Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử có lời giải (thông hiểu)

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử có lời giải (thông hiểu)

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử có lời giải (thông hiểu - P1)

  • 6240 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 35 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử 1

Ta thấy khi protein bị mất tác dụng là do lactose liên kết với protein ức chế làm chúng bị mất đi cấu hình không gian.


Câu 2:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, khi môi trường không có lactose

Xem đáp án

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử 2

Khi môi trường không có lactose:

- Protein liên kết vào vùng vận hành (O) làm các gen cấu trúc không phiên mã → B đúng, A sai

- C sai.

- D sai vì có lactose hay không thì gen điều hòa vẫn hoạt động.


Câu 3:

Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X, số mã di truyền mã hoá các axit amin là

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: vận dụng kiến thức về bảng mã di truyền.

Với 4 loại nucleotit A,U,G,X tạo ra 43 = 64 bộ ba nhưng có 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc, không mã hóa axit amin nên số bộ ba mã hóa cho axit amin là 64 - 3 = 61.


Câu 4:

Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là 3’..TGTGAAXTTGXA... 5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleôtit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp:

áp dụng nguyên tắc bổ sung A - T; G - X và ngược lại.

Cách giải:

Mạch mã gốc: 3’ ....TGTGAAXTTGXA....5’

Mạch bổ sung: 5’ AXAXTTGAAXGT... .3’


Câu 5:

Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêotit (nu) do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường, số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp:

- Áp dụng công thức tính số nucleotit mỗi loại của gen khi biết tỷ lệ

- Áp dụng kiến thức về đột biến gen.

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử 3 


Câu 6:

Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N^15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N^14 thì sau 5 lân nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N^15?

Xem đáp án

Đáp án: C

Phương pháp: áp dụng kiến thức về sự nhân đôi ADN

Phân tử ADN ban đầu có 2 mạch chứa N^15 sau khi cho nhân đôi 5 lần trong môi trường N^14 thì 2 mạch chứa N^15 nằm trong 2 phân tử ADN khác nhau.


Câu 8:

Có một trình tự ARN 5’…AUG GGG UGX XAU UUU…3’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc chuỗi polipeptit chỉ còn lại 2 aa

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: sử dụng bảng mã di truyền

Trình tự ARN : 5’.. AUG GGG UGX XAU UUU... .3’

Sau đột biến đoạn polipeptit chỉ còn lại 2 aa → đột biến làm xuất hiện mã kết thúc sớm.

Bộ ba có thể đột biến thành bộ ba kết thúc là bộ ba thứ ba : UGX —» UGA (kết thúc).

Vậy đột biến là thay X ở bộ ba thứ ba bằng A.


Câu 9:

Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein Insulin là vì mã di truyền có

Xem đáp án

Đáp án: A

Vì mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các sinh vật co chung bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ) nên khi đưa gen tổng hợp insulin của người vào tế bào E.coli thì vi khuẩn có thể tổng hợp insulin.


Câu 11:

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’,5’XXX3’,5’XXA3’,5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương pháp: Sử dụng bảng mã di truyền.

Ta thấy 4 bộ ba mã hóa cho prolin khác nhau ở vị trí nucleotit thứ 3, vậy khi thay đổi vị trí thứ 3 trong mỗi bộ ba không làm thay đổi axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.


Câu 12:

Chỉ có 3 loại nucleotit A,T,G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương pháp: Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit

Từ 3 loại nu A,T,G xây dựng phân tử ADN thì phân tử này chỉ gồm có A và T (vì không có X để bổ sung với G) → phân tử ARN chỉ có u với A 

→ Số mã di truyền tối đa là: 2^3 =8


Câu 14:

Trong các dạng đột biến gen thì

Xem đáp án

Đáp án: D

Phát biểu đúng là D. Phát biểu A sai vì gen lặn cũng có thể tạo ra kiểu hình thích nghi.


Câu 15:

Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi một axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?

Xem đáp án

Đáp án: A

Đột biến không làm thay đổi số luợng aa, mà chỉ làm thay đổi 1 aa trong chuỗi polipeptit là đột biến thay thế 1 cặp nu mà không làm xuất hiện mã kết thúc.


Câu 16:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

Xem đáp án

Đáp án: C

Khi môi trường có lactose hay không thì gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế.


Câu 18:

Có hai loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Biết hai phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào và các quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra bình thường. Hiện tượng này xảy ra do?

Xem đáp án

Đáp án: C

Một gen phiên mã tạo ra 2 mARN khác nhau, đây là kết quả của sự xử lý mARN sơ khai theo những cách khác nhau (cắt intron, nối exon và sự tổ hợp các exon).


Câu 19:

Một gen có tỷ lệ: Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử 6 Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ = 65,2 % . Đây là dạng đột biến

Xem đáp án

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ phân tử 7


Câu 20:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Phát biểu sai là D vì đột biến mất 1 cặp nucleotit gây hậu quả lớn nên không phải là phổ biến nhất.


Câu 21:

Kiểu gen của cá không vảy là Bb, cá có vảy là bb. Kiểu gen BB làm trứng không nở. tính theo lý thuyết phép lai giữa các con cá không vảy sẽ cho tỷ lệ kiểu hình ở đời con là

Xem đáp án

Đáp án: C

Kiểu gen BB làm trứng không nở.

 

Phép lai giữa các con cá không vảy: Bb × Bb → 1BB:2Bb: 1bb mà hợp tử BB không sống => tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 2/3 cá không vảy: 1/3 cá có vảy


Câu 23:

Phân tích thành phần axit nucleic tách từ ba chủng virut thu được kết quả như sau

Chủng A : A = U = G = X = 25 %

Chủng B : A= G = 20 % ; U = X =30 %

Chủng C : A = T = G = X = 25 %

Vật chất di truyền của

Xem đáp án

Đáp án: B

Phân tích thành phần các axit nucleic

Xét chúng A, B có nucleotit loại U => Vật chất di truyền là ARN

Xét chúng C có nucleotit loại T => Vật chất di truyền là ADN


Câu 29:

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Ý A sai vì dịch mã diễn ra trong tế bào chất 

Ý B sai vì mã kết thúc là 5’UAG3’

Ý C sai vì hai quá trình này diễn ra không đồng thời.


Bắt đầu thi ngay