440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P3)
-
8653 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án B
Phát biểu sai về ổ sinh thái là B, cùng một nơi ở có nhiều ổ sinh thái khác nhau
Câu 2:
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng về sự phân tầng trong quần xã là: A
B sai, sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh giữa các sinh vật và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
C sai, nguyên nhân của sự phân tầng còn do nguồn sống, thức ăn…
D sai, HST tự nhiên có sự phân tầng mạnh mẽ hơn HST nhân tạo.
Câu 3:
Mối quan hệ nào sau đây là quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật?
Đáp án C
Mối quan hệ về dinh dưỡng đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật.
Câu 4:
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì nguồn sống sẽ dồi dào, tốc độ sinh sản của quần thể sẽ đạt tối đa.
II. Nếu không có di - nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
III. Mật độ quần thể chính là kích thước của quần thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.
IV. Mức sinh sản và mức tử vong là hai nhân tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng kích thước của quần thể.
Đáp án A
Phát biểu đúng về kích thước quần thể là: II,IV
I sai, nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì các cá thể khó giao phối, hỗ trợ nhau, quần thể có thể bị diệt vong
III sai, mật độ cá thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích.
Câu 5:
Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ của quần thể?
Đáp án D
Mật độ của quần thể là tỷ lệ cá thể trên/ đơn vị diện tích = Tổng số cá thể/diện tích môi trường
Câu 6:
Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp
Đáp án A
Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng đỉnh hẹp
Câu 7:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
II. Cạnh tranh là đăc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tổn tại và phát triển cửa quần thể.
III. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
IV. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.
Đáp án A
Các phát biểu đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là: I,II,IV
III sai, hiện tượng này chỉ xảy ra khi nguồn thức ăn thiếu.
Câu 8:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiểt kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
III. Tăng cường sử dụng các phương tiên giao thông công cộng.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
Đáp án A
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên như đất,nước, thực vật, động vật và tập trung chủ yếu về các tác động đến chất lượng cuộc sống cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Các ý đúng là: I,II,III, IV
Câu 9:
Trong một hệ sinh thái, trong các nhóm loài sinh vật sau đây, có bao nhiêu nhóm loài thuộc sinh vật phân giải?
I. Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.
II. Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
III. Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.
IV. Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh truởng và phát triển.
V. Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu các thành các chất vô cơ.
Đáp án B
Các ví dụ về sinh vật phân giải là:I,II,V
Ý II, III không phân giải thành các chất vô cơ
Câu 10:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng của quần xã thường bị thay đổi.
II. Các quần xã khác nhau thường có độ đa dạng khác nhau.
III. Quần xã sinh vật của hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn quần xã của hệ sinh thái tự nhiên
IV. Nếu độ đa dạng của quần xã thay đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng trong quẩn xã.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là: I, II, IV
III sai vì hệ sinh thái tự nhiên có độ đa dạng cao hơn HST nhân tạo.
Câu 11:
Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:
Đáp án C
Lượng khí CO2 tăng cao do sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải (SGK Sinh học 12-Trang 196)
Câu 12:
Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ
Đáp án A
Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ hợp tác (SGK Sinh học 12 – Trang 177)
Câu 13:
Xét các yếu tố sau đây:
(1) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể
(2) Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể
(3) Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường
(4) Sự tăng giảm số lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là
Đáp án B
Tất cả các yếu tố trên đều có thể tác động tới kích thước của quần thể
SGK trang 172
Câu 14:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên có khả năng tái sinh
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động:
Đáp án D
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động:
+ Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên có khả năng tái sinh
+ Bảo tồn đa dạng sinh học
Câu 15:
Cho các dữ kiện sau:
(1) Một đầm nước mới xây dựng
(2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm đáy đầm bị nông dần. Các sinh vật nổi ít dần, các loài động vật di chuyển vào đầm ngày một nhiều.
(3) Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
(4) Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đến sống trong đầm.
(5) Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
Đáp án D
Diễn thế ở đầm nước nông diễn ra theo trình tự:
(1)Một đầm nước mới xây dựng → (3) Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm→(2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm đáy đầm bị nông dần. Các sinh vật nổi ít dần, các loài động vật di chuyển vào đầm ngày một nhiều.→ (4)Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đến sống trong đầm →(5) Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Câu 16:
Vi khuẩn Rhizôbium trong nốt sần rễ cây họ đậu có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
Đáp án B
Vi khuẩn Rhizôbium trong nốt sần rễ cây họ đậu có khả năng cố định đạm vì chúng có enzyme nitrogenaza.
Câu 17:
Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng bên. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển.
II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.
III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt
IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng trong tương lai.
Đáp án A
I đúng, tỷ lệ trước sinh sản lớn, sau sinh sản nhỏ
II đúng, vì cấu trúc tuổi của quần thể đang ở mức ổn định.
III đúng, vì khi đó đánh bắt được nhiều cá nhỏ.
IV đúng, vì tỷ lệ cá trước sinh sản nhỏ.
Câu 18:
Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa
Đáp án C
Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 19:
Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là
Đáp án A
Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là: Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới → Đồng rêu hàn đới.
Câu 20:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
Đáp án D
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Tập hợp các con cá chép ở Hồ Tây là quần thể sinh vật.
A: không thể tạo thế hệ sau
B: gồm nhiều loài bướm khác nhau
C: Gồm nhiều loài cỏ khác nhau.
Câu 21:
Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng về đặc trưng của quần xã là: A
B sai, độ đa dạng của quần xã thay đổi theo thời gian.
C sai, loài đặc trưng là loài chỉ có ở quần xã đó
D sai.
Câu 22:
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?
I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
II. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
Đáp án B
Mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi là: II (kí sinh); III (Hội sinh) ;IV (sinh vật ăn sinh vật)
I là ức chế cảm nhiễm (0 -)
Câu 23:
Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường
Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần từ thấp tới cao
Đáp án C
Mật độ bằng số lượng cá thể/diện tích
Câu 24:
Giả sử cho 4 loài của một thuộc động vật có vú được kí hiệu A, B, C, D có giới hạn sinh thái như sau:
Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 28°C
(2) Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ hẹp nhất.
(3) Trình tự vùng phân bố từ rộng đến hẹp về nhiệt độ của các loài trên theo thứ tự là: C →B → A → D.
(4) Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường lên mức 38°C thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại.
Đáp án D
(1) đúng
(2) sai, loài C có vùng phân bố nhiệt rộng nhất
(3) sai, trình tự vùng phân bố từ rộng đến hẹp về nhiệt độ của các loài trên theo thứ tự là: C →A → D → B
(4) sai, có 2 loài: A,C sống được ở nhiệt độ 38oC
Câu 25:
Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình dưới đây. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn này là đúng?
I. Mắt xích có thể là sinh vật sản xuất là B
II. Mắt xích có thể là động vật ăn thịt là: D, E,A.
III. Mắt xích có thể là động vật ăn thực vật là: C, D, A
IV. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên có 5 mắt xích.
Đáp án D
I đúng, vì loài B không sử dụng loài khác làm thức ăn
II đúng, loài A,D,E sử dụng loài sinh vật TT làm thức ăn
III đúng nếu B là thực vật thì C,D,A có thể là động vật ăn thực vật
IV đúng, chuỗi thức ăn dài nhất là B→C→D→E→A
Câu 26:
Xét một lưới thức ăn như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
Đáp án D
I đúng, chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích: A→D→C→G→E→I→M
II sai, quan hệ giữa loài C và loài E là sinh vật này ăn sinh vật khác
III đúng. Vì loài A là sinh vật sản xuất
IV sai, nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D có cơ hội tăng số lượng vì loài D là thức ăn của loài C
Vậy có 2 kết luận đúng
Câu 27:
Có 4 quần thể thỏ sống ở 4 môi trường có khu phân bố ổn định với diện tích môi trường phân bố và mật độ cá thể của 4 quần thể như sau:
Quần thể nào có kích thước lớn nhât?
Đáp án A
Câu 28:
Một chuỗi thức ăn gồm tảo, giáp xác và cá. Biết năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày; tảo đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó; giáp xác khai thác 40% năng lượng của tảo; cá khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Năng lượng mà cá khai thác được từ giáp xác là bao nhiêu nhiêu?
Đáp án C
Năng lượng đồng hoá của tảo là: 0,3%×3.106 = 9000 kcal/m2/ngày
Năng lượng tích luỹ của giáp xác: 40% ×9000 =3600 kcal/m2/ngày
Năng lượng tích luỹ của cá là: 3600×0,0015= 5,4 kcal/m2/ngày
Câu 29:
Khi tìm hểu về một hệ sinh thái, một học sinh xây dựng được một lưới thức ăn như hình bên. Sau đó, học sinh này ghi vào sổ thực tập một số nhận xét như sau:
I. Ở hệ sinh thái này có 2 loại chuỗi thức ăn.
II. Ở hệ sinh thái này có 6 chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
III. Lưới thức ăn của hệ sinh thái này có 7 mắt xích.
IV. Nếu lúa bị loại bỏ khỏi quần xã thì hệ sinh thái này còn 4 chuỗi thức ăn.
Theo em, trong các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét phù hợp.
Đáp án C
I đúng, chuỗi bắt đầu từ mùn bã hữu cơ và từ lúa
II đúng, có 4 chuỗi bắt đầu từ lúa, 2 chuỗi bắt đầu từ mùn bã hữu cơ; chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích: Lúa →sâu →ếch →gà→rắn
III sai, lưới thức ăn này có 6 mắt xích.
IV sai, nếu loại bỏ lúa thì còn 2 chuỗi thức ăn
Câu 31:
Một lưới thức gồm có 10 loài sinh vật được mô tả như hình vẽ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn còn loài G chỉ tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
II. Trong lưới thức ăn này sinh khối loài A là nhỏ nhất.
III. Nếu loài A bị tiêu diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn
IV. Loài E có thể là một loài động vật không xương sống.
Đáp án B
I đúng
Chuỗi thức ăn có loài H: GHA;GHBA;GHCBA;EHA, EHBA, EHCBA;EMKHA; EMKHBA, EMKHCBA
Chuỗi thức ăn có loài G: GHA;GHBA;GHCBA; GDCBA
II đúng, vì loài A ở bậc dinh dưỡng cao nhất.
III đúng, nếu loại bỏ loài A
Số chuỗi thức ăn của lưới là: HDCB; GHCB;GHB; EHB; EHCB; EMKHB; EMKHCB; EMKI
IV đúng.
Câu 32:
Một quần thể động vật, ban đầu có 20000 cá thể. Quẩn thể này có tỷ lệ sinh là 10%/năm, tỷ lệ tử vong là 7%/năm, tỷ lệ xuất cư là 1%/năm, tỷ lệ nhập cư là 2%/năm. Theo lí thuyết, sau 2 năm, quần thể sẽ có bao nhiêu cá thể?
Đáp án B
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của quần thể này là: r = 10% +2% - 7% - 1% = 4%
Sau 2 năm, số lượng cá thể của quần thể là: Nt = 20000×(1 + 0,04)2 = 21632 cá thể
Câu 33:
Quan sát số lượng voi ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 125 con/km2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể
Câu 1: Đáp án D
Quan sát số lượng voi ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 125 con/km2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng về mật độ cá thể
Câu 34:
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây
Đáp án B
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều: Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
Câu 35:
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật. à sai, đây là quan hệ ức chế-cảm nhiễm
B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khố ng chế ở một mức nhất định. à đúng
C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết. à sai, hợp tác là quan hệ không bắt buộc.
D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh. à sai, đây là quan hệ hợp tác
Câu 36:
Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây
I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
III. Quá trình diễ n thế gắn liền với sự hủy hoại môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
V. Số lượng loài tăng lên, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Đáp án C
Diễn thế nguyên sinh có đặc điểm:
I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gia n.
IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
V. Số lượng loài tăng lên, lưới thức ăn ngày càng phức tạp
Câu 37:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
A. Trong mỗi quầ n thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt. à sai, phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. à đúng
C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm. à sai, phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian của phân bố đều và theo nhóm.
D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt. à sai, phân bố theo nhóm là kiểu phổ biến
Câu 38:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường số ng của sinh vật.
II. Tất cả các loài thực vật quang hợp đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
Đáp án B
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, các phát biểu đúng
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường số ng của sinh vật.
II. Tất cả các loài thực vật quang hợp đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 39:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Có 10 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
II. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 7 loài.
III. Loài H tham gia vào 10 chuỗi thức ăn.
IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 3 mắt xích.
Đáp án B
I. Có 10 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích. à sai, có 11 chuỗi, chuỗi dài nhất có 7 mắt xích
Câu 40:
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
Đáp án B
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác
Câu 41:
Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây đúng
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
II. Nếu không có nhập cư và t ỉ lệ sinh sả n bằ ng t ỉ lệ t ử vong thì kích thư ớc quầ n thể sẽ đư ợc duy trì ổn định.
III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể.
Đáp án D
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng. à sai, có thể sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
II. Nếu không có nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định. à sai, còn di cư nữa.
III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường. à đúng
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể. à đúng
Câu 42:
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A. Tỉ lệ đực/cái của các loài luôn là 1/1. à sai, tỉ lệ giới tính là thay đổi.
B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. à sai, mật độ cá thể thay đổi.
C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. à sai
D. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S. à đúng
Câu 43:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất
Đáp án A
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã rừng mưa nhiệt đới thường có sự phân tầng mạnh nhất
Câu 44:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây không góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên?
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
V. Tăng cường khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
VI. Sử dụng tiết kiệm điện
Đáp án C
Biện pháp không góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên:
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản
Câu 45:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án B
A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất và năng lượng trong tự nhiên. à sai, chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quang hợp à đúng
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôni (NH4+) và nitrit (NO2 -) à sai, thực vật hấp thụ NO3-; NH4+
D. Chu trình sinh địa hóa làm mất cân bằng vật chất trong sinh quyển. à sai
Câu 46:
Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ ở hình dưới đây, loài A là sinh vật sản xuất
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài K có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3.
II. Loài M, H và G khác bậc dinh dưỡng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
IV. Nếu số lư ợng loài B bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa loài K và loài G gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa loài H và loài K.
Đáp án B
I. Loài K có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3. à đúng
II. Loài M, H và G khác bậc dinh dưỡng. à sai, cùng bậc dinh dưỡng 2.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích à đúng
IV. Nếu số lượng loài B bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa loài K và loài G gay g ắt hơn so với sự cạnh tranh giữa loài H và loài K à sai
Câu 47:
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không dẫn tới
Đáp án D
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không dẫn tới số lượng các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 48:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần tập trung vào mấy biện pháp trong các biện pháp dưới đây?
I. Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
III. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
IV. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người
Đáp án C
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cần tập trung vào:
I. Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
IV. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người
Câu 49:
Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa.
Đáp án A
I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong. à đúng
II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể. à sai
III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở... à đúng
IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa. à đúng
Câu 50:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
III. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
Đáp án C
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. à sai, ổ sinh thái là cách sống
II. Nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. à đúng
III. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. à đúng
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. à đúng