264 Bài tập Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol cơ bản, nâng cao có lời giải (P2)
-
6997 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án D
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
1. oxi hóa không hoàn toàn ancol bằng CuO ta thu được anđehit
2. đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ta thu được ete
3. etylen glycol tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh
4. ancol anlylic làm mất màu dung dịch KMnO4
5. hidrat hóa hoàn toàn anken thu được ancol bậc 1
Số phát biểu đúng là
Đáp án C.
Định hướng tư duy giải
1. Sai, chỉ có ancol bậc một mới cho ra andehit.
2. Sai, có thể cho ra anken (tùy vào điều kiện).
3.Đúng, vì là ancol đa chức có nhóm – OH kề nhau.
4. Đúng, vì có liên kết đôi trong phân tử.
5. Sai, có thể cho ra các ancol bậc 2,3 tùy vào cấu tạo của anken.
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H7OH, C2H5OH và CH3OH thu được 32,4 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là ( biết rằng trong hỗn hợp X, số mol CH3OH và C3H7OH bằng nhau.)
Đáp án A
Câu 10:
Cho 10,6g hỗn hợp 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na tạo thành 2,24 lít H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là
Đáp án C.
Định hướng tư duy giải
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol đó là:
Đáp án B
Câu 13:
Lấy một lượng ancol but-2-in-1,4-diol cho qua bình đựng CuO đun nóng một thời gian được 14,5 gam hỗn hợp X gồm khí và hơi ( Giả sử chỉ xẩy ra phản ứng oxi hóa chức ancol thành chức andehit) Chia X thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 1,68 lit H2 (đktc)
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch nước chứa m gam Br2. Xác định m?
Đáp án A.
Định hướng tư duy giải
Ta sẽ xử lý với dữ liệu X/2 = 7,25(gam) để tránh sai sót.
Câu 15:
Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với
Đáp án A
Câu 16:
Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ > 90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án B
nCO2 = 0,9 mol => nC = 0,9 mol
nH2O = 0,975 mol => nH = 1,95 mol
nH2O>nCO2 => Ancol no
Ctb = 0,9/0,325 = 2,77
Do Z đa chức và có M>90 => Z có số C ≥ 3
=> 2 ancol chỉ có thể là C2H5OH và C2H4(OH)2
=> Z là axit no, 3 chức, mạch hở: CnH2n-4O6
=> T là este no, 3 chức, 1 vòng: Cn+4H2n+2O6
Htb = 1,95/0,325 = 6
Do este có số H>6 nên axit phải có H<6
Vậy E gồm:
X: C2H6O (x mol)
Y: C2H6O2 (y mol)
Z: C4H4O6 (z mol)
T: C8H10O6 (t mol)
x+y+z+t = 0,325
BTNT C: 2x+2y+4z+8t = 0,9
BTNT H: 6x+6y+4z+10t = 1,95
Giải ta thu được:
x+y = 0,25; z = 0,05; t = 0,025
%nT = 0,025/0,325 = 7,7%
Câu 17:
Để sản xuất 10 lít C2H5OH 46o (d = 0,8 g/mL) cần bao nhiêu kg tinh bột biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất đạt 80% ?
Đáp án D
Ta có
VRượu nguyên chất = 10×0,46 = 4,6 lít.
⇒ mRượu = 4,6×0,8 = 3,68 gam ⇒ nRượu = 0,08 kmol.
Ta có phản ứng:
C6H10O5 + H2O 2C2H5OH + 2CO2.
⇒ nTinh bột = = 0,05 kmol
⇒ mTinh bột = 8,1 kg
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X thì cần 6,832 lít O2(đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là:
Đáp án C
Ta có:
1C3H8O3.2CH4 = 2C2H6O.1CH4O
Coi hhX gồm CnH2n + 2O a mol và CmH2mO2 b mol.
nCO2 = na + mb = 0,31 (1)
nO2 = 1,5na + (1,5m - 1)b = 0,305 (2)
Từ (1), (2) → b = 0,16
→ m < 0,31 ÷ 0,16 = 1,9375
→ Axit là HCOOH
• hhX gồm ancol và 0,16 mol HCOOH phản ứng 0,2 mol NaOH
→ Sau phản ứng thu được 0,16 mol HCOONa và 0,04 mol NaOH dư
→ m = 0,16 x 68 + 0,04 x 40 = 12,48 gam
Câu 26:
Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là:
Chọn đáp án B
Gọi số mol hai ancol X, Y là x mol và số mol hiđrocacbon Z là y mol.
♦ đốt M + 0,07 mol O2 ―t0→ 0,04 mol CO2 + ? mol H2O.
hiđrocacbon không có Oxi, hai ancol đều đơn chức có 1 Oxi
⇒ nO trong M = x mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố Oxi có
nH2O = x + 0,07 × 2 – 0,04 × 2
= x + 0,06 mol.
Tương quan đốt:
∑nH2O - ∑nCO2 = (x + 0,06) – 0,04
= x + 0,02
ancol no, đơn chức, mạch hở
⇒ hiđrocacbon phải là ankan
và nankan = 0,02 mol.
⇒ số Chđc Z phải < 2 vì nếu ≥ 2 thì
nCO2 ≥ 2 × 0,02 = 0,04 mol rồi.
⇒ Hiđrocacbon Z chỉ có 1C
→ ứng với chất là CH4: khí metan.
Câu 27:
Oxi hóa 6,4 gam một ancol đơn chức thu được 9,92g hỗn hợp X gồm anđehit, axit, nước và ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 lít CO2 ở đktc. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng kim loại bạc thu được là
Chọn đáp án C
gọi ancol đơn chức dạng RCH2OH
Các phản ứng xảy ra:
RCH2OH + [O] → RCOH + H2O
RCH2OH + 2[O] → RCOOH + H2O.
→ BTKL có m[O] = 9,92 – 6,4 = 3,52 gam
⇒ n[O] = 0,22 mol.
phản ứng với NaHCO3:
RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O.
có 0,06 mol CO2↑ ⇒ nRCOOH = 0,06 mol
⇒ [O] cần để tạo axit là 0,12 mol
⇒ lượng cần cho tạo anđehit còn lại 0,1 mol
⇒ nRCHO = 0,1 mol.
9,92 gam X còn có cả ancol dư
⇒ Mancol = 0,64 ÷ (0,1 + 0,0,6 + nancol dư) < 40
⇒ chỉ còn ancol metylic CH3OH (M = 32) thỏa mãn.
Theo đó, quan tâm X chứa 0,1 mol HCHO và 0,06 mol HCOOH.
Ta có:
HCHO 4Ag
HCOOH 2Ag
⇒ ∑nAg↓ = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,52 mol
⇒ mAg↓ = 0,52 × 108 = 56,16 gam.
Câu 29:
Hiđro hóa hoàn toàn chất hữu cơ X (mạch hở) tạo thành 4-metylpentan-2-ol. Số đồng phân cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X là
Chọn đáp án D
có 5 đồng phân cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X gồm:
Câu 31:
Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140°C) thì số ete thu được tối đa là
Chọn đáp án D
Câu 32:
Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu đuợc 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn luợng hỗn hợp đó thu đuợc 23,4 ml H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa
Chọn đáp án D
Đặt nC2H5OH = x; nCH3COOH = y
⇒ 46x + 60y = 25,8(g).
Lại có:
DH2O = 1g/ml
⇒ nH2O = 23,4 × 1 ÷ 18 = 1,3 = 3x + 2y
⇒ Giải hệ có:
x = 0,3 mol; y = 0,2 mol
⇒ hiệu suất tính theo CH3COOH.
nCH3COOC2H5 = 14,08 ÷ 88 = 0,16 mol
⇒ H = 0,16 ÷ 0,2 × 100% = 80%.
Câu 33:
Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở, thuần chức gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít khí O2 (đktc), thu được 14,96 gam CO2 và 9 gam H2O. Mặt khác đun nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 5,36 gam một muối duy nhất và hỗn hợp Y chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 140° thu được m gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong Y đều bằng 80%. Giá trị gần nhất của m là
Chọn đáp án C
nCO2 = 0,34 mol < nH2O = 0,5 mol
⇒ 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.
Đặt ∑nancol = x; neste = y
⇒ nX = x + y = 0,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố Oxi:
⇒ nO/X = 0,26 mol = x + 4y
⇒ x = 0,18 mol; y = 0,02 mol.
Bảo toàn khối lượng:
mX = 14,96 +9 -0,46 × 32=9,24(g).
⇒ Thí nghiệm 2 dùng gấp 18,48 ÷ 9,24 = 2 lần thí nghiệm 1.
18,48(g) X chứa 0,36 mol hỗn hợp ancol và 0,04 mol este.
⇒ nNaOH phản ứng = 0,04 × 2 = 0,08 mol.
Bảo toàn khối lượng:
mY = 18,48 + 0,08 × 40 - 5,36 = 16,32(g)
nY = 0,36 + 0,04 × 2 = 0,44 mol.
Lại có: 2 ancol → 1 ete + 1 H2O
⇒ nH2O = 0,44 ÷ 2 = 0,22 mol.
Bảo toàn khối lượng:
m = 0,8 × (16,32 - 0,22 × 18) = 9,888(g)
Câu 34:
Oxi hóa 0,12 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với K dư, thu được 0,756 lít khí H2(đktc). Phần hai cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 14,58 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là
Chọn đáp án C
Ta có
+ Phần 1: 2nAxit + nAndehit + nAncol dư = nAxit + nAncol = 2nH2
+ Phần 2: Nếu ancol là CH3OH: cả axit và andehit đều có phản ứng
⇒ nAndehit = = 0,02 mol.
+ Phần trăm ancol bị oxi hóa =
+ Nếu ancol không phải CH3OH.
nAndehit = = 0,045 > 0,04 ⇒ Loại.
Câu 35:
Công thức phân tử của glixerol là
Đáp án A
Glixerol có CTPT là C3H8O3 ứng với công thức C3H5(OH)3
Câu 36:
Trên nhãn chai cồn y tế ghi "cồn 70°". Cách ghi đó có ý nghĩa là
Chọn đáp án A
+ Độ rượu là số ml rượu Etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.
⇒ Cồn 70 độ là cứ 100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất.
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
Chọn đáp án D
nH2O > nCO2
⇒ ancol X là ancol no, mạch hở dạng CnH2n + 2Om.
theo giả thiết, giả sử nCO2 = 3 mol
⇒ nH2O = 4 mol và nO2 cần = 4,5 mol.
Phản ứng:
CnH2n + 2Om + 4,5 mol O2 → 3 mol CO2 + 4 mol H2O.
Tương quan đốt:
nX = nH2O – nCO2 = 1 mol
⇒ n = nCO2 : nX = 3.
Bảo toàn nguyên tố Oxi có
nO trong X = 3 × 2 + 4 – 2 × 4,5 = 1 mol
⇒ m = 1.
Vậy, công thức phân tử của X là C3H8O
Câu 38:
Nhiều vụ ngộ độc rượu do trong rượu có chứa metanol. Công thức của metanol là:
Đáp án B