100 câu trắc nghiệm Nito - Photpho nâng cao (P5)
-
14179 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,32 gam chất rắn và có 448ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là:
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào dung dịch H2SO4
→ Chất rắn không tan là Cu, mCu= 0,32 gam, nCu=0,005 mol
2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3+ 3H2
Fe+ H2SO4 → FeSO4+ H2
Ta có mFe + mAl = 0,87 - 0,32 = 0,55 gam
Đặt nFe= x mol, nAl= y mol → 56x + 27y= 0,55
nH2= 1,5.x+ y= 0,448/22,4= 0,02 mol
=> x = 0,005; y= 0,01
ta có nH2SO4 ban đầu= 0,3.0,1=0,03 mol, nH2= 0,448/22,4=0,02 mol
nH+ còn lại = nH+ ban đầu- nH+ pứ= 2.nH2SO4- 2.nH2= 2. 0,03- 2.0,02= 0,02 mol
nNO3- =nNaNO3= 0,005 mol
Ta có các bán phản ứng sau
Fe2+ → Fe3+ + 1e
0,005 0,005
Cu -→ Cu2+ + 2e
0,005 0,01
=> ne cho = 0,015 mol= n e nhận
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O (3)
0,02 0,005 0,015 0,005
V = 0,005.22,4 = 0,112 lít
Theo bán phản ứng (3) thì cả H+ và NO3- đều hết
Khối lượng muối=Khối lượng kim loại + mNa+ + mSO4
= 0,87 + 0,005.23 + 0,03.96 = 3,865 gam
Đáp án D
Câu 2:
Hòa tan hết một lượng S và 0,01 mol Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, sau phản ứng hoàn toàn dung dịch thu được chỉ có 1 chất tan và sản phẩm khử là khí NO2 duy nhất. Hấp thụ hết lượng NO2 này vào 200ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Dễ dàng thấy chất tan là CuSO4 = 0,02 mol (bảo toàn nguyên tố Cu)
=> Quy đổi ban đầu có 0,02 mol S (bảo toàn nguyên tố S) và 0,02 mol Cu
QT cho e :
Cu → Cu2++ 2e
0,02 0,04 mol
S0 → SO42-+ 6e
0,02 0,12 mol
Số mol e cho là ne cho= 0,16 mol
Theo bảo toàn e : ne cho= ne nhận= 0,16 mol
QT nhận e :
N+5+ 1e → NO2
0,16 → 0,16 mol
2NaOH + 2NO2 => NaNO2 + NaNO3 + H2O
Do 0,2> 0,16 nên NO2 hết và NaOH dư
Vì NO2 hết nên n H2O = 0,08 mol (= ½ n NO2)
=> m chất rắn = mNO2+ mNaOH- mH2O= 40.0,2 + 0,16.46 – 0,08.18 = 13,92 gam
Đáp án C
Câu 3:
Thực hiện 2 thí nghiệm:
TN 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO.
TN2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5M thoát b lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là
(*) TN1 :
3Cu + 8HNO3® 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O
0,06 0,08 ® 0,02 mol
(*) TN2 :
3Cu + 8H+ + 2NO3-® 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,06 0,16 0,08 ® 0,04 mol
→ b= 2a
Đáp án B
Câu 4:
Cho m gam hỗn hợp Cu, Fe, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được (m+31) gam muối nitrat. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với oxi thu được các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3 thì khối lượng oxit là:
Ta có: mNO3-= mmuối nitrat- mkim loại= (m+31)-m= 31 gam → nNO3-= 0,5 mol
Ta thấy số oxi hóa của Cu, Fe, Al trong muối nitrat và trong các oxit tương ứng là bằng nhau
→nNO3-= nđiện tích dương của cation= 2.nO2- → nO2-= 0,25 mol
→ moxit= mkim loại+ mO2-= m+ 0,25.16= m+ 4 (gam)
Đáp án C
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:
Ta có sơ đồ phản ứng :
FeS2, Cu2S+ HNO3 →Fe2(SO4)3+ CuSO4+ NO+ H2O
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2(SO4)3= 1/2. nFeS2= 0,12/2= 0,06 mol
Bảo toàn nguyên tố Cu ta có: nCuSO4= 2.nCu2S= 2 a mol
Bảo toàn nguyên tố S có nS( FeS2, Cu2S)= nS (trong 2 muối sunfat)
Nên 2.0,12+ a= 3.0,06+ 2a→ a= 0,06 mol
Đáp án D
Câu 8:
Cho 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45M và H2SO4 0,9M. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Tính % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Đáp án A
Số mol NaNO3 = 0,36 mol
số mol H2SO4 = 0,72 mol => số mol H+ = 1,44 mol
Ta có các bán phản ứng:
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O (1)
mol 0,16 ← 4.0,16 0,16.3 ← 0,16
Số mol NO = 0,16 mol => H+ và NO3- dư, kim loại phản ứng hết.
Số mol NO3- phản ứng = 0,16 mol; số mol H+ phản ứng = 0,64 mol
Fe → Fe3+ + 3e(1)
Zn → Zn2+ + 2e(2)
Gọi số mol Fe là x mol, số mol Zn là y mol
Theo khối lượng hỗn hợp ban đầu ta có phương trình
56 x + 65 y = 10,62 (I)
Theo định luật bảo toàn electron ta có phương trình
3x + 2y = 0,16.3 (II)
Giải hệ phương trình (I), (II) ta có: x = 0,12 và y = 0,06 mol
mFe = 0,12.56 = 6,72 g => % mFe = 63,28%
Câu 9:
Khi cho cùng một lượng kim loại M vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư và dung dịch H2SO4 loãng dư, phản ứng hoàn toàn thì thể tích khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được gấp 3 lần thể tích khí H2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khối lượng muối sunfat thu được bằng 62,81% khối lượng muối nitrat tạo thành. Xác định kim loại M?
Gọi n, m là hóa trị của R khi tác dụng HNO3 và H2SO4 loãng ( 1≤ m≤ n≤ 3)
Chọn nR= 1 mol
2R + mH2SO4 →R2(SO4)m + mH2↑
1 → 0,5 0,5m
R + 2nHNO3 →R(NO3)n + nNO2 + nH2O
1 1 n
Ta có: n=3.0,5m nên n=1,5m . chọn m=2, n=3 là phù hợp.
Ta có: (R + 96)=(R + 186). 0,6281 suy ra R=56 nên R là Fe.
Đáp án B
Câu 11:
Cho 7,68 gam Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
Đáp án A
nCu= 0,12 mol; nHNO3= 0,12 mol; nH2SO4= 0,1 mol
3Cuhết + 8H+hết + 2NO3-dư® 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,12 0,32 0,12 ® 0,12
nNO3- dư= 0,12- 0,12.2/3= 0,04 mol
Muối khan thu được có chứa: 0,12 mol Cu2+, 0,04 mol NO3- và 0,1 mol SO42-
→ m muối khan= 0,12.64+ 0,04.62+ 0,1.96= 19,76 gam
Câu 12:
Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với:
MY= 24,4 → Y chứa H2. Khí không màu hóa nâu ngoài không khí là NO → Y chứa NO và H2.
Gọi x và y lần lượt là số mol của H2 và NO
Ta có: x+ y= 0,125; 2x+ 30y= 0,125.24,4 → x= 0,025; y= 0,1
Vì có khí H2 thoát ra và Zn dư → H+ và NO3- hết → Muối thu được là muối clorua
Do nNO3(-)ban đầu= 0,15 mol > nNO= 0,1 mol→ X chứa NH4+
Theo bảo toàn nguyên tố N → nNH4+= 0,15-0,1= 0,05 mol
Theo bảo toàn electron: 2.nZn pứ= 3.nNO+ 8nNH4++ 2nH2= 0,75 mol→ nZn pứ= nZn2+= 0,375 mol
→mmuối= mZnCl2+ mNH4Cl+ mNaCl+ mKCl= 136. 0,375+ 53,5.0,05+ 58,5.0,05+ 74,5.0,1= 64,05 gam
Đáp án A
Câu 13:
Hòa tan hết 14,6 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO có tỉ lệ mol 1:1 trong 250 gam dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch X và 0,336 lít khí Y (đktc). Cho từ từ 740ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được 5,94 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của Zn(NO3)2 trong dung dịch X là:
Ta có nZn = nZnO = 0,1 mol, nHNO3 = 0,5 mol
Kết tủa thu được là Zn(OH)2: 0,06 mol
Vậy dung dịch sau phản ứng + KOH chứa K2ZnO2: (0,1 + 0,1 - 0,06) = 0,14 mol và KNO3: (0,74 - 2 × 0,14) = 0,46 mol
Bảo toàn nguyên tố N → nN (Y) + nNH4 + = 0,5 - 0,46 = 0,04 mol
Nếu khí Y chứa 1 nguyên tố N (NO và NO2) → nNH4+ = 0,04 - 0,015 = 0,025
Bảo toàn electron → số electron trao đổi của Y là: (0,1×2−0,025×8):0,015 = 0 (Vô lý)
Vậy khí Y chứa 2 nguyên tố N (N2, N2O) → nNH4+ = 0,04 - 0,015 × 2 = 0,01 mol
Bảo toàn electron → số electron trao đổi của Y là:( 0,1×2−0,01×8):0,015 = 8 → khí tạo thành là N2O
Bảo toàn khối lượng → mdd = 14,6 + 250 - 0,015 × 44 = 263,94 gam
C% Zn(NO3)2 = (0,2×189/ 263,94 )×100% = 14,32%
Đáp án C
Câu 16:
Cho hỗn hợp X gồm FeCO3, FeS2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (chứa Fe(NO3)3; H2SO4) và 22,4 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí (đktc). Pha loãng dung dịch Y bằng nước cất để thu được 2 lít dung dịch có pH = 1. (Biết sản phẩm khử của N+5 là NO2). Khối lượng hỗn hợp X là:
Đáp án A