Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao

100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao

100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (P6)

  • 14175 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaOH. Nếu chỉ được phép sử dụng một thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch trên, có thể dùng dung dịch:

Xem đáp án

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Na2SO4

Ba(OH)2+ Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH

-Không có hiện tượng gì thì đó là NaOH

Đáp án B


Câu 2:

Cho các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên chỉ có thể chỉ dùng 1 hóa chất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 5 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là Al(NO3)3

2Al(NO3)3+ 3Ba(OH)2→ 3Ba(NO3)2+ 2Al(OH)3

2Al(OH)3+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là Cu(NO3)2

Cu(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Cu(OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là Fe(NO3)2

Fe(NO3)2+ Ba(OH)2→ Ba(NO3)2+ Fe(OH)2


Câu 3:

Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3, CuCl2, ZnCl2?

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch NH3 dư lần lượt vào các dung dịch trên ta có:

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AlCl3

AlCl3+ 3NH­3+ 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì đó là FeCl3

FeCl3+ 3NH­3+ 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch xanh thẫm thì đó là CuCl2

CuCl2+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Cu(OH)2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch trong suốt thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2+ 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2


Câu 4:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: NH4­NO3, (NH4)2CO3, ZnCl2, BaCl2, FeCl2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch NaOH vào các dung dịch trên:

-Dung dịch nào làm xuất hiện chất khí có mùi khai thì đó là NH4NO3 và (NH4)2CO3

NaOH + NH4NO3 → NaNO3+ NH3+ H2O

2NaOH + (NH4)2CO3 → Na2CO3+ 2NH3+ 2H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu ngoài không khí thì đó là FeCl2

FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là BaCl2

Lấy dung dịch BaCl2 vừa nhận được ở trên vào NH4NO3 và (NH4)2CO3:

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là (NH4)2CO3

(NH4)2CO3+ BaCl2 → BaCO3 ↓ + 2NH4Cl

-Dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là NH4NO3


Câu 5:

Cho 6 lọ mất nhãn chứa 6 dung dịch sau: NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4, CuSO4, MgCl2, ZnCl2. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận ra cả 6 chất trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

 

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 6 dung dịch trên:

-Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng và khí có mùi khai thì đó là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NH3↑+ 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện chất khí mùi khai thì đó là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3↑ + 2H2O

-Dung dịch nào xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan trong kiềm dư thì đó là ZnCl2

ZnCl2+ Ba(OH)2 → Zn(OH)2 ↓ + BaCl2

Zn(OH)2 + Ba(OH)2→ BaZnO2+ 2H2O

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là CuSO4

CuSO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ Cu(OH)2

-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là MgCl2

MgCl2+ Ba(OH)2→ BaCl2+ Mg(OH)2

-Không có hiện tượng gì thì đó là NaNO3


Câu 6:

Cho các mẫu phân bón sau: KCl , Ca(H2PO4)2 , NH4H2PO4 và NH4NO3 . Dùng 1 hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các mẫu phân bón trên?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào các dung dịch trên:

-Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Ca(H2PO4)2:

Ca(H2PO4)2+ 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2+ 4H2O

-Nếu vừa xuất hiện chất khí có mùi khai và kết tủa trắng thì đó là NH4H2PO4

2NH4H2PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2+ 2NH3+ 6H2O

-Nếu xuất hiện chất khí có mùi khai thì đó là NH4NO3:

2NH4NO3+ Ca(OH)2 → Ca(NO3)2+ 2NH3+ 2H2O


Câu 7:

Cho 37,8 gam hỗn hợp X gồm NH4NO3 và (NH4)3PO4 tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,68 lít khí (đktc). Tính % khối lượng (NH4)3PO4 có trong hỗn hợp X?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2+ 2NH3↑+ 2H2O

2(NH4)3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2+ 6NH3↑+6 H2O

Đặt nNH4NO3= x mol; n(NH4)3PO4= y mol → 80x + 149 y= 37,8 gam

Ta có nNH3= x + 3y = 15,68/ 22,4 mol

Giải hệ trên ta có x= 0,1 và y= 0,2 mol

→%m(NH4)3PO4=  0,2.149.100%/37,8= 78,84%


Câu 8:

Có m gam hỗn hợp X gồm 2 muối NH4Cl và (NH4)3PO4 được chia thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 10,08 lít khí (đktc)

Phần 2: cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 63,1375 gam kết tủa

Giá trị của m là?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

-Phần 1 :

NH4Cl + KOH →KCl + NH3↑ + H2O

(NH4)3PO4+ 3KOH → K3PO4+ 3NH3 ↑ + 3H2O

-Phần 2 :

NH4Cl + AgNO3→AgCl ↓ + NH4NO3

(NH4)3PO4+ 3AgNO3 → Ag3PO4 ↓ + 3NH4NO3

Đặt số mol NH4Cl và (NH4)3PO4 có trong mỗi phần lần lượt là x, y mol

Ta có : nkhí= nNH3= x + 3y = 10,08/22,4=  0,45 mol

Ta có : mkết tủa= mAgCl+ mAg3PO4= 143,5x+ 419 y= 63,1375 gam

Giải hệ trên ta có : x= 0,075 mol và y= 0,125 mol → m= 2. (53,5.0,075+149.0,125)=45,275 gam


Câu 9:

Nhiệt phân 40 gam NH4NO3 (rắn khan). Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn còn lại là 10 gam. Tính thể tích khí và hơi thu được ở đktc?

Xem đáp án

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

NH4NO3 → N2O + 2H2O

x                     x        2x mol

Khối lượng chất rắn giảm chính là do N2O và H2O bay hơi

→mN2O+ mH2O= 44x + 2x.18= 80x = 40-10=30 gam → x= 0,375 mol

→Vkhí và hơi= 3x.22,4=25,2 lít


Câu 10:

Cho 1,605 gam NH4Cl tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2+ 2NH3+ 2H2O

Ta có: nNH3= nNH4Cl=  0,03 mol; nH3PO4= 0,04 mol

Ta thấy T= nNH3/ nH3PO4= 0,03/ 0,04= 0,75 <1

→Muối thu được là NH4H2PO4

NH3+ H3PO4 → NH4H2PO4


Câu 11:

Thổi từ từ khí NH3 đến dư vào 250 gam dung dịch CuSO4 8%. Khi thổi V1 (lít, đktc) khí NH3 thì  lượng kết tủa thu được là cực đại. Tiếp tục thổi thêm V2 (lít, đktc) khí NH3 thì kết tủa vừa tan hết thu được dung dịch có màu xanh thẫm. Giá trị của V1, V2 lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có : mCuSO4= 250.8%=20 gam → nCuSO4= 0,125 mol

CuSO4+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + (NH4)2SO4

Ta có: nNH3= 2.nCuSO4= 2.0,125= 0,25 mol → V1= 0,25.22,4= 5,6 lít

Cu(OH)2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Ta có nNH3= 4nCu(OH)2= 4.nCuSO4= 4.0,125=0,5 mol → V2= 0,5.22,4 = 11,2 lít


Câu 12:

Dẫn khí NH3 dư vào 500ml dung dịch AlCl3 0,3M; CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M. Sau phản ứng thu được kết tủa A. Lọc lấy kết tủa A đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Ta có : nAlCl3= 0,15 mol ; nCuCl2= 0,1 mol ; nFeCl2= 0,15 mol

AlCl3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3+ 3NH4Cl

FeCl2+ 2NH3+ 2H2O → Fe(OH)2+ 2NH4Cl

CuCl2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4]Cl2

Kết tủa A có Al(OH)3: 0,15 mol và Fe(OH)2: 0,15 mol

2Al(OH)3 → Al2O3+ 3H2O

2Fe(OH)2 +1/2 O2 → Fe2O3+2 H2O

Ta có m gam chất rắn chứa 0,075 mol Al2O3 và 0,075 mol Fe2O3

→ m= 0,075.102+ 0,075.160=  19,65 (gam)


Câu 13:

Dẫn khí NH3 dư vào 100ml dung dịch chứa Al(NO3)3 0,1M; Zn(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,15M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Al(NO3)3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3+ 3NH4NO3

Zn(NO3)2+ 4NH3 → [Zn(NH3)4] (NO3)2

AgNO3+ 2NH3 → [Ag(NH3)2] NO3

Sau phản ứng m gam kết tủa có Al(OH)3

Ta có nAl(OH)3= nAl(NO3)3= 0,1.0,1= 0,01 mol → mAl(OH)3= 0,01.78= 0,78 gam


Câu 14:

Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn Y cần dùng 500ml dung dịch KOH 2,6M. Tính % khối lượng của PCl3 trong X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol PCl3 là x mol; số mol PBr3 là y mol

Phương trình phản ứng :

PCl3 + 3H2O → H3PO3+ 3HCl

x                           x         3x mol      

PBr3+ 3H2O → H3PO3+ 3HBr

y                           y         3y mol      

Dung dịch Y phản ứng với KOH

HX          + KOH → KX + H2O

(3x+3y)

H3PO3   + 2KOH → K2HPO+ 2H2O

(x+y)      2(x+y) mol

Ta có 137,5x + 271 y= 54,44; nKOH= 5x + 5y= 1,3 mol

Giải hệ trên ta có x= 0,12 và y= 0,14

%mPCl3= 30,31%


Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn 13,75 gam PCl3 thu được dung dịch X gồm hai axit. Trung hòa dung dịch X cần thể tích dung dịch NaOH 0,1M là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

PCl3+ 3H2O → H3PO3 + 3HCl

0,1     0,3            0,1     0,3 mol

Trung hòa dung dịch X vào NaOH:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,3     0,3          mol

H3PO3+ 2NaOH → Na2HPO3+ 2H2O

0,1       0,2       mol

Ta có nNaOH= 0,5 mol → Vdd NaOH= 0,5/0,1= 5 (lít)


Câu 16:

Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng với 80ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

 

Ta có: nP2O5= 0,015 mol → nH3PO4= 0,03 mol

nNaOH= 0,08 mol < 0,09 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có 0,03.98 + 0,08.40= m + 0,08.18 → m= 4,7 gam


Câu 17:

Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là :

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Ta có: nOH-= 0,2 + 0,3= 0,5 mol →nH2O= 0,5 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mH3PO4+ 0,2.40 + 0,3.56= 35,4+ 0,5.18 → mH3PO4= 19,6 gam

→ nH3PO4= 0,2 mol→ nP2O5= 0,1 mol (bảo toàn nguyên tố P)→ m= mP2O5= 0,1.142= 14,2 gam


Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong khí O2 dư thu được chất rắn X. Cho X vào 200ml dung dịch NaOH 1,25M. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là:


Câu 20:

Cho 21,30 gam P2O5 vào V lít dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch trong đó có chứa 38,20 gam hỗn hợp muối photphat. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4

0,15                     0,3 mol

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Theo các PT ta có: nH2O= nNaOH= V (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mNaOH + mH3PO4= mmuối + mH2O →40. V + 0,3.98= 38,20 + 18.V → V= 0,4 lít


Câu 21:

Cho 15,62 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch NaOH nồng độ a M thu được dung dịch có tổng khối lượng các chất tan bằng 24,2 gam. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4

0,11                     0,22mol

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Nếu chất tan trong dung dịch chỉ chứa các muối thì:

Theo các PT ta có: nH2O= nNaOH= 0,4a (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mNaOH + mH3PO4= mmuối + mH2O →0,4a. 40 + 0,22.98= 24,2 + 0,4a.18 → a= 0,3 M


Câu 23:

Đun nóng hỗn hợp Ca và P đỏ. Hoà tan sản phẩm thu được vào dd HCl dư thu được 28lít khí ở đktc. Đốt cháy khí này thành P2O5. Lượng oxit thu được tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành 142g Na2HPO4. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

Xem đáp án

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có nkhí=  1,25 mol; nNa2HPO4= 1 mol

3Ca + 2P → Ca3P2 (1)

Sản phẩm thu được có chứa Ca3P2, có thể có Ca dư hoặc P dư

Ca3P2+ 6HCl→ 3CaCl2+ 2PH3↑ (2)

Ca + 2HCl → CaCl2+ H2 ↑ (3)

2PH3+ 4O2 → P2O5+ 3H2O (4)

1   ←                 0,5 mol

P2O5+ 4NaOH → 2Na2HPO4+ H2O (5)

0,5←                      1 mol

Theo PT (2), (4), (5) ta thấy nPH3= nNa2HPO4= 1 mol <1,25 mol → Sản phẩm khí phải có H2

→ nH2= 1,25- 1 = 0,25 mol→ nCa dư= nH2= 0,25 mol

Theo PT (2): nCa3P2= 0,5. nPH3= 0,5 mol

Theo PT (1): nCa pứ= 3.nCa3P2= 1,5 mol; nP pứ= 2.nCa3P2= 2.0,5= 1 mol

nCa banđầu= nCa pứ + nCa dư= 0,25 + 1,5= 1,75 mol

→Trong hỗn hợp đầu có: mCa= 1,75.40= 70 gam; mP= 1.31= 31 gam

→%mCa=  69,31%; %mP= 30,69%


Câu 25:

Tính lượng P cần dùng để có thể điều chế được 100 ml dung dịch H3PO4 31,36% (d = 1,25 gam/ml). Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%.

Xem đáp án

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khối lượng dung dịch H3PO4 là mdung dịch= V. D=100. 1,25= 125 gam

→ mH3PO4= 125.31,36/100= 39,2 gam → nH3PO4= 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố P ta có: nP= nH3PO4= 0,4 mol → mP= 12,4 gam


Bắt đầu thi ngay