Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 3 - Tự luận)
-
7777 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
a/ (1,0 điểm) Chuyển động thẳng nhanh dần đều, thẳng chậm dần đều là gì?
b/ (1,0 điểm) Chuyển động tròn đều là gì?
c/ (1,0 điểm) Vào thế kỉ 16, Galileo Galilei đã thả hai quả đạn có khối lượng khác nhau từ trên tháp nghiêng Pisa (Ý) để chứng minh các vật đều rơi nhanh như nhau. Từ thí nghiệm trên, biết rằng nơi thả vật có độ cao là 57 m. Nếu bỏ qua ảnh hưởng của không khí thì sau bao lâu vật rơi chạm đất ? Lấy g = 10 m/.
a/ (1,0 điểm) Chuyển động thẳng nhanh dần đều, thẳng chậm dần đều là gì?
Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
b/ (1,0 điểm) Chuyển động tròn đều là gì?
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn
và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
c/ (1,0 điểm) Thời gian rơi của vật
Câu 2:
Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lí là quán tính. Em hãy tìm một ví dụ về điều đó và nêu cách phòng tránh tai nạn trong những trường hợp như thế?
Ví dụ: Trong các vụ tai nạn tàu hỏa, tàu hỏa không thể phanh gấp vì tàu hỏa đang chuyển động thường có quán tính lớn. Nếu tàu hỏa phanh gấp sẽ làm cho đoàn tàu phía sau bị lật khỏi đường ray gây tai nạn nghiêm trọng.
Vì thế, khi đi đến đoạn giao với đường sắt, người đi đường cần chú ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận trước khi băng qua đường.
Câu 3:
Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 50 m thì đạt vận tốc 54 km/h. Biết lực kéo của động cơ xe có độ lớn 2200 N, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là μ.
Lấy g = 10 m/s2.
a/ (0,5 điểm) Vẽ hình biểu diễn các lực cơ bản tác dụng lên vật.
b/ (0,5 điểm) Tính gia tốc của vật.
c/ (1,0 điểm) Tính hệ số ma sát μ giữa bánh xe và mặt đường.
a/ (0,5 điểm)
b/ (0,5 điểm)
Gia tốc:
c/ (1,0 điểm)
Áp dụng định luật II Niu – tơn:
Chiếu lên chiều dương (hoặc chiếu lên chiều chuyển động)
Câu 4:
a/ (1,0 điểm) Phát biểu và viết hệ thức của định luật ba Niu – tơn.
b/ (1,0 điểm) Một lò xo nhẹ, có chiều dài tự nhiên là 12 cm một đầu được giữ cố định. Treo một vật có khối lượng m = 200 g vào đầu dưới của lò xo, ở trạng thái cân bằng thì chiều dài lò xo lúc này là 14 cm. Lấy g = 10 m/. Tính độ cứng của lò xo.
a/ (1,0 điểm) Phát biểu và viết hệ thức của định luật ba Niu – tơn.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực.
Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
b/ (1,0 điểm)
Khi vật cân bằng: Fđh = P
Câu 5:
a/ (1,0 điểm) Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc momen lực).
b/ (1,0 điểm) Bạn An đang cùng với bố của mình ngồi trên một chiếc bập bênh như hình vẽ. Bạn An phải ngồi cách bố mình một đoạn bao nhiêu để bập bênh đạt trạng thái cân bằng? Biết trục quay O nằm tại trọng tâm của bập bênh.
Cho d = 1 m, = 770 N, = 350 N.
a/ (1,0 điểm)
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
b/ (1,0 điểm)
Áp dụng qui tắc momen:
Khoảng cách giữa bạn An và bố mình là: 2.2 + 1 = 3.2 m