100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (P4)
-
14759 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 7,93 gam hỗn hợp muối nitrat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
Quy hỗn hợp X gồm có a mol Fe, b mol Cu và c mol O
Ta có 56a + 64b + 16c= 2,44
Bảo toàn nguyên tố Fe và Cu có nFe(NO3)3= nFe= a mol;nCu(NO3)2= nCu= b mol
Khối lượng muối nitrat là
mmuối= mFe(NO3)3+ mCu(NO3)2=242a + 188b= 7,93 gam
QT cho e:
Fe→ Fe3++ 3e
a 3amol
Cu → Cu2++ 2e
b 2b
QT nhận e :
O+ 2e→ O-2
c 2c
N+5+ 3e → NO
0,045← 0,015
Theo ĐL BT electron thì : ne cho= ne nhận nên 3a+ 2b= 2c+ 0,045 (3)
Giải hệ gồm (1), (2) và (3) có a= 0,025; b= 0,01 và c= 0,025
→%mCu= 0,01.64.100%/2,44=26,23%
Đáp án C
Câu 2:
Khi cho m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg, Cu tan vừa hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được khối lượng muối nitrat là:
Ta có nNO= 0,15 mol
QT nhận e:
NO3-+ 3e+ 4H+ → NO+ 2H2O
Ta có nNO3- trong muối= ne= 3.nNO= 3.0,15= 0,45 mol
→mmuối nitrat= mkim loại+ mNO3-trong muối= m+ 0,45.62= m+27,9 (gam)
Đáp án D
Câu 3:
4,86 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch X. Để phản ứng với dung dịch X đến khi kết tủa tan vừa hết tạo dung dịch muối trong suốt cần dùng 750ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:
Ta có nAl= 0,18 mol= nAl(NO3)3, nNaOH= 0,75 mol
Dung dịch X chứa Al(NO3)3, có thể có NH4NO3
Al3++ 3OH-→ Al(OH)3↓ (1)
0,18 0,54 0,18
Al(OH)3+ OH- → AlO2-+ 2H2O (2)
0,18 0,18
Tổng mol OH- ở (1) và (2) là nOH-= 0,54+ 0,18= 0,72 mol < 0,75 mol
Nên có PT (3) với nOH- PT3= 0,75- 0,72= 0,03 mol
NH4++ OH- → NH3+ H2O (3)
0,03 0,03 mol
QT cho e:
Al → Al3++ 3e (1)
0,18 0,54
QT nhận e:
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4++ 3H2O (2)
0,24 ← 0, 03 mol
NO3-+ 3e+ 4H+ → NO+ 2H2O (3)
Theo ĐL bảo toàn e: ne cho= ne nhận nên 0,54=8.nNH4++ 3.nNO
Hay 0,54=8. 0,03+ 3.nNO suy ra nNO= 0,1 mol → V= 2,24 lít
Đáp án D
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S trong hỗn hợp (cũng có thể coi x, y là số mol Fe và S đã tham gia phản ứng với nhau tạo ra hỗn hợp trên)
Ta có: 56x + 32y = 3,76
Mặt khác: ne (cho) = 3x + 6y = 0,48 = ne (nhận) (vì hỗn hợp H bị oxi hóa tạo muối Fe3+ và H2SO4)
Từ đó có: x = 0,03; y = 0,065
Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).
mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)
Đáp án A
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
Ta có sơ đồ phản ứng :
FeS2, Cu2S+ HNO3 →Fe2(SO4)3+ CuSO4+ NO2+ H2O
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2(SO4)3= 1/2. nFeS2= 0,01/2= 0,005 mol
Bảo toàn nguyên tố Cu ta có: nCuSO4= 2.nCu2S= 2 y mol
Bảo toàn nguyên tố S có nS( FeS2, Cu2S)= nS (trong 2 muối sunfat)
Nên 2.0,01+ y= 3.0,005+ 2y → y=0,005 mol
QT cho e :
FeS2 → Fe3++ 2S+6+15 e
Cu2S → 2Cu2++ S+6+ 10e
Tổng số mol e cho là
ne cho= 15.nFeS2+ 10. nCu2S = 15.0,01+10.0,005=0,2 mol
QT nhận e :
N+5+ 1e → NO2
0,2→ 0,2 mol
Theo ĐL BT e : ne cho= ne nhận= 0,2 mol →V= 4,48 lít
Đáp án C
Câu 6:
Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m?
nNO = 0,15 (mol)
Gọi a là số mol Cu trong X đã phản ứng. Gọi b là số mol Fe3O4 trong X
Ta có: 64a + 232b = 61,2 – 2,4
Các nguyên tố Cu, Fe, O trong hỗn hợp X khi phản ứng với HNO3 chuyển thành muối Cu2+, Fe2+ (vì dư kim loại), H2O do đó theo bảo toàn e: 2a + 2.3b – 2.4b = 3.0,15
Từ đó: a = 0,375; b = 0,15
Muối khan gồm có: Cu(NO3)2 (a = 0,375 mol) và Fe(NO3)2 (3b = 0,45 mol)
mmuối = 188.0,375 + 180.0,45 = 151,5 (gam)
Đáp án B
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,44 gam Mg và 1,8 gam Al bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 0,04 mol khí X (sản phẩm khử duy nhất). X là chất nào sau đây?
Ta có nMg= 0,06 mol; nAl= 1/15 mol
QT cho e :
Mg → Mg2++ 2e
Al→ Al3++ 3e
Có ne cho=2.nMg+ 3.nAl= 0,32 mol
QT nhận e
-Nếu khí X có 1 nguyên tử N: Gọi số oxi hóa của N trong X là a
N+5 + (5-a) e→ N+a
(5-a).0,04 0,04
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,32= 0,04. (5-a)→ a= -3→ Loại
-Nếu khí có 2 nguyên tử N:
2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a
(5-a).0,08 0,04
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,32= 0,08. (5-a) → a= +1
→ Khí X là N2O
Đáp án C
Câu 8:
Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng , đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch D và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là
Khối lượng Fe dư là 1,46g, do đó khối lượng Fe và Fe3O4 đã phản ứng là 17,04g. Vì sau phản ứng sắt còn dư nên trong dung dịch D chỉ chứa muối sắt (II).
Sơ đồ phản ứng:
Fe, Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)2 + NO + H2O
Mol: 2n+0,1 n 0,1 0,5( 2n+0,1)
Đặt số mol của Fe(NO3)2 là n, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với nitơ ta có số mol của axit HNO3 là 2n+ 0,1. Số mol H2O bằng một nửa số mol của HNO3.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
17,04 + 63(2n + 0,1) = 180n + 0,1.30 + 18.0,5(2n + 0,1)
giải ra ta có n = 0,27 suy ra [ HNO3 ] = (2.0,27 + 0,1): 0,2 = 3,2M
Đáp án A
Câu 9:
Lấy m gam P2O5 cho tác dụng với 338ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 3m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
Đáp án A
Vì thu được 3m gam rắn nên giả sử hỗn hợp rắn còn NaOH dư và muối photphat trung hòa
Qui đổi về:
Câu 10:
Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:
Ta có nP =0,1 mol, nNaOH= 0,2 mol
4P + 5O2→ 2P2O5 (1)
0,1 0,05 mol
Cho P2O5 vào dung dịch NaOH thì:
P2O5+ 3H2O→ 2H3PO4 (2)
0,05 0,1 mol
Có thể xảy ra các PT:
H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3)
H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4)
H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5)
Ta có T= nNaOH/ nH3PO4= 0,2/0,1=2→ Phản ứng theo PT (2)
= n= 0,1 mol → m=0,1.142=14,2 gam
Đáp án B
Câu 11:
Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X.. Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Đáp án B
Vì thu được 3m gam rắn nên giả sử hỗn hợp rắn còn NaOH dư và muối photphat trung hòa
Qui đổi về:
Câu 12:
Cho m gam P2O5 tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 1,55m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
TH 1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: n = nNaOH = 0,12mol.
P2O5 + H2O → 2H3PO4
m/142 → 2m/142 mol
Có thể xảy ra các PT:
H3PO4+ NaOH →NaH2PO4+ H2O (3)
H3PO4+ 2NaOH →Na2HPO4+ 2H2O (4)
H3PO4+ 3NaOH →Na3PO4+ 3H2O (5)
BKTL: mH3PO4 + mNaOH = m rắn + mH2O
(2m/142).98 + 0,12x40 = 1,55m + 0,12x18 →m = 15,555gam gần nhất với 15,6 gam
TH2:Chất rắn gồm: NaOHdư; Na3PO4
P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O
m/142 0,12 2m/142 3m/142
BTKL: mP2O5 + mNaOHbđ = m rắn + mH2O
m + 0,12x40 = 1,55m + 18x3m/142 → m = 5,16g. Loại
Đáp án A
Câu 13:
Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
-Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư thu được V1 lít khí NO
-Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư thu được 2V1 lít khí NO
-Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư thu được V2 lít khí NO
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?
Suy luận:
3Cu+ 8H++ 2NO3- → 3Cu2++ 2NO + 4 H2O
TN1: 4V1 ← V1 lít
TN2: 8V1 ← 2V1 lít
Nhận thấy: nH+ (TN2)= 2nH+ (TN1) → (1) là KNO3; (2) là HNO3; (3) là H2SO4
3Cu+ 8H++ 2NO3- → 3Cu2++ 2NO + 4 H2O
TN1: ban đầu 5.10-3 10.10-3
Phản ứng 5.10-3 1,25.10-3
TN3: ban đầu 15.10-3 5.10-3
Phản ứng 15.10-3 3,75.10-3
Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nên nNO(TN3)= 3nNO (TN1) → VNO(TN3)= 3VNO (TN1) hay V2= 3 V1
Đáp án B
Câu 17:
Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m và V là:
Đáp án C
Câu 18:
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
Ta có: nFe=0,02 mol; nCu= 0,03 mol, nH2SO4= 0,2 mol, nNaNO3= 0,08 mol
nH+= 2n= 0,4 mol, n-= 0,08 mol
3Cu + 8H+ + 2NO3-® 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1)
0,03 0,08 0,02 ® 0,03 mol
Fe + 4H+ + NO3- ® Fe3+ + NO + 2H2O (2)
0,02 0,08 0,02 ® 0,02 mol
Tổng số mol H+ tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,08+ 0,08= 0,16 mol
→nH+ dư= 0,4-0,16= 0,24 mol
Dung dịch X có chứa Cu2+, Fe3+ và H+
H++ OH-→H2O (3)
Cu2++ 2OH- → Cu(OH)2 (4)
Fe3++ 3OH- → Fe(OH)3 (5)
Theo PT (3), (4), (5) ta có
nOH-= nH++ 2nCu2++ 3nFe3+= 0,24+ 2.0,03+ 3.0,02= 0,36 mol= nNaOH
→V= 0,36 lít= 360 ml
Đáp án A
Câu 19:
Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl dư và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 ở đktc. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là:
Ta có nMg=0,145 mol
Gọi x và y lần lượt là số mol của H2 và N2
Ta có: x+ y= 0,025; 2x+ 28y= 0,025.(11,4.2) → x= 0,005; y= 0,02
Vì có khí H2 thoát ra → NO3- hết → Muối thu được là muối clorua
QT cho e:
Mg → Mg2++ 2e (1)
0,145→ 0,29 mol
QT nhận e:
2N+5+ 10e →N2 (2)
0,2← 0,02 mol
2H+1+2e→ H2 (3)
0,01← 0,005 mol
Nếu chỉ có quá trình nhận (2) và (3) thì
ne nhận= 0,2+ 0,01= 0,21 mol≠ 0,29 mol
→ Còn có quá trình nhận e tạo muối NH4+
Theo ĐL bảo toàn e: ne cho=n e nhận= 0,29 mol → e nhận ở (4)= 0,29-0,21=0,08 mol
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4++ 3H2O (4)
0,08 → 0, 01 mol
Bảo toàn nguyên tố N ta có
nN(KNO3)= nN(N2)+ nN (NH4+)=2.0,02+ 0,01= 0,05 mol= nKNO3= nK+
Muối chứa Mg2+: 0,145 mol, NH4+: 0,01 mol, K+: 0,05 mol, Cl-
Dùng bảo toàn điện tích: 0,145.2+ 0,01.1+ 0,05= nCl-= 0,35 mol
→mmuối=m= 0,145.24+ 0,01.18+ 0,05.39+ 0,35.35,5= 18,035 gam
Đáp án D
Câu 20:
Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là:
Đặt nP= x mol, nOH- =0,15 mol
TH1: Axit dư, x > 0,15
Dễ thấy chất rắn gồm
(x-0,15)/2 mol P2O5, 0,1 mol NaH2PO4, 0,05 mol KH2PO4
→mrắn= 142. (x-0,15)/2+ 99.0,1+ 136.0,05 > 8,56 gam (Vô lí)
TH2: Kiềm dư, x < 0,15/3= 0,05
Chất rắn gồm: x mol PO43-, 0,15-3x mol OH-, 0,1 mol Na+, 0,05 mol K+
→ mrắn= 95x+ 17. (0,15-3x)+ 23.0,1+ 39.0,05= 8,56 gam
→ x= 0,04
Vậy nP2O5= 0,02 mol→m= 2,84 gam
TH3: Tạo hỗn hợp muối, 0,05 < x< 0,15
Chất rắn gồm:
H2PO4-, HPO42-, PO43- (hai trong 3 gốc này): x mol; K+: 0,05 mol, Na+: 0,1 mol
→mrắn= M.x+ 23.0,1+ 39.0,05
Vì x> 0,05 và M> 95 nên mrắn > 95.0,05+ 2,3+1,95=9 >8,56
→Không thỏa mãn
Đáp án D