Thứ bảy, 04/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao

100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao

100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (P2)

  • 14758 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng:

Xem đáp án

Đặt số mol Mg là 14 x mol và MgO là x mol

→mhỗn hợp=14x.24+40x=3,76 gam→ x=0,01 mol

Bảo toàn nguyên tố Mg ta có : nMg(NO3)2= nMg+ nMgO=14x+x=0,15 mol

→ mMg(NO3)2=22,2 gam <mT → T phải chứa NH4NO3

→ mNH4NO3= 23-22,2=0,8 gam → nNH4NO3=0,01 mol

nkhí=0,02 mol. Giả sử số oxi hóa của N trong sản phẩm khí là a

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

0,14→         0,28 mol

Quá trình nhận e:

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (2)

          0,08  0,1     0,01 mol

-Nếu khí có 1 nguyên tử N:

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,02  0,02

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,28= 0,08 + 0,02. (5-a)→ a= -5 loại

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0,04     0,02

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,28= 0,08 + 0,04. (5-a)→ a= 0→ Khí là N2

2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (3)

                    0,24    0,02

TheoPT (2) và (3):

nH+= 10nNH4++ 12nN2= 0,1+0,24= 0,34 mol= nHNO3 pứ với Mg

MgO + 2HNO3→ Mg(NO3)2+H2O

0,01    0,02

Vậy tổng số mol HNO3 phản ứng là 0,34+ 0,02= 0,36 mol

Đáp án B


Câu 4:

Hòa tan 12 gam Mg trong V (lít ) dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít khí N2O (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

nMg=0,5 mol= nMg(NO3)2, nN2O= 0,1 mol

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

0,5→             1 mol

Quá trình nhận e:

2NO3-+ 8e+ 10H+ → N2O + 5H2O (2)

            0,8   1,0        0,1 mol

Do số mol e cho ở (1) khác số mol e nhận ở (2) nên phải có quá trình tạo NH4+

Theo ĐLBT e: necho= ne nhận= 1 mol → ne nhận ở (3)= 1-0,8=0,2 mol

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

          0,2    0,25     0,025 mol

Vậy cô cạn X thu được 2 muối là  0,5 mol Mg(NO3)2 và 0,025 mol NH4NO3→m=76 gam

Đáp án B


Câu 5:

Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là:

Xem đáp án

nHNO3pu= 0,87 mol

Đặt số mol N2 là x mol; số mol N2O là y mol

→x+y=0,06

mhỗn hợp= 28x+44y= 0,06.20,667.2=2,48 gam

Giải hệ trên được x=0,01 ; y= 0,05

2NO3-+ 8e+ 10H+ → N2O + 5H2O (1)

            0,4   0,5   ← 0,05 mol

2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (2)

                    0,12← 0,01

Theo PT (1), (2): nH+= 0,5+0,12= 0,62 mol= nHNO3

Mà đề cho nHNO3pu= 0,87 mol

→Có phản ứng tiếp :

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

          0,2    0,25     0,025 mol

nH+ pứ 3= 0,87- 0,62= 0,25 mol

bảo toàn nguyên tố H: nH (HNO3)= nH(NH4NO3)+ nH(H2O)

→0,87= 0,025.4+ 2.nH2O→ nH2O=0,385 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mkim loại+ mHNO3= m +mkhí+ mH2O

↔ 9,55+ 0,87.63=m+2,48 + 0,385.18 → m=54,95 gam

Đáp án A


Câu 6:

Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 cM vừa đủ thu được 2,24 lít khí A (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A là khí nào đây?

Xem đáp án

Do khí A là sản phẩm  khử duy nhất nên muối khan chỉ có R(NO3)n (n là hóa trị cao nhất của kim loại R)

Ta luôn có nR= nR(NO3))n nên

mRmR(NO3)n=RR+62n=9,659,2

 →R=12n

Vì n chỉ nhận giá trị 1, 2, 3 nên ta thấy chỉ có n=2, R=24(Mg) là thỏa mãn

nMg=0,4mol, nkhí= 0,1mol

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

0,4→            0,8 mol

Quá trình nhận e:

-Nếu khí có 1 nguyên tử N:

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,1  0,1

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,8= 0,1. (5-a)→ a= -3 loại

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0,2     0,1

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,8= 0,2. (5-a)→ a= 1→ Khí là N2O

Đáp án D


Câu 7:

Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. Sản phẩm X là:

Xem đáp án

Ta tính được nZn= 0,05 mol, nAl= 0,1 mol, nkhí= 0,04 mol

Quá trình cho e:

Zn→ Zn2++ 2e  (1)

0,05→       0,1 mol

Al→ Al3++ 3e  (1)

0,1→       0,3 mol

→Tổng số mol e cho là 0,4 mol

Quá trình nhận e:

-Nếu khí có 1 nguyên tử N:

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,04  0,04

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,4= 0,04. (5-a)→ a= -5 loại

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0,08     0,04

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,4= 0,08. (5-a)→ a= 0→ Khí là N2

Đáp án B


Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X bằng 200ml dung dịch HNO3 loãng, lạnh vừa đủ chỉ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nhẹ thấy có 224ml khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là:

Xem đáp án

X+ HNO3→ Dung dịch Y

Dung dịch Y + NaOH→ Khí

→Dung dịch Y phải có NH4NO3

NH4NO3+ NaOH → NaNO3+ NH3↑ + H2O

0,01←                                   0,01 mol

QT nhận e:

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

                   0,1     0,01 mol

nHNO3= nH+= 0,1 mol →CM HNO3= 0,1/0,2= 0,5 (M)

Đáp án C


Câu 9:

Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:

-Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).

-Phần 2: Tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 27,875 gam hỗn hợp muối clorua.

Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án A

QT cho e: Xét với ½ khối lượng hỗn hợp

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

x                  2x mol

Al→ Al3++ 3e  (2)

y                 3y mol

Cu→ Cu2++ 2e  (3)

z                 2z mol

→ne cho= 2x+ 3y+2z mol

QT nhận e:

-Phần 1: nNO2=0,47 mol

N+5+ 1e→ NO2

         0,47  0,47 mol

Theo ĐL bảo toàn e: ne cho= 2x+ 3y+2z = ne nhận= 0,47

-Phần 2:

Cl2+ 2e→ 2Cl-

         0,47  0,47

Theo ĐL bảo toàn e: ne cho= 2x+ 3y+2z = ne nhận= 0,47

mmuối clorua= mkim loại+ mCl-= mkim loại+ 0,47.35,5=27,875 → mkim loại=11,19 gam → m= 11,19.2=22,38 gam


Câu 10:

Hòa tan 6,21 gam kim loại M trong V ml dung dịch HNO3 0,2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử nào khác). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M và giá trị của V là:

Xem đáp án

X gồm 2 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí và là sản phẩm khử của N nên X là N2, N2O

Đặt nN2= x mol; nN2O= y mol

Ta có nX= x+ y= 0,075 mol

mX= nX.MX= 0,075.17,2.2= 28x+ 44y

Giải hệ trên có : x= 0,045 ; y=0,03

QT nhận e :

2NO3-+ 8e+ 10H+ →    N2O + 5H2O (1)

            0,24  0,3   ← 0,03 mol

2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (2)

             0,45   0,54← 0,045

Theo PT (1), (2): nH+= 0,3+0, 54= 0,84 mol= nHNO3→ Vdd HNO3= 4,2 lít

QT cho e:

M → Mn++ ne

0,69/n        0,69 mol

Theo ĐL bảo toàn e : ne cho = ne nhận= 0,24+0,45= 0,69 mol

MM= mM/nM= 6,21 : 0,69/n=9n

Xét n=1, 2, 3 thì thấy chỉ có n=3, M=27 (Al) thỏa mãn

Đáp án D


Câu 11:

Cho 4,86 gam bột nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được  m gam muối khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Ta có: nAl= 0,18 mol= nAl(NO3)3; nNO= 0,1 mol

QT cho e :

Al→ Al3++ 3e  (1)

0,18              0,54 mol

QT nhận e :

N+5+ 3e → NO (2)

        0,3    0,1

Nếu chỉ có quá trình nhận e (2) thì số mol e cho khác số mol e nhận

Do đó phải có quá trình :

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

           0,24→        0,03

Theo ĐL BT e : ne cho= ne nhận nên 0,54= 0,3+ ne nhận ở quá trình 3

→ ne nhận ở quá trình 3= 0,24 mol

Muối khan thu được có Al(NO3)3 : 0,18 mol; NH4NO3: 0,03 mol

→m=0,18. 213 + 0,03.80=40,74 gam

Đáp án A


Câu 12:

Cho một lượng Al phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 nồng độ aM, thu được 0,2 mol N2 và dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 0,1 mol khí. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án D

Cho NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 0,1 mol khí.

→Dung dịch X có chứa NH4NO3

NH4NO3+ NaOH → NaNO3+ NH3↑ + H2O

0,1←                                      0, 1 mol

QT nhận e:

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (1)

                   1,0     0,1 mol

2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (2)

                     2,4←  0,2mol

Theo 2 bán phản ứng  (1), (2):

 nH+= 10nNH4++ 12.nN2= 10.0,1+ 12.0,2= 3,4 mol=nHNO3

→a= 3,4/2=1,7M


Câu 13:

Hòa tan 1,68 gam kim loại Mg vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0,448 lít một chất khí Y duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 11,16 gam muối khan. Công thức phân tử của khí Y và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:

Xem đáp án

 nMg= 0,07 mol=nMg(NO3)2 → mMg(NO3)2= 0,07. 148= 10,36 gam≠ 11,16 gam

→Muối khan phải chứa cả Mg(NO3)2 và NH4NO3

mNH4NO3=11,16- 10,36= 0,8 gam →nNH4NO3= 0,01 mol

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

0,07→        0,14 mol

Quá trình nhận e: nkhí= 0,02mol

NO3-+ 8e         + 10H+ → NH4+ + 3H2O (2)

           0,08        0,1     0,01 mol

-Nếu khí có 1 nguyên tử N:

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,02  0,02

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,14= 0,02. (5-a)+0,08→ a= 2 → NO

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0,04     0,02

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,14= 0,04. (5-a) + 0,08→ a= 3,5 loại

Ta có:

NO3-+ 3e+4H+→ NO+ 2H2O (3)

          0,06  0,08   0,02 mol

Theo các bán phản ứng (2) và (3)

nH+= 10nNH4++ 4.nNO= 10.0,01+ 4.0,02= 0,18 mol=nHNO3

→V= 0,18/0,25= 0,72 lít

Đáp án B


Câu 14:

Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,58 mol HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,03 mol N2O và 0,02 mol NO. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án D

QT cho e :

Al→ Al3++ 3e  (1)

QT nhận e:

2NO3-+ 8e+ 10H+ →    N2O + 5H2O (3)

            0,24  0,3   ← 0,03 mol

NO3-+ 3e     +    4H+→ NO+ 2H2O (4)

             0,06     0,08←   0,02

Theo bán phản ứng (3) và (4) ta có:

nH+= 10.nN2O+ 4.nNO= 10.0,03 + 4.0,02= 0,38 mol≠ 0,58 mol

Do đó còn có thêm quá trình nhận e tạo NH4+

NO3-+ 8e         + 10H+ → NH4+ + 3H2O (5)

           0,16 ←    0,2          0,02

nH+ pt5= 0,58- 0,38= 0,2 mol

Theo bán phản ứng (3), (4), (5) ta có:

ne nhận= 8. nN2O+ 3.nNO+ 8nNH4+= 0,24+ 0,06+ 0,16= 0,46 mol

Theo ĐL bảo toàn e :  ne cho= ne nhận= 0,46 mol → nAl= 0,46/3 mol

→mAl= 4,14 gam

 


Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn 7,15 gam kim loại M hóa trị 2 vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,448 lít(đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí (số mol hai khí bằng nhau) và dung dịch chứa 21,19 gam muối. Kim loại M là:

Xem đáp án

2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí và là sản phẩm khử của N+5 chỉ có thể là N2 và N2O

-TH1: 21,19 gam muối không có muối NH4NO3

Theo bảo toàn nguyên tố M ta có: nM= nM(NO3)2

mMmM(NO3)2=MMMM(NO3)27,1521,19=MM+62,2

 →M= 63,148 Loại

Do đó trường hợp này loại

-TH2: 21,19 gam muối có muối NH4NO3

QT cho e:

M        → M2++  ne (1)

7,15/M              7,15.2/M

QT nhận e : nkhí= 0,02 mol. Mà số mol hai khí bằng nhau nên nN2O= nN2=0,01mol

2NO3-+ 8e+ 10H+ →    N2O + 5H2O (2)

            0,08  0,1   ← 0,01 mol

2NO3-+ 10e+12H+→ N2+ 6H2O (3)

             0,1   0,12← 0,01 mol

NO3-+ 8e         + 10H+ → NH4+ + 3H2O (4)

             8x                         xmol

Đặt số mol muối NH4+ là x mol

Theo ĐL BT e: ne cho= ne nhận nên 7,15.2/M= 0,08 + 0,1+8x (*1)

Mặt khác : mmuối= mM(NO3)2+ mNH4NO3= 7,15/M. (M+124)+80x= 21,19 (*2)

Từ (*1) và (*2) ta có: x= 5.10-3 và M=65. M là Zn

Đáp án D


Câu 16:

Khi cho 26,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 8,96 lít hỗn hợp X gồm hai khí có tỉ lệ mol 1:1, trong đó có một khí màu nâu (phản ứng không tạo muối amoni, khí đo ở đktc). Xác định các khí có trong X.

Xem đáp án

Ta có: nMg= 1,1 mol; nX= 0,4 mol

Hỗn hợp X có 1 khí màu nâu nên phải chứa NO2

Số mol mỗi khí trong X là 0,2 mol

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

1,1→             2,2 mol

Quá trình nhận e:

NO3-+ 1e         + 2H+ → NO2 + H2O (2)

           0,2        ←          0,2mol

-Nếu khí có 1 nguyên tử N: Gọi a là số oxi hóa của N có trong khí

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,2  0,2

Theo ĐL bảo toàn electron có: 2,2= 0,2. (5-a)+0,2→ a= -5 → Loại

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0, 4    0,2

Theo ĐL bảo toàn electron có: 2,2= 0,4. (5-a) + 0,2→ a= 0→ Khí là N2

Vậy trong X chứa NO2 và N2

Đáp án C


Câu 17:

Hòa tan 12 gam Mg trong V ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 2,24 lít  khí N2O (đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là:

Xem đáp án

 nMg=0,5 mol= nMg(NO3)2, nN2O= 0,1 mol

Quá trình cho e:

Mg→ Mg2++ 2e  (1)

0,5→             1 mol

Quá trình nhận e:

2NO3-+ 8e+ 10H+ → N2O + 5H2O (2)

            0,8   1,0        0,1 mol

Do số mol e cho ở (1) khác số mol e nhận ở (2) nên phải có quá trình tạo NH4+

Theo ĐLBT e: necho= ne nhận= 1 mol → ne nhận ở (3)= 1-0,8=0,2 mol

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

          0,2    0,25     0,025 mol

Theo bán phản ứng (2) và (3) ta có

nH+= nH+PT 2+ nH+PT3= 1 + 0,25= 1,25 mol→ V= 1,25/2= 0,625 lít= 625 ml

Đáp án C


Câu 18:

Hòa tan 0,03 mol FexOy trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 0,672 lít khí X duy nhất (đktc). X là:

Xem đáp án

 QT cho e:

FexOy → xFe+3+ (3x-2y) e

0,03                  0,03(3x-2y) mol

QT nhận e: nkhí X= 0,03 mol

-Nếu khí có 1 nguyên tử N: Gọi a là số oxi hóa của N có trong khí

N+5 + (5-a) e→ N+a

       (5-a).0,03  0,03

Theo ĐL bảo toàn electron có:

0,03 (3x-2y)= 0,03 (5-a)

Nếu x=y=1 thì a= 4→ NO2

Nếu x=3, y=4 thì a= 4→ NO2

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a

          (5-a).0,06    0,03

Theo ĐL bảo toàn electron có:

0,03(3x-2y)= (5-a).0,06    hay 3x-2y= 2(5-a)

Nếu x=y=1 thì a= 4,5 Loại

Nếu x=3, y=4thì a= 4,5 Loại

Vậy X là NO2

Đáp án A


Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch D và không có khí thoát ra. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 6,72 lít khí (đktc). M là kim loại nào dưới đây?

Xem đáp án

 X+ HNO3→ Dung dịch D

Dung dịch D + NaOH→ Khí

→Dung dịch D phải có NH4NO3

NH4NO3+ NaOH → NaNO3+ NH3↑ + H2O

0,3←                                   0,3 mol

QT nhận e:

NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)

           2,4              0,3 mol

ne nhận= 8nNH4+= 2,4 mol

QT cho e: Gọi số oxi hóa cao nhất của kim loại M là n (n=1,2,3)

M → Mn++ ne

Theo ĐLBT e : necho= ne nhận nên ne cho= 2,4 mol → nM= 2,4/ n mol

→MM= mM: nM= 21,6: 2,4/n=9n

Thay các giá trị n và M ta thấy chỉ có n=3, M=27 thỏa mãn

Vậy M là Al.

Đáp án B


Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam Al bằng dung dịch HNO3 thoát ra 336ml khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là:

Xem đáp án

 Quá trình cho e: nAl= 0,05mol

Al→ Al3+            + 3e  (1)

0,05→             0,15 mol

Quá trình nhận e: nkhí X= 0,015 mol

-Nếu khí X có 1 nguyên tử N: Gọi a là số oxi hóa của N có trong khí

N+5 + (5-a) e→     N+a

       (5-a).0,015  0,015

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,15= 0,015. (5-a)→ a= -5 → Loại

-Nếu khí có 2 nguyên tử N:

2N+5 + 2(5-a) e→         N2+a

          (5-a). 0,03    0,015

Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,15= 0,03. (5-a) → a= 0→ Khí X là N2

Đáp án A


Bắt đầu thi ngay