IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P6)

  • 2708 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch X,Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án C

X là hồ tinh bột

Y là anilin

Z là  axit axetic

T là metyl fomat


Câu 2:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.

Tỉ lệ a: b là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa

=> 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2

=> nOH­-  = nH+ = 0,1 (mol) => nBa(OH)2 = 1/2nOH- = 0,05 (mol) = a

Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0, 7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)

=> Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH) đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol

Áp dung công thức nhanh ta có:

nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-

=>0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1

=> b = 0,15 (mol)

Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3


Câu 3:

Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất tác dụng với dd nước Br2 ở điều kiện thường là: etilen, buta- 1,3- đien, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. => có 6 chất tất cả


Câu 4:

Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etyl amin, Gly- Ala, anbumin. Số chất tham gia thủy phân trong môi trường kiềm là

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl axetat, tripanmitin, Gly-Ala, anbumin => có 4 chất


Câu 5:

Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic ( C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,125M. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án B

X: H2, C3H6, C3H4O2, C3H6O . Ta thấy ngoài hiđro thì các chất

còn lại đều có 3C và phản ứng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1. Quy hỗn hợp X và H2 và C3HyOz

nCO2 = 1,35 (mol) => nC3HyOz = 1/3nCO2 = 0,45 (mol)

=> nH2 = 0,75 – 0,45 = 0,3 (mol)

Vì khối lượng trước và sau phản ứng bằng nhau

=> nY = nX/ 1,25 => nY = 0,6 (mol)

=> Số mol giảm chính là số mol H2 phản ứng = 0,75 – 0,6 = 0,15 (mol)

Bảo toàn số mol pi ta có: 0,45 = nH2 pư + nBr2

=> nBr2 pư = 0,45 – 0,15 = 0,3 (mol)

Ta có: 0,6 mol Y pư với 0,3 mol Br2

Vậy 0,1 mol Y pư với 0,05 mol Br2

=> VBr2 = 0,05: 0,125 = 0,4 (l)


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Sai vì CTCT của Etyl acrylat là CH2= CH-COOC2H5.

B. Đúng

C. Sai vì Thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic.

D. Sai Tripanmitin là chất béo tạo bởi axit no nên không có phản ứng với nước brom.


Câu 7:

Cho dung dịch các chất sau: saccarozo, glucozo, Gly–Ala, lòng trắng trứng, axit axetic, ancol etylic. Chọn phát biểu sai về các chất trên:

Xem đáp án

Đáp án D

A. Các chất phản ứng được với Cu(OH)2: saccarozo, glucozo, Gly-Ala, lòng trắng trứng, axit axetic => đúng

B. Chất làm quỳ tím chuyển đỏ: axit axetic => đúng

C. Các chất thủy phân trong môi trường axit là: saccarozo, Gly-Ala, lòng trắng trứng => đúng

D. Các chất thủy phân trong môi trường kiềm: Gly-Ala, lòng trắng trứng => sai


Câu 8:

Tiến hành các thí nghiệm với các chât X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

Xét từng đáp án:

A. Loại do axit glutamic (Z) không làm dung dịch Br2 mất màu

B. Loại do axit oxalic (Z) không làm dung dịch Br2 mất màu

C. Thỏa mãn

D. Loại do metyl fomat (Y) không làm dung dịch Br2 mất màu


Câu 9:

Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

X có thể là: CH3NH3OOC-COONH3CH3 hoặc NH4OOC-COONH3C2H5

Y là CH3CH2NH3NO3

Do E tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra hỗn hợp khí

gồm 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm)

nên X là CH3NH3OOC-COONH3CH3 (X không thể là

NH4OOC-COONH3C2H5 vì sinh ra NH3 không phải là chất hữu cơ)

G/s: nX = x, nY = y mol

152x + 108y = 7,36 (1)

2x + y = 0,08 (2)

Giải (1) và (2) => x = 0,02; y = 0,04

Muối khan gồm có NaOOC-COONa (0,02) và NaNO3 (0,04)

=> m muối = 0,02.134 + 0,04.85 = 6,08 gam


Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(a) Peptit và amino axit đều có tính lưỡng tính.

(b) Anilin có tính bazo, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphtalein.

(c) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm.

(d) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.

(e) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.

(f) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa.

(g) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.

(h) Sản phẩm thủy phân xenlulozo (xt, H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(a) Đ

(b) S. Dung dịch anilin không làm hồng phenolphtalein.

(c) Đ

(d) Đ. Vì stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ

thường, toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng, benzen không phản ứng với thuốc tím.

(e) Đ

(f) S. Glucozo là chất khử.

(g) S. Tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp (xuất phát từ những polime thiên nhiên được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học).

(h) Đ. Thủy phân xenlulozo (xt, H+, to) thu được glucozo nên có thể tham gia phản ứng tráng gương.


Câu 13:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng đáp án:

Loại C, D do T (glucozo, anilin) không làm đổi màu quỳ tím

Loại B do Y (anilin) không tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam


Câu 15:

Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50<MX<MY<MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

nCO2(1) (đốt cháy) = 0,12 mol

nCO2(2) (tác dụng NaHCO3) = 0,07 mol

nAg = 0,1 mol

nCOOH = nCO2(2) = 0,07 mol

nCHO = nAg/2 = 0,05 mol

Ta thấy nCHO + nCOOH = nCO2(1) => X chỉ chứa các nhóm CHO và COOH

Mà 50<MX<MY<MZ

Vậy X là OHC-CHO, Y là OHC-COOH, Z là HOOC-COOH

m = mCHO + mCOOH = 0,05.29 + 0,07.45 = 4,6 gam


Câu 16:

Hỗn hợp X gồm Glyxin, Alanin và axit Glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

mO = 0,4m => nO = 0,4m:16 = 0,025m (mol)

=> nCOOH = nO:2 = 0,0125m (mol)

nOH = nCOOH = nH2O = 0,0125m (mol)

Mà nNaOH:nKOH = 0,02mdd40:0,028mdd56=

 => nNaOH = mKOH = 0,00625m mol

BTKL: mX + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O

=> m + 0,00625m.40 + 0,00625m.56 = 8,8 + 18.0,0125m

=> m = 6,4 gam


Câu 17:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ PTHH : X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4  => X3 phải là axit

Từ PTHH: X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O => X3 : HOOC-[CH2]4-COOH :  axit ađipic:

=> X4 : NH2-[CH2]6-NH2  hexametylen đi amin

=> X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa

C8H14O4 có độ bất bào hòa k = (8.2 + 2 -14)/2 = 2

=> Có CTCT là  H3COOC-[CH2]4-COOCH­3

=> X2 là CH3OH

A. đúng

B. Sai, nhiệt độ sôi của CH3OH < CH3COOH

C. sai vì NH2-[CH2]6-NH2  có thể làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

D. Sai vì X3 có phân tử khối nhỏ hơn X1 nên nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.


Câu 18:

Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

Xem đáp án

Đáp án D

Các chất 1 mol tác dụng tối đa được với 2 mol NaOH là:

m-CH3COOC6H4CH3; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; => có 3 chất

m-CH3COOC6H4CH3 + 2NaOH → CH3COONa + m-NaOC6H4CH3

ClH3NCH2COONH4 + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + NH3 + H2O

p-C6H4(OH)2 + 2NaOH → p- C6H4(ONa)2


Câu 21:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, và T. Kết quả được ghi lại ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => X có môi trường axit

X tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam

=> X có nhiều nhóm –OH kề nhau hoặc X là axit

=> X là axit glutamic ( HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH)

Y tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag => Y là etyl fomat ( HCOOC2H5)

Z tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam,

tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag =>  Z là glucozo

T làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => T có môi trường axit

T tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam

=> T có nhiều nhóm –OH kề nhau hoặc X là axit

T tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa Ag

=> T có nhóm –CHO trong phân tử

=> T là axit focmic (HCOOH)


Câu 22:

Cho dãy các chất: metan, xiclopropan, toluen, buta–1,3–đien, phenol, anilin, triolein. Số chất trong dãy tác dụng với nước brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Đáp án C

Các chất tác dụng với nước brom ở điều kiện thường là:

xiclopropan, buta-1,3-đien, phenol, anilin, triolein => có 5 chất


Câu 23:

Cho dãy các chất: isoamyl axetat, tripanmitin, anilin, xenlulozo, Gly–Ala–Val. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit vô cơ đun nóng là

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất bị thủy phân trong môi trường axit vô cơ đun nóng là: isoamyl axetat, tripanmitin, xenlulozo, Gly-Ala-Val => có 4 chất


Câu 24:

Có các phát biểu sau:

(a) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.

(b) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc.

(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.

(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.

(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.

(f) Tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án A

(a) sai, axetilen không no nên Br2 cộng vào liên kết bội,

glucozo no và chức andehit có tính khử nên bị Br2 oxi hóa

b) sai, cả 2 đều có phản ứng tráng bạc

c) sai, có thể dạng rắn hoặc lỏng

d) đúng 2(C15H31COO)3C3H5  + 3Ca(OH)2 → 3 (C15H31COO)2Ca↓ + C3H5(OH)3

e) sai, amilozo mạch không phân nhánh

f) sai, trong số đó chỉ có tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp ( nhân tạo)

=> có 1 phát biếu đúng


Câu 25:

Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ mạch hở là X (có công thức phân tử C4H9NO4) và đipeptit Y (có công thức phân tử C4H8N2O3). Cho M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ gồm: một muối của axit cacboxylic Z, một muối của amino axit T và một ancol E. Biết M có tham gia phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

- Y là Gly-Gly

- Do cho M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng,

sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ gồm:

một muối của axit cacboxylic Z, một muối của amino axit T và một ancol E

=> X là este

- M có tham gia phản ứng tráng bạc nên X là este của HCOOH:

X: HCOOH3NCH2COOCH3

Z: HCOONa

T: H2NCH2COONa

E: CH3OH


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương