440 Bài tập Hệ Sinh Thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P8)
-
8656 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
Chọn đáp án A.
Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới (quần xã rừng lá rộng ôn đới) phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất
Câu 2:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C.
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai vì nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
B sai vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.
D sai vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh
Câu 3:
Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
Chọn đáp án B.
Các đặc điểm I, II, IV đúng. Giải thích:
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong (giai đoạn tiên phong). Tiếp theo là giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Giai đoạn cuối hình thành quần xã ổn sịnh tương đối (giai đoạn đỉnh cực). Ở diễn thể nguyên sinh không gắn liền với sự phá hại môi trường
Câu 4:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
Chọn đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
• I đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái của các nhân tố vô sinh thường không gây ra cạnh tranh giữa các loài. Các loài thường cạnh tranh khi trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng.
• II đúng vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
• III đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,… tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.
• IV sai vì sống chung trong một môi trường những vẫn có thể có ổ sinh thái khác nhau về các nhân tố vô sinh (trong đó có nhiệt độ, độ ẩm,…)
Câu 5:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Chọn đáp án D. Chỉ có phát biểu I đúng.
II sai vì vi khuẩn lam được xếp vào sinh vật sản xuất.
III sai vì xác chết là thành phần hữu cơ của môi trường.
IV sai vì một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ như vi khuẩn lam… cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 6:
Ở một ao nuôi cá, cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế. Lưới thức ăn của ao nuôi được mô tả như sau
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cá mương thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
II. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể của thực vật nổi.
III. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cộng sinh.
IV. Tăng số lượng cá măng sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.
Chọn đáp án D. Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, IV. Còn lại:
II sai vì cá mè hoa là đối tượng tạo nên sản phẩm kinh tế, mà cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm số lượng cá thể cá mương.
III sai vì cá mè hoa và cá mương đều sử dụng động vật nổi làm thức ăn nên mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là mối quan hệ cạnh tranh khác loài
Câu 7:
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô " Sâu " Nhái " Rắn " Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3
Chọn đáp án C
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn.
Trong chuỗi thức ăn trên, sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4
Câu 8:
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian.
II. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau.
III. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái.
IV. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.
Chọn đáp án B
Chỉ có phát biểu IV đúng. Còn lại, các phát biểu:
I sai vì tỉ lệ giới tính có thể thay đổi do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. Hoặc có thể thay đổi do nhiệt độ môi trường sống, do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể...
II sai vì ví dụ: gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
III sai vì gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
IV đúng. Vì tỉ lệ giới tính sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ gặp gỡ giữa con đực, con cái trong quần thể. Cho nên ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể
Câu 9:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án B
A sai vì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn thảo nguyên nên lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới phức tạp hơn (có nhiều chuỗi thức ăn; có nhiều mắt xích chung).
B đúng vì quần xã đỉnh cực có độ đa dạng cao về thành phần loài. Do đó lưới thức ăn phức tạp.
C sai vì quần xã càng đa dạng thì càng có nhiều loài, do đó lưới thức ăn càng đa dạng.
D sai vì quần xã vùng ôn đới có độ đa dạng về loài thấp hơn quần xã vùng nhiệt đới.
Câu 10:
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
Chọn đáp án C
Chỉ có phát biểu II đúng. Còn lại:
Phát biểu I sai vì các loài sống trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái khác nhau để không cạnh tranh nhau, từ đó chúng có thể cùng tồn tại.
Phát biểu III sai vì ở vùng ôn đới có sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn so với vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
Phát biểu IV sai vì loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.
Câu 11:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit .
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và .
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Còn lại, phát biểu IV sai vì chu trình sinh địa hóa thường gắn liền với sự lắng đọng một phần vật chất vào lòng Trái Đấ
Câu 13:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
Chọn đáp án A
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
Trong các nhân tố trên, chỉ có độ ẩm là nhân tố vô sinh (nhân tố vật lý). Các nhân tố còn lại đều là các nhân tố hữu sinh
Câu 14:
Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
Chọn đáp án C
Những sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình được xếp vào các sinh vật sản xuất. Trong các sinh vật trên, thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời nên thực vật được xếp vào sinh vật sản xuất
Câu 15:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định
II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định
III. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật
IV. Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỉ lệ sinh sản, tử vong.
Chọn đáp án B
Còn III sai vì kích thước quần hệ tại thời điểm t được tính (với B là tỉ lệ sinh, D là tỉ lệ mức tử vong, I là mức nhập cư, E là mức độ xuất cư, No là kích thước quần thể ban đầu)
à Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm kích thước quần thể giảm
Câu 16:
Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai vì quần xã ở vùng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, các quần xã khác nhau thường có thành phần loài khác nhau
- B sai. Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loại sống trên mặt đất và trong các tầng đất
C sai. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ da dạng về loại của quần xã thường thay đổi theo thời gian, ở diễn thế nguyên sinh, độ da dạng loài có xu hướng tăng dần. Ở diễn thế thứ sinh thì ngược lại
Câu 17:
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 160 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 10 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 1600 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 11,5 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 1578 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
Chọn đáp án C
Có 3 phát biểu đúng là phát biểu I, III, IV
Xét các phát biểu của quần thể:
- I đúng vì tại thời điểm năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là 160 x 10 = 1600
- II sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là: 1600 + 1600 x (12% - 9%) = 1648 cá thể < 2250 cá thể
- III sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì:
Sau 1 năm số lượng cá thể là: 1600 +1600 x (15% - 10%) = 1680
Sau 2 năm số lượng cá thể là: 1680 + 1680 x (15% - 10%) = 1764
à Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là 1764 : 160 = 11,02 cá thể/ha
-IV đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 1578 cá thể < 1600 cá thể à số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu à Tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử
Câu 18:
Trong một khu rừng nhiệt đới, khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái về ánh sáng của các loài thực vật bậc cao thường giống nhau.
II. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sinh vật thường khác nhau.
III. Nếu có 5 loài chim cùng ăn hạt của một loài cây thì ổ sinh thái của 5 loài chim này trùng nhau hoàn toàn.
IV. Nếu khu rừng có độ đa dạng về loài càng cao thì sự phân hóa về ổ sinh thái của các loài càng mạnh.
Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng là II và IV. Còn lại
- I sai vì giới hạn sinh thái của các loài thực vật bậc cao thường khác nhau, có những loài chịu được ánh sáng mạnh, có loài chịu được ánh sáng yếu, có loài sống trong bóng râm,,.
- III sai. Nếu có 5 loài chim cùng ăn hạt của một loài cây thì ổ sinh thái của 5 loài chim này thường khác nhau hoặc trùng nhau 1 phần chứ không trùng nhau hoàn toàn để đảm bảo 5 loài này có thể cùng tồn tại
Câu 19:
Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.
III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.
Chọn đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. Còn lại:
- II sai vì thực vật thực hiện hô hấp nên vẫn thường xuyên thải khí CO2
- III sai vì chu trình sinh địa hóa cacbon thường có một phần vật chất lắng đọng vào lòng Trái Đất, đó là than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
Câu 20:
Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệCác cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn đáp án B
Quan hệ làm lợi cho các cá thể cùng loài thì đấy đều là hỗ trợ cùng loài
Câu 21:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D
Vì độ đa dạng càng cao thì càng có nhiều loài. Khi có nhiều loài thì sẽ có nhiều chuỗi thức ăn và lưới thức ăn sẽ có cấu trúc phức tạp.
A sai. Vì độ đa dạng của quần xã thay đổi theo điều kiện của môi trường.
B sai. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
C sai. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng ổn định
Câu 22:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng
Chọn đáp án D
A sai. Vì nguồn thức ăn dồi dào thì sinh vật sẽ không cạnh tranh về thức ăn mà có thể chỉ có cạnh tranh về nơi ở, sinh sản. Do đó không thể có cạnh tranh gay gắt.
B sai. Vì số lượng cá thể càng tăng thì mật độ tăng nên cạnh tranh cùng loài tăng.
C sai. Vì chỉ có một số loài động vật mới có hiện tượng ăn thịt đồng loại.
D đúng. Vì cạnh tranh ở thực vật sẽ dẫn tới hiện tượng loại bỏ các cá thể có sức sống yếu. Do đó sẽ dẫn tới hiện tượng tự tỉa thưa
Câu 23:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
II. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
III. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
IV. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.
Chọn đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III.
IV sai. Vì trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng gặp ở cả thực vật và động vật
Câu 24:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác nhau với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
Chọn đáp án C
Cả 4 phát biểu đều đúng.
I đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái của các nhân tố vô sinh thường không gây ra cạnh tranh giữa các loài. Các loài thường cạnh tranh khi trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng.
II đúng vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
III đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,... tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.
IV đúng vì sống chung trong một môi trường những vẫn có thể có ổ sinh thái khác nhau về các nhân tố vô sinh (trong đó có nhiệt độ, độ ẩm,...)
Câu 25:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là rừng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.
III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Sự cạnh tranh giữa các loài quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này.
Chọn đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Đây là diễn thế sinh thái (vì có sự biến đổi tuần tự của quần xã). Trong diễn thế sinh thái thì luôn có sự biến đổi song song giữa quần xã và môi trường. Đây là diễn thế nguyên sinh nên độ đa dạng của quần xã tăng dần, lưới thức ăn phức tạp dần.
Có nhiều nguyên nhân gây ra diễn thế, trong đó sự cạnh tranh giữa các loài chỉ là một nguyên nhân (nhân tố bên trong) ® phát biểu IV sai
Câu 26:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu quá trình sau đây sẽ gây ra diễn thế sinh thái?
I. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
II. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
III. Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
IV. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Chọn đáp án D
Các phát biểu I, II, IV đúng.
III sai vì khi đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm sẽ dẫn đến phá hoại môi trường, làm các sinh vật sống ở đó chết đi, khó cải tạo được môi trường
Câu 27:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
Chọn đáp án B
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
A sai. Vì có có rất nhiều loài cỏ mà không chỉ rõ loài cỏ gì.
B đúng. Vì tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Đã nói cụ thể loài cá chép.
C sai. Vì tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương. Vì có rất nhiều loài bướm mà không nói cụ thể loài bướm gì.
D sai. Vì tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazon. Vì có rất nhiều loài chim mà không nói cụ thể loài chim gì
Câu 28:
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ ® Sâu ® Gà ® Cáo ® Hổ
Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
Chọn đáp án A
Câu 29:
Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?
Chọn đáp án C
A sai. Vì phân bố đều là sự phân bố các các thể trong quần thể
B sai. Vì phân bố theo nhóm là sự phân bố các các thể trong quần thể (là kiểu phân bố phổ biển nhất).
C đúng. Vì phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo mặt phẳng ngang là kiểu phân bố của các loài trong quần xã.
D sai. Vì phân bố ngẫu nhiên là sự phân bố các các thể trong quần thể
Câu 31:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lện quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
Chọn đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
III sai vì cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm cho quần thể diệt vong. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lện quá cao. Khi mật độ quá cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm đến mức phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh cùng loài. Vì vậy, sự cạnh tranh cùng loài không xảy ra đến tận cùng (nó chỉ diễn ra khi mật độ cá thể quá cao)
Câu 32:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triến làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đây là quá trình diễn thể sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- Đây là diễn thế sinh thái (vì có sự biến đổi tuần tự của quần xã). Trong diễn thế sinh thái thì luôn có sự biến đổi song song giữa quần xã và môi trường. Đây là diễn thế nguyên sinh nên độ đa dạng của quần xã tăng dần, lưới thức ăn phức tạp dần ® I, II đúng; III sai.
- Có nhiều nguyên nhân gây ra diễn thế, trong đó sự cạnh tranh giữa các loài chỉ là một nguyên nhân (nhân tố bên trong) ® IV đúng
Câu 33:
Có bao nhiêu biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Duy trì đa dạng sinh học.
II. Lấy đất rừng làm nương rẫy.
III. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
V. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
Chọn đáp án C
Gồm có I, III, IV đúng. Giải thích:
+ I đúng vì duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.
+ II sai vì việc lấy đất rừng làm nương rẫy ® sẽ làm thu hẹp tài nguyên rừng dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học ® Làm mất cân bằng sinh thái dẫn tới làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
+ III đúng vì việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh sẽ đảm bảo sự tái sinh của các nguồn tài nguyên này. Do đó, việc sử dụng hợp lí sẽ làm cho tài nguyên tái sinh được phục hồi và duy trì ổn định. (Khai thác hợp lí là khai thác mà trong đó, lượng cá thể bị đánh bắt tương đương với lượng cá thể được sinh ra).
+ IV đúng vì kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo sự ổn định dân số. Khi ổn định dân số thì sẽ ổn định được nhu cầu sử dụng, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+ V sai vì tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường dẫn tới suy thoái tài nguyên thiên nhiên
Câu 34:
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn đáp án D.
Quan hệ làm lợi cho các cá thể cùng loài thì đấy đều là hỗ trợ cùng loài
Câu 35:
Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
Chọn đáp án B.
Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống, chúng sống kí sinh và sử dụng chất dinh dưỡng của cây mướp làm nguồn thức ăn cho mình. Vậy bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ kí sinh vật chủ
Câu 36:
Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây
Chọn đáp án B.
Phân tầng là kiểu phân bố trong không gian của quần xã. Các cá thể cùng loài thuộc cùng 1 quần thể sinh vật nên chỉ có các kiểu phân bố: theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên
Câu 37:
Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 6%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu
Chọn đáp án C
Tỉ lệ sinh sản = (số cá thể mới được sinh ra)/(tổng số cá thể ban đầu)
Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là 1,25.1000=1250 cá thể.
Số cá thể vào cuối năm thứ hai là 1350 cá thể.
Gọi tỉ lệ sinh sản là x%. Ta có: số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250+1250.x-1250.6%=1350. Vậy x=14%
Câu 38:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân làm cho quần thể suy giảm và dẫn tới diệt vong?
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
II. Do số lượng cá thể giảm nên dễ làm phát sinh đột biến, dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu hình có hại.
III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái.
IV. Tăng cường sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Chọn đáp án C.
Có 2 phát biểu không đúng là II, IV.
Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, dễ dẫn tới hiện tượng quần thể bị diệt vong vì:
ü Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
ü Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
ü Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.
x II sai vì số lượng cá thể giảm nên giao phối cận huyết dễ xảy ra làm tăng tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn gây hại.
x IV sai vì khi số lượng cá thể giảm, các cá thể trong quần thể không cạnh tranh nhau
Câu 39:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh trnah cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Chọn đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng là I, III, IV.
x II sai vì trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, vượt quá sức chứa của môi trường
Câu 40:
Diễn thế sinh thái thứ sinh thường có đủ bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Làm biến đổi cấu trúc của quần xã.
II. Làm biến đổi mạng lưới dinh dưỡng của quần xã.
III. Xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
IV. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Chọn đáp án D.
Cả 4 kết luận đều đúng.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. (Diễn thế thứ sinh mang đầy đủ các đặc điểm của diễn thế sinh thái nói chung: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường).
- Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau:
Ø Giai đoạn đầu: giai đoạn quần xã ổn định tương đối.
Ø Giai đoạn giữa: giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
Ø Giai đoạn cuối: hình thành quần xã tương đối ổn định khác hoặc quần xã bị suy thoái
Câu 41:
Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn đáp án A.
Quan hệ có hại cho các cá thể cùng loài thì đấy là cạnh tranh cùng loài
Câu 42:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất
Chọn B
Câu 43:
Trong rừng nhiệt đới có các loài: voi, thỏ lông xám, chuột, sơn dương. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật nào thường có kích thước lớn nhất
Chọn đáp án A.
Kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể. Những loài nào có kích thước có thể lớn thì số lượng cá thể thường ít và ngược lại.
" Trong 4 loài nói trên, chuột có kích thước có thể nhỏ nhất. Do đó, quần thể chuột sẽ có kích thước lớn nhất
Câu 44:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng
Chọn đáp án D.
Q A sai. Vì nấm là sinh vật dị dưỡng.
Q B sai. Vì sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, vi tảo, vi khuẩn lam.
Q sai. Vì có nhiều loài vi sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất.
R D đúng. Vì động vật ăn thực vật thì đó là sinh vật tiêu thụ
Câu 45:
Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
Chọn đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
R I đúng vì tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến sinh vật đều được gọi là nhân tố sinh thái.
Q II sai vì ánh sáng, nhiệt độ,... không được gọi là nhân tố hữu sinh.
R III đúng vì tất cả các nhân tố sinh thái tác động đồng thời lên sinh vật tạo thành một tổ | hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
R IV đúng vì nhân tố con người tác động lên sinh vật theo nhiều hướng khác nhau nên con người luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nhiều sinh vật
Câu 46:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
III. Một số thực vật kí sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
Chọn đáp án D.
Các phát biểu II, IV đúng.
Q I sai vì ở chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ thì giun đất không được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
Q III sai vì thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ chứ không phải sinh vật phân giải.
Câu 47:
Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng , và .
II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thành nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.
III. Trong đất có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.
IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.
Chọn đáp án B.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Còn lại phát biểu IV sai vì nếu chỉ có sinh vật sản xuất và vi sinh vật tiêu thụ thì vẫn xảy ra chu trình sinh địa hóa của nitơ.
Câu 48:
Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
Chọn đáp án C
Quan hệ có hại cho các cá thể cùng loài thì đấy là cạnh tranh cùng loài
Câu 49:
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
Chọn đáp án B
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc
Câu 50:
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước tối thiểu là số lượng các thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
II. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
III. Kích thước của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.
IV. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.
Chọn đáp án C
Phát biểu I, II, IV đúng.
Còn lại III sai vì kích thước quần thể thường không được ổn định, chúng thay đổi tùy theo thời gian, yếu tố môi trường,…