IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải

440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P6)

  • 7372 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khi nói về cấu trúc của hệ sinh thái, xét các kết luận sau đây:

I. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ (giun đất)

II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải (vi khuẩn lam)

III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường

IV. Dương xỉ là thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải

Có bao nhiêu kết luận đúng

Xem đáp án

Chọn D

I sai. Một số loài động vật nguyên sinh có khả năng quang hợp tự dưỡng nên vẫn được xếp vào sinh vật sản xuất.

II sai. Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp nên đây là sinh vật sản xuất.

III đúng.

IV sai. Dương xỉ là thực vật tự dưỡng, lá của chúng có khả năng quang hợp tự tổng hợp chất hữu cơ


Câu 3:

Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Loài sâu tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.

III. Nếu số lượng hổ bị giảm thì sẽ kéo theo giảm số lượng sâu.

IV. Quan hệ giữa bọ ngựa và thú nhỏ là quan hệ hợp tác.

Số kết luận đúng là:

 

Xem đáp án

Chọn D

Nội dung I đúng.

Nội dung II sai. Loài sâu tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.

Nội dung III đúng. Nếu số lượng hổ giảm dẫn đến số lượng thú nhỏ tăng lên. Thú nhỏ ăn sâu nên sẽ làm giảm số lượng sâu.

Nôi dung IV sai. Bọ ngựa và thú nhỏ cùng ăn sâu, nên đây là mối quan hệ cạnh tranh.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 4:

Cho ba lưới thức ăn ở ba quần xã sau:

Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng khi nói về các lưới thức ăn này?

I. Khi loài A bị diêt vong thì các quần xã trên vẫn cỏ thể tồn tại được nhưng khó phát triển hơn.

II. Trong 3 quần xã trên, quần xã 3 là quần xã ổn định nhất.

III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

IV. Nếu loài X từ quần xã 3 di cư sang quần xã I thì sẽ làm tăng số lượng của loài E.

Xem đáp án

Chọn D

Nội dung I sai. Ở lưới thức ăn II, loài A là sinh vật sản xuất duy nhất, nếu loài A bị diệt vong thì quần xã II không thể tồn tại.

Nội dung II đúng. Quần xã có số lượng loài càng lớn, thành phần loài đa dạng và lưới thức ăn phức tạp thì càng ổn định.

Nội dung III đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất là: A → B → M → N → K.

Nội dung IV sai. Loài X là thức ăn của loài C, khi quần xã 1 có thêm loài X thì sẽ làm tăng thức ăn cho loài C. Mà loài D là thức ăn cho loài C, vậy quần xã có thêm loài X thì số lượng loài D tăng lên. Loài D tăng lên sẽ làm giảm số lượng của loài E.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 5:

Cho lưới thức ăn sau:

Cho các nhận định sau về lưới thức ăn trên:

I. Lưới thức ăn này có 2 loại chuỗi thức ăn.

II. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, thực vật phù du có sinh khối lớn nhất.

III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.

IV. Mối quan hệ giữa động vật phù du và côn trùng có thể là mối quan hệ cạnh tranh.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung I đúng. Có 2 loại chuỗi thức ăn là chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ.

Nội dung II sai. Chuỗi thức ăn dưới nước mở đầu bằng thực vật phù du có tháp sinh khối đảo ngược, tức là sinh khối của thực vật phù du thấp hơn sinh khối của động vật tiêu thụ.

Nội dung III đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm 4 mắt xích là: Sinh vật đáy → Động vật phù du → Côn trùng → Tôm.

Nội dung IV đúng. Động vật phù du và côn trùng vừa là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, vừa là mối quan hệ cạnh tranh do sử dụng cùng một loại thức ăn.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 6:

Nhân tố sinh thái là

Xem đáp án

Chọn D

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.

Nhân tố sinh thái được chia ra làm hai nhóm:

+ Nhỏm nhân tố sinh thái vô sinh - nhân tố vật lí, hóa học môi trường.

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh – thế giới hữu cơ của môi trường, bao gồm cả con người.


Câu 7:

Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, để tránh sự cạnh tranh xảy ra thì chúng thường có xu hướng :

Xem đáp án

Chọn A

Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.


Câu 8:

Trong các đặc trưng cơ bản của quần xã, đặc trưng về thành phần loài được thể hiện

Xem đáp án

Chọn B

Trong các đặc trưng cơ bản của quần xã: đặc trưng về thành phần loài và đặc trưng về sự phân bố. Thành phần loài được thể hiện thông qua: số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Có các loài có vai trò trong quần xã như:

+ Loài ưu thế: có tần suất xuất hiện và độ phong phí cao, sinh khối lớn à quyết định chiều hướng phát triển của quần xã

+ Loài chủ chốt: loài có vai trò kiểm soát, khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã

+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng loài lớn hơn hẳn các loài khác


Câu 9:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.

II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

III. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung I sai. Đây không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ vì chỉ những năm nhiệt độ xuống dưới 8 độ C thì số lượng bò sát mới giảm mạnh chứ không phải mùa đông nào cũng thế.

Nội dung III sai. Sự biến động số lượng cây Tràm ở rừng U Minh Thượng là do cháy rừng chứ không theo chu kỳ thời gian.

Nội dung II, IV đúng.


Câu 11:

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:

I. Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.

II. Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

III. Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống.

IV. Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường.

Xem đáp án

Chọn D Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa là :

Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.

Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống.

Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể


Câu 12:

Cho lưới thức ăn sau:

I. Lưới thức ăn này có một loại chuỗi thức ăn là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

II. Cá trích và cá khế có thể là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, cũng có thể là mối quan hệ cạnh tranh.

III. Nếu tảo bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này sẽ còn nhiều nhất 8 loài tồn tại.

IV. Cá hồng tham gia vào 5 chuỗi thức ăn khác nhau.

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung I sai. Lưới thức ăn này có 2 loại chuỗi thức ăn là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất (Tảo) và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ (Detrit).

Nội dung II sai. Cá trích và cá khế chỉ có quan hệ là vật ăn thịt - con mồi do chúng không ăn cũng một loại thức ăn.

Nội dung III đúng. Lưới thức ăn này có 11 loài. Nếu loại bỏ tảo còn 10 loài. Trong đó nếu tảo bị loại bỏ thì cá trích và Copepoda cũng không tồn tại được. Vậy lưới thức ăn chỉ còn nhiều nhất là 8 loài.

Nội dung IV sai. Cá hồng tham gia vào 6 chuỗi thức ăn khác nhau.

Vậy có 1 nội dung đúng.


Câu 13:

Giới hạn sinh thái là

Xem đáp án

C

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phảt triển theo thời gian.

Trong giới hạn sinh thái có

+ Giới hạn dưới: dưới điểm đó sinh vật sẽ chết.

+ Giới hạn trên: trên điểm đó sinh vật sẽ chết.

Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất.

+ Khoảng chống chịu: Khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật - khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần đến giới hạn.


Câu 14:

Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì

Xem đáp án

A

Độ đa dạng loài càng cao các loài càng phụ thuộc vào nhau thông qua các mối quan hệ khống chế sinh học, lưới thức ăn càng trở nên phức tạp hon, có nhiều loài tạp thực hơn vì vậy cấu trúc quần xã sẽ ổn định và bền vững hơn


Câu 15:

Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

B

Vùng ven bờ có thành phần loài đa dạng hơn vùng khơi xa


Câu 16:

So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?

(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.

(4) Không gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

C

Biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm:

- Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

- Không gây ô nhiễm môi trường.

Biện pháp sử dụng loài thiên địch có những nhược điểm:

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

- Không dập tắt nhanh chóng dịch bệnh như sử dụng các chất hóa học.

Vậy nội dung I, IV đúng.


Câu 20:

Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

Xem đáp án

B

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất.


Câu 21:

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án

C

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, lúc này nguồn sống của môi trường vẫn dồi dào, cung cấp đủ cho các cá thể trong quần thể. Tuy nhiên khi số lượng cá thể quá ít thì sự hỗ trợ giảm, khả năng gặp gỡ giữa con đực và con cái cũng giảm, giao phối gần dễ xảy ra do đó quần thể dễ rơi vào trạng thái suy vong.

Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án C không phù hợp.


Câu 22:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là

Xem đáp án

D

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.


Câu 24:

Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau

I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới. 

II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

III. Số lượng cây tràm ở rừng u Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố chảy rừng tháng 3 năm 2002.

IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

Xem đáp án

C

Biến động số lượng cá thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là II, IV.

Nội dung I không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì chỉ những năm nào có mùa đông xuống dưới 8oC thì số lượng bò sát mới giảm mạnh. Sự giảm mạnh nhiệt độ này không có tính chu kì, có năm trời rét đậm hơn những năm khác.

Nội dung III không phải là biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì vì sự giảm số lượng của các cây tràm là do cháy rừng, đây chỉ là một sự cố xảy ra ngẫu nhiên, không có tính chu kì.


Câu 26:

Cho sơ đồ về lưới thức ăn sau:

Cho các nhận định sau:

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

II. Mối quan hệ giữa trăn và diều hâu là mối quan hệ cạnh tranh. 

III. Nếu số lượng thằn lằn giảm xuống thì không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trăn và diều hâu vì diều hâu không ăn thằn lằn.

IV. Nếu số lượng sóc giảm xuống sẽ làm tăng số lượng cây thông.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

A

Nội dung I đúng.

Nội dung II đúng. Trăn và diều hâu cùng ăn chim gõ kiến nên cạnh tranh với nhau.

Nội dung III sai. Dù diều hâu không ăn thằn lằn nhưng số lượng thằn lằn giảm xuống thì nguồn thức ăn của trăn bị giảm đi, trăn chỉ còn thức ăn là chim gõ kiến, diều hâu cũng ăn chim gõ kiến nên mối quan hệ cạnh tranh giữa hai loài sẽ căng thẳng hơn.

Nội dung IV sai. Nếu số lượng sóc giảm xuống, diều hâu sẽ tăng ăn chim gõ kiến làm giảm số lượng chim gõ kiến, dẫn đến tăng số lượng xén tóc. Xén tóc tăng ăn cây thông thì cây thông sẽ giảm xuống.


Câu 27:

Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái

Xem đáp án

A

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

+ Khoảng chống chịu: Khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật - khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần đến giới hạn.


Câu 28:

Kết quả của diễn thế nguyên sinh thường dẫn tới

Xem đáp án

B

– Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

– Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong

+ Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định (giai đoạn đỉnh cực).

Vậy kết quả của diễn thế nguyên sinh thường dẫn tới hình thành quẫn xã tương đối ổn định.


Câu 31:

Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:

I. Chim bắt chấy rận trên trâu, bò.

II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng

III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn

IV. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên đồng cỏ

Có bao nhiêu quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

Xem đáp án

D

Mối quan hệ 1: Là mối quan hệ hợp tác.

Mối quan hệ 2: Là mối quan hệ kí sinh.

Mối quan hệ 3: Là mối quan hệ hội sinh.

Mối quan hệ 4: Là mối quan hệ cạnh tranh.

Trong các mối quan hệ trên các mối quan hệ không gây hại cho loài tham gia là: 1, 3.


Câu 32:

Cho lưới thức ăn sau:

I. Có 2 chuỗi thức ăn có 6 mắt xích.

II. Châu chấu tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.

III. Dê và bọ rùa đều tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

IV. Châu chấu và gà rừng vừa là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, vừa là quan hệ cạnh tranh.

Số nội dung đúng:

Xem đáp án

A

Nội dung I sai. Có nhiều hơn 2 chuỗi thức ăn có 6 mắt xích.

Nội dung II sai. Châu chấu tham gia nhiều hơn 4 chuỗi thức ăn.

Nội dung III sai. Dê chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn còn bọ rùa tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn.

Nội dung IV đúng. Gà rừng ăn châu chấu là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, gà rừng và châu chấu cùng ăn cây cỏ là mối quan hệ cạnh tranh.

Vậy chỉ có 1 nội dung đúng.


Câu 34:

Ổ sinh thái của một loài là

Xem đáp án

D

Ổ sinh thái của một loài là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.

Những loài có thể có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau.

Ổ sinh thái giao nhau → các loài cạnh tanh với nhau, giao nhau càng lớn → cạnh tranh càng khốc liệt


Câu 35:

Khi nguồn sống suy giảm hoặc có dịch bệnh, các cá thể thuộc nhóm tuổi bị chết nhiều nhất ở quần thể thường là

Xem đáp án

C

Khi nguồn sống suy giảm hoặc có dịch bệnh, các cá thể thuộc nhóm tuổi bị chết nhiều nhất ở quần thể thường là nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Nhóm tuổi đang sinh sản tức là những cá thể trưởng thành nên có sức chống chịu với điều kiện môi trường tốt hơn những cá thể còn non (nhóm tuổi trước sinh sản) và già (nhóm tuổi sau sinh sản).


Câu 36:

Giả sử có bốn hệ sinh thái đều bị nhiễm độc chì (Pb) với mức độ như nhau. Trong hệ sinh thái có chuỗi thức ăn nào sau đây, con người bị nhiễm độc nhiều nhất

Xem đáp án

C

Chì là tác nhân hóa học nên có khả năng tích lũy.

Chuỗi thức ăn càng dài thì lượng chì tích lũy càng lớn, nên người ở chuỗi thức ăn dài nhất sẽ bị nhiễm nhiều nhất


Câu 37:

Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

Xem đáp án

A

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

Một chu trình sinh địa hóa gồm các quá trình: Tổng hợp các chất, tuần hoàn các chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước...

Ví dụ: Ở chu trình Cacbon: Cacbon đi cào chu trình dưới dạng CO2. Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp. Các động vật ăn thực vật và biến đổi thành dạng Cacbon trong chất hữu cơ cho riêng mình. Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất cacbon, sinh vật trả lại CO2 cho môi trường. Một phần cacbon lắng đọng trong các trầm tích.


Câu 39:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

I. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

II. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

III. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

IV. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

A

Nội dung I sai. Tùy vào mỗi quần thể mà nhóm tuổi sau sinh sản có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

Nội dung II đúng. Cấu trúc tuổi của quần thể còn thay đổi theo chu kỳ mùa, ví dụ: Mùa xuân hè là mùa sinh sản, ở quần thể động thực vật, nhóm tuổi trẻ đông hơn so với các nhóm tuổi cao.

Nội dung III sai. Để xác định được quần thể đang phát triển hay quần thể ổn định thì phải xây dựng tháp tuổi và dựa vào hình dạng tháp tuổi.

Nội dung IV sai. Quần thể sẽ diệt vong nếu cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản bị diệt vong.


Câu 40:

Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Trong các nhận định sau về lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Có 3 chuỗi thức ăn có 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng chim ăn hạt giảm sẽ làm tăng số lượng động vật ăn rễ cây.

III. Động vật ăn rễ cây tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn chim ăn sâu.

IV. Nếu loại bỏ động vật ăn rễ cây thì mối quan hệ giữa rắn và chim ăn thịt càng trở nên gay gắt.

Xem đáp án

A

Nội dung I đúng.

Nội dung II sai. Chim ăn hạt giảm, chim ăn thịt sẽ tăng ăn động vật ăn rễ cây dẫn đến làm giảm động vật ăn rễ cây.

Nội dung III sai. Cả 2 loài này đều tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.

Nội dung IV sai. Loại bỏ động vật ăn rễ cây thì rắn không thể tồn tại.

Vậy có 1 nội dung đúng.


Câu 41:

Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

Xem đáp án

C

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh - nhân tố vật lí, hóa học môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng...

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh - thế giới hữu cơ của môi trường, bao gồm cả con người: con người, sinh vật...


Câu 42:

Nhận xét nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

D

Kiểu phân bố theo nhóm là phổ biến trong tự nhiên, các cá thể hợp tác với nhau để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường đồng thời dễ dàng tìm kiếm thức ăn.. Kiểu phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều tương đối ít gặp hơn. (SGK)


Câu 43:

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?

Xem đáp án

C

C sai vì các cá thể cùng loài cũng có thể cạnh tranh nhau khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng... hoặc con đực tranh nhau giành con cái.

Ví dụ:

+ Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.

+ Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú... đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ 1 khu vực sống riêng, 1 số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.

+ Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.


Câu 44:

Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

C

A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng → đúng, các SV này sử dụng nguồn năng lượng AS mặt trời và CO2 để tổng hợp các chất dinh dưỡng.

B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người→ đúng, do con người hay các sinh vật có khẳ năng tác động ngược lại môi trường và gây biến đổi môi trường.

C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất → sai, có thể mở đầu bằng SV sản xuất hoặc SV phân hủy.

D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước → đúng


Câu 45:

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không được dồi dào. Cho các khả năng sau đây:

I. Mỗi loài chim ăn một loài sâu khác nhau.

II. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.

III. Mỗi loài chim kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

IV. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.

Có bao nhiêu khả năng là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

Xem đáp án

A

Cách để cho các loài sâu cùng tồn tại là phải giảm mức độ cạnh tranh của các loài chim. Nếu quan hệ cạnh tranh giữa các loài quá gay gắt, thì loài nào yếu hơn sẽ bị tiêu diệt.

Nội dung I đúng. Nếu mỗi loài chim ăn 1 loài sâu khác nhau, các loài chim không cạnh tranh nhau về thức ăn, giúp chúng có thể cùng tồn tại.

Nội dung II đúng. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau cũng sẽ khiến chúng không cạnh tranh nhau.

Nội dung III đúng. Mỗi loài chim kiếm ăn ở một thời gian khác nhau cũng sẽ khiến chúng không cạnh tranh nhau.

Nội dung IV sai. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau sẽ làm cho mối quan hệ của các loài chim này càng trở nên gay gắt, dẫn đến loài nào yếu hơn sẽ bị tiêu diệt.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 46:

Trong một hồ nước thải, giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế kèm theo những biến đổi:

I. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ở giai đoạn đầu, chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối.

II. Hô hấp giảm dần, còn sức sản xuất tăng dần.

III. Hàm lượng ôxi tăng dần, còn cacbon điôxit giảm dần.

IV. Các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn.

Số nội dung nói đúng là

Xem đáp án

A

Cả 4 nội dung trên đều là những biến đổi về quá trình diễn thế trong một hồ nước thải giàu chất hữu cơ. Ban đầu khi chất hữu cơ còn nhiều, chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ, hô hấp diễn ra mạnh để phân giải chất hữu cơ, khí cacbon đioxit nhiều, đa số các loài có kích thước nhỏ. Sau đó, khi chất hữu cơ bị phân giải hết, chuyển thành chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối, hô hấp giảm mà thay vào đó là quá trình sản xuất tăng lên, hàm lượng oxi tăng, cacbon điôxit giảm dần, các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn


Câu 47:

Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Cho các nhận định sau về lưới thức ăn trên. Có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Trong các loài trên, chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

III. Tổng sinh khối của lá cây lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

IV. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì kéo theo làm giảm số lượng cầy.

Xem đáp án

A

Nội dung I sai. Chuột và sâu đều tham gia vào 8 chuỗi thức ăn khác nhau.

Nội dung II sai. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

Nội dung III đúng. Sinh khối của sinh vật sản xuất trên cạn lớn hơn tổng sinh khổi của các loài còn lại.

Nội dung IV sai. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì số lượng cầy tăng lên do đại bàng dùng cầy làm thức ăn.

Vậy có 1 nội dung đúng.


Câu 48:

Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên

Xem đáp án

B

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

Giới hạn sinh thái nói lên giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.

Ví dụ như giới hạn phản ứng của cá rô phi VN với nhiệt độ:

Giới hạn sinh thái từ 5.6 độ - 42 độ


Câu 49:

Ý có nội dung không phải ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 50:

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D


Bắt đầu thi ngay