100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho cơ bản (P5)
-
12149 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho cacbon tác dụng với một lượng HNO3 đặc nóng vừa đủ. Sản phẩm là hỗn hợp khí X (gồm CO2 và NO2). Tỉ khối hơi của X so với H2 là:
Đáp án B
C+ 4HNO3 đặc nóng→ CO2+ 4NO2+ 2H2O
Đặt số mol CO2 là x mol → nNO2= 4x mol
→mhh= mCO2+ mNO2= 44x+ 46.4x=228 x mol
Và nhh= nCO2+ nNO2= x+ 4x= 5x mol
Câu 2:
Cho phản ứng oxi hóa khử:
8R + 30 HNO3→ 8R(NO3)3+ 3 NxOy+ 15 H2O. Hỏi NxOy là chất nào dưới đây?
Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố N ta có: 30 = 8.3+3x suy ra x=2
Bảo toàn nguyên tố O ta có: 30.3= 8.3.3+ 3y+15 suy ra y=1
→NxOy là N2O
Câu 3:
Cho các phản ứng sau:
X (khí) + Y (khí)Z (khí)
Z + Cl2 → X + HCl
Z + HNO2→ T
T→ X+ 2H2O
X, Y, Z, T tương ứng với nhóm chất là:
Đáp án A
N2 (X)+ 3H2 (Y) 2NH3 (Z)
2NH3 (Z)+ 3Cl2 → N2 (X)+ 6HCl
NH3 (Z)+ HNO2→ NH4NO2 (T)
NH4NO2(T)→ N2+ 2H2O
Câu 4:
Trong phòng thí nghiệm, người ta cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là:
Đáp án C
Khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc thì tạo thành khí NO2 độc
Để loại bỏ khí NO2 dùng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2 để chuyển thành muối không độc
Cu+ 4HNO3→ Cu(NO3)2+ 2NO2+2 H2O
4NO2+2Ca(OH)2 → Ca(NO2)2+ Ca(NO3)2+ 2H2O
Câu 5:
Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a,b có mối quan hệ với nhau là:
Đáp án B
Khi cho kim loại Mg tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy xuất hiện khí.
→ Sản phẩm khử là NH4NO3
PTHH:
4Mg+10 HNO3→ 4Mg(NO3)2+ NH4NO3+ 3H2O
a b mol
Suy ra 10a= 4b → 5a=2b
Câu 6:
Cho sơ đồ tổng hợp HNO3 như sau:
NH3→NO →NO2→HNO3
Biết hiệu suất mỗi phản ứng lần lượt là 60%; 50%; 80%.
Tính khối lượng HNO3 thu được nếu ban đầu dùng 44,8 lít khí NH3 (đktc)?
Đáp án A
Theo bảo toàn nguyên tố N ta có;
nHNO3= nNH3= 2 mol → mHNO3=126 gam
Do hiệu suất mỗi phản ứng lần lượt là 60%; 50%; 80% nên
mHNO3 thực tế thu được= 126. 60%.50%.80%= 30,24 gam
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 duy nhất ở đkc. Giá trị của V là:
Đáp án D
Fe+6 HNO3 đặc → Fe(NO3)3+ 3NO2+3 H2O
Ta có : nNO2= 3.nFe= 3. 8,4/56=0,45 mol → V=10,08 lít
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn 12,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Xác định % khối lượng Fe trong hỗn hợp?
Đáp án A
Fe+6 HNO3 đặc → Fe(NO3)3+ 3NO2+3 H2O
Cu+ 4HNO3→ Cu(NO3)2+ 2NO2+2 H2O
Đặt nFe= xmol; nCu= y mol
Ta có mhhX= 56x+ 64y= 12,0
Số mol khí NO2 là nNO2= 3x+ 2y= 0,5 mol
Giải hệ có x= 0,1; y=0,1 → %mFe=46,67%
Câu 9:
Để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được khi thủy phân 4,5375 gam một photpho trihalogenua cần 55 ml dung dịch NaOH 3M. Halogen là nguyên tố nào sau đây?
Đáp án B
Đặt công thức của photpho trihalogenua là PX3
PX3+ 3H2O → 3HX+ H3PO3 (1)
Đặt số mol PX3 là x mol → nHX= 3x mol; nH3PO3=x mol
HX+ NaOH → NaX + H2O (2)
H3PO3+ 2NaOH → Na2HPO3+ 2H2O (3)
Theo PT (2) và (3) có nNaOH= nHX+ 2nH3PO3=3x+ 2x= 5x mol= 0,055.3
→ x=0,033 mol→ MPX3= m/n= 4,5375/ 0,033=137,5 → X=35,5 Nên X là Clo
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) khí X gồm NO và NO2 có = 19 và dung dịch Y (không chứa NH4+). Tính m ?
Đáp án B
Đặt số mol NO là x mol; số mol NO2 là y mol
ta có nX= nNO+ nNO2= x+y= 6,72/22,4= 0,3 mol
mX= mNO+ mNO2= 30x+ 46y= 19.2.0,3 (gam)
Giải hệ trên ta được x= 0,15 và y= 0,15
QT cho e:
Fe → Fe3++ 3e
QT nhận e:
N+5+ 3e→ NO
0,45← 0,15
N+5+ 1e→ NO2
0,15← 0,15
→Tổng số mol e nhận= 0,45+ 0,15= 0,60 mol
Theo định luật bảo toàn electron: ne cho= ne nhận= 0,60 mol
→nFe= 0,60/3= 0,2 mol → mFe=11,2 gam
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí là NO và N2 và dung dịch Z chứa 2 muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:
Đáp án D
QT cho e:
Al → Al3++ 3e
0,11→ 0,33
Cu → Cu2++ 2e
0,15→ 0,3
Tổng số mol e cho: ne cho= 0,33+ 0,3= 0,63 mol
nY= 0,07 mol
Đặt số mol khí NO là x mol. Khí N2 có số mol là y mol→ x+y= 0,07 (1)
QT nhận e:
NO3-+ 3e + 4H+→ NO + 2H2O (1)
3x← x mol
2NO3-+ 10e+ 12H+ →N2+ 6 H2O (2)
10y← y mol
Tổng số mol e nhận là 3x+10 y mol
Theo ĐL bảo toàn e: ne cho= ne nhận nên 3x+10y=0,63 (2)
Từ (1) và (2) ta có x= 0,01 và y= 0,06
Theo 2 bán phản ứng (1) và (2) ta có: nH+= 4x+ 12y=0,76 mol= nHNO3
Câu 12:
P2O5 có tính chất hóa học là phản ứng được với:
1. Nước 2. Sắt 3. NaOH 4. dd AgNO3 5.HNO3
Cho biết tính chất nào đúng?
Đáp án D
1) P2O5+ 3H2O→ 2 H3PO4
3) P2O5+ 3H2O→ 2 H3PO4
H3PO4+ NaOH → NaH2PO4+ H2O
H3PO4+ 2NaOH → Na2HP O4+ 2H2O
H3PO4+ 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O
4) P2O5+ 3H2O→ 2 H3PO4
3AgNO3+ H3PO4→ Ag3PO4+ 3HNO3
Câu 13:
Axit H3PO4 không phản ứng được với:
1. H2O 2. NaOH 3. HCl 4. NaCl 5. Cu(OH)2
Đáp án D
Axit H3PO4 không phản ứng được với: H2O, HCl, NaCl
Axit H3PO4 phản ứng được với: NaOH; Cu(OH)2
H3PO4+ NaOH → NaH2PO4+ H2O
H3PO4+ 2NaOH → Na2HP O4+ 2H2O
H3PO4+ 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O
2H3PO4+ 3Cu(OH)2 → Cu3(PO4)2+6 H2O
Câu 14:
Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng trong dung dịch chứa các muối:
Đáp án A
Ta có: nKOH= 0,15 mol; nH3PO4= 0,1 mol
Ta có: T= nKOH/ nH3PO4= 1,5→ Xảy ra các PT:
H3PO4+ KOH →KH2PO4+ H2O
H3PO4+ 2KOH → K2HP O4+ 2H2O
Câu 15:
Để điều chế được 24,7 kg amophot (tỉ lệ mol các muối trong amophot là 1:1) thì khối lượng H3PO4 nguyên chất cần dùng là:
Đáp án D
Amophot gồm: NH4H2PO4 (x mol) và (NH4)2HPO4 (x mol)
→mAmophot=115x + 132x= 247x= 24,7.103 (gam)
→x= 100 mol
NH3+ H3PO4 → NH4H2PO4
2NH3+ H3PO4 →(NH4)2HPO4
Bảo toàn nguyên tố P ta có: nH3PO4= nNH4H2PO4+ n(NH4)2HPO4= 2x= 200 mol
→H3PO4=19600 gam=19,6 kg
Câu 16:
Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 gam chứa 35,43% Ca(HPO4)2 còn lại là CaSO4. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là:
Đáp án A
Khối lượng Ca(HPO4)2 là: mCa(HPO4)2= 15,55.35,43%=5,509365 gam
→nCa(HPO4)2=0,0237 mol→ nP2O5= nCa(HPO4)2=0,02375 mol (Bảo toàn nguyên tố P)
Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là:
%P2O5= mP2O5.100%/mphân= 0,02375.142.100%/15,55= 21,69%
Câu 17:
Một loại phân ure có chứa 95% (NH2)2CO, còn lại là (NH4)2CO3. Độ dinh dưỡng của loại phân này là:
Đáp án D
Giả sử có 100 gam phân ure → m(NH2)2CO= 95 gam; m(NH4)2CO3= 5 gam
→ n(NH2)2CO= 19/12 mol; n(NH4)2CO3= 5/96 mol
→ nN= 2. n(NH2)2CO +2n(NH4)2CO3=157/48 mol (Bảo toàn nguyên tố N)
Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng hàm lượng % N trong phân.
Độ dinh dưỡng của phân đạm là:
%N= mN.100%/mphân= 157/48. 14.100%: 100= 45,79%
Câu 18:
Khối lượng NH3 và dung dịch HNO3 45% đủ để điều chế 100 kg phân đạm có 34% N là:
Đáp án C
Khối lượng N có trong phân đạm là 100.34%= 34 kg= 34 000 gam
→nN= 17 000/7 mol
NH3+ HNO3→ NH4NO3
Đặt nNH3= nHNO3= x mol→ bảo toàn nguyên tố N ta có:
nN= x+ x= 17 000/7 → x=8500/7 mol
→mNH3= 20642 gam= 20,6 kg
và mdd HNO3 45%= (8500/7).63.100/45=170 000 gam= 170 kg
Câu 19:
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) ure đủ cung cấp 70 kg N là:
Đáp án A
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N
→ Khối lượng ure là mure= mN.100/46= 70.100/46=152,2 kg
Câu 20:
Cho 15,62 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch NaOH aM (hai chất đều phản ứng hết) thu được dung dịch có tổng khối lượng các chất tan bằng 24,2 gam. Giá trị của a là:
Đáp án B
P2O5+ 3H2O→ 2 H3PO4
→ nH3PO4= 2. nP2O5= 2.15,62/142= 0,22 mol
H3PO4+ NaOH → NaH2PO4+ H2O
H3PO4+ 2NaOH → Na2HP O4+ 2H2O
H3PO4+ 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O
Theo các phương trình trên ta có: nH2O =nNaOH= 0,4a mol
Theo ĐLBT khối lượng:
mH3PO4+ mNaOH=mmuối+ mH2O
→ 0,22.98+ 0,4a.40=24,2+ 18.0,4a →a= 0,3 mol