉ có một NST × nên kiểu hình được biểu hiện ngay, ở cơ thể mang cặp NST XX thì cần 2 alen lặn mới biểu hiện kiểu hình lặn → (3) Sai
+ Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện khác nhau ở 2 giới → (4) đúng
Câu 17:
Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:
Đáp án B
Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng
Câu 18:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Đáp án A
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể (SGK Sinh học 12 – Trang 41)
Câu 19:
Cho các đặc điểm sau: Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm là:
Đáp án D
Đặc điểm của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y:
+ Chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử XY. Một số loài XY là đực, 1 số loài khác XY lại là cái → A,B sai – D đúng
+ Di truyền thẳng → C sai
Câu 20:
Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
Đáp án C
Khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên một nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết (SGK Sinh học 12 – Trang 45)
Câu 21:
Trong một gia đình, gen ti thể của người con trai có nguồn gốc từ
Đáp án D
Gen ti thể của con trai có nguồn gốc từ ti thể của mẹ do khi thụ tinh, gaio tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. (SGK Sinh học 12 – Trang 53)
Câu 22:
Đối tượng nghiên cứu của Thomas Hunt Morgan (1866 – 1945) sử dụng để tìm ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen là ?
Đáp án D
Đối tượng nghiên cứu của Morgan là ruồi giấm
Câu 23:
Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là:
Đáp án C
Đối tượng nghiên cứu của Menđen là đậu Hà lan
Câu 24:
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
Đáp án D
Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất
Câu 25:
Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
Đáp án C
Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài
Câu 26:
Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là :
Đáp án D
Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến
Câu 27:
Cho biết các nội dung sau:
(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.
(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện theo trình tự các bước là:
Đáp án B
Trình tự các bước để xác định mức phản ứng của một kiểu gen là (3) → (1) → (2) → (4)
Câu 28:
Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền phân ly và phân ly độc lập là
Đáp án C
Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền phân ly và phân ly độc lập là đậu Hà Lan
Câu 29:
Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là:
Đáp án C
Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là:sự mềm dẻo về kiểu hình
Câu 30:
Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng về hoán vị gen là D
A sai, HVG giải thích sự đa dạng của sinh giới
B sai, có thể chỉ diễn ra ở 1 giới, VD: ruồi giấm đực không có HVG
C sai, hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn
Câu 31:
Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
Đáp án A
Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ngoài nhân
Câu 32:
Một trong những đặc điểm của thường biến là
Đáp án C
Thường biến xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, không di truyền, phát sinh trong đời sống cá thể
Câu 33:
Cơ thể nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?
Đáp án B
Cơ thể đồng hợp tử là AABBdd
Câu 34:
Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Phát biểu không đúng là D, Sinh vật có tổ chức cơ thể càng cao chưa chắc có vùng phân bố rộng vì những sinh vật có tổ chức cơ thể đơn giản như các vi sinh vật thì có vùng phân bố rộng hơn các sinh vật tổ chức cao
Câu 35:
Di truyền độc lập là sự di truyền
Đáp án B
Di truyền độc lập là sự di truyền của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 36:
Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tương hoán vị gen?
Đáp án B
Ý B không phải ý nghĩa của HVG, vì HVG không gây ra đột biến cấu trúc NST
Câu 37:
Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập của Menđen là
Đáp án A
Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập của Menđen là mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 38:
Cho giao phối giữa gà trống chân cao, lông xám với gà mái có cùng kiểu hình, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như sau:
- Ở giới đực: 75% con chân cao, lông xám : 25% con chân cao, lông vàng.
- Ở giới cái: 30% con chân cao, lông xám : 7,5% con chân thấp, lông xám : 42,5% con chân thấp, lông vàng : 20% con chân cao, lông vàng.
Hỏi ở F1 gà trống chân cao, lông xám có kiểu gen thuần chủng chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
Đáp án C
P: cao × cao → F1: cao : thấp = 3:1( tính chung cả 2 giới) → cao là trội → A – cao, a – thấp
F1: Xám : vàng = 9:7 → tương tác bổ sung, P dị hợp 2 cặp gen → B-D- Xám , B-dd + bbD- + bbdd : vàng
Cả 2 tính trạng không phân bố đều ở cả 2 giới → cùng liên kết NST giới tính
B và D có vai trò tương đương. Giả sử A và B cùng liên kết X
P : DdXABXab × DdXABY
Gà mái chân cao lông xám có kiểu gen D- XABY = 30% → XABY = 40% →XAB = 40%
→Tỷ lệ gà trống cao xám thuần chủng DDXABXAB là : 0,25 × 0,5 × 0,4 = 5%
Câu 39:
Ở thực vật, xét một locut gen có 4 alen, alen a1 qui định hoa đỏ, alen a2 qui định hoa vàng, alen a3 qui định hoa hồng và alen a4 qui định hoa trắng. Biết các gen trội hoàn toàn theo thứ tự a1 > a2 > a3 > a4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Cho cây lưỡng bội hoa hồng dị hợp tử giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử, kiểu hình của đời con có thể là 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.
(2) Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a1a2a3a4 × a2a3a4a4, các biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, thu được F1 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ
(3) Những cây tứ bội có tối đa 36 loại kiểu gen.
(4) Có tối đa 6 loại kiểu gen của cây lưỡng bội.
Đáp án A
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Cách giải:
(1) đúng, cho cây a2a4 (vàng) × a3a4 (hồng) → 1a2a3: 1a2a4: 1a3a4: 1a4a4 : 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.
(2) đúng, (P): a1a2a3a4 × a2a3a4a4 →
(4) sai, những cây lưỡng bội có tối đa
Câu 40:
Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen bằng 32%. Thực hiện phép lai P giữa ruồi cái với ruồi đực . Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Đời con có tối đa 30 loại kiểu gen khác nhau.
(2) Đời con có tối đa 8 loại kiểu hình khác nhau.
(3) Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng trội chiếm 37,5%.
(4) Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 1,36%.
Đáp án C
Phương pháp:
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Ở ruồi giấm, chỉ có con cái có HVG
Cách giải:
Con đực không có HVG: ab/ab = 0 → A-B-=0,5; A-bb=aaB-=0,25
(1) Sai, đời con có tối đa 7×3=21 kiểu gen
(2) Sai. đời con có 6 loại kiểu hình.
(3) Đúng, tỷ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội: 0,5 × 0,75 = 0,375
(4) Sai, aabb =0 → tỷ lệ cần tính =0
Câu 41:
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ,
ở F1 người ta thu đươc kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 47,22%. Theo lý thuyết, ti lệ kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1 là
Đáp án B
Phương pháp
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Tỷ lệ kiểu hình trội A-B- là: 47,22% : 0,75D- = 62,96%
Vậy tỷ lệ kiểu hình lặn ab/ab là 62,96% - 50 % = 12,96%
Do đó ab = √0,1296 = 0,36 = 36% là giao tử liên kết =AB
Tỷ lệ kiểu gen thuần chủng 3 tính trạng trội:
0,36 × 0,36 × 0,25 = 3,24%
Tỷ lệ cá thể có kiểu hình trội 3 tính trạng thuần chủng trên tổng số cá thể trội 3 tính trạng 3,24% : 47,22 % = 54/787
Câu 42:
Cho P: , hoán vị gen xảy ra ở hai
giới như nhau, alen trội là trội hoàn toàn. Ở F1, số cây cỏ kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 2,25%. Theo lý thuyết, trong số kiểu hình mang 3 tính trạng trội, kiểu gen dị hợp tử vể cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ là:
Đáp án D
Phương pháp
Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Cách giải:
Cây = 2,25% => ab/ab = 2,25% :0,25 = 9% = 0,09
Do đó ab = = 0,3 = AB (giao tử liên kết)
=> Ab = aB = 0,2
Tần số kiểu gen dị hợp 3 cặp gen:
AB/ab Dd + Ab/aB Dd = 2 × 0,3 × 0,3 × 0,5 + 2 × 0,2 ×0,2×0,5 = 0,13 = 13%
Tỷ lệ kiểu hình trội 3 tính trạng: (50% + 9% )× 0,75 = 44,25%
Tỷ lệ cây kiểu gen dị hợp tử 3 cặp gen trên tổng số cây có kiểu hình trội là:
13% : 44,25% = 52/177
Câu 43:
Ở một loại thực vật biết A - hạt trơn trội hoàn toàn so với a - hạt nhăn, alen B - hoa đỏ trội hoàn toàn so với b - hoa trắng, cả hai cặp gen này thuộc cặp NST thường số 1: Alen D - thân cao trội hoàn toàn so với d - thân thấp năm trên cặp NST thường số 2. Khi cho cây thân cao, hạt trơn hoa đỏ lai phân tích thì đời con thu được tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng là 20%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen cua cây đem lai là
Đáp án B
P: (A-B-)D-×ab/ab dd
F1 : ab/ab dd = 20%
→ P: (Aa,Bb)Dd
Có P: Dd × dd →F1 : dd = 0,5
→ F1 : ab/ab = 0,2 : 0,5 = 0,4
→ (Aa,Bb) cho giao tử ab = 0,4 : 1 = 0,4 > 0,25→ đây là giao tử liên kết, f =0,2 = 20%
→ P: AB/ab Dd , f = 20%
Câu 44:
Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Một cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Khi nói về tỉ lệ các loại kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Giả sử kiểu gen của cây này là AaBb
Cây AaBb tự thụ phấn: AaBb × AaBb
→ (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phương án:
A đúng, tỷ lệ đồng hợp:
Câu 45:
Ở một loài thực vật tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen Aa, Bb nằm trên hai cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm; tính trạng màu hoa do cặp gen Dd quy định, trong đó alen D quy dịnh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd thu được đời F1. Cho rằng thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng bội có thể thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là
Đáp án B
Phương pháp:
Ta sử dụng cách đếm số kiểu gen theo số lượng alen
Cách giải
Phép lai: AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd
Xét cặp gen Aa: AAaa× Aaaa → có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Xét cặp gen Bb: Bbbb × BBbb→ có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Xét cặp gen Dd: DDdd × Dddd → có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Vậy số kiểu gen tối đa là 43=64; kiểu hình: 23 = 8