576 Bài tập Quy luật di truyền (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P3)
-
7690 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
Đáp án D
Quả vàng = 1/12 = 1/2 × 1/6
1/6 ↔ giao tử aa của cây AAaa
1/2 ↔ giao tử a của cây Aa hoặc giao tử aa của cây Aaaa
Vậy các phép lai thỏa mãn là: AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 2:
Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: AB/abXDXd × AB/abXDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
Đáp án B
Ta có tỷ lệ thân đen , cánh cụt, mắt đỏ :ab/abXD- = 0.15, mà tỷ lệ mắt đỏ là 0,75 => ab/ab=0.2
Tỷ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là ab/abXDX- = 0,2×0,5 = 0,1
Câu 3:
Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là: . Cho rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F5 có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở F2, có 25% số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen.
(3) Ở F3, có số cây đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 77/160.
(4) Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F4, số cây đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 69/85.
Vậy tỷ lệ cần tính là : 69/85
Câu 4:
Xét trong 1 cơ thể có kiểu gen AabbDd EG/eg. Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm 2%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
Đáp án B
GT abDEg là giao tử hoán vị = 0,5A×1b×0,5D×f/2→f= 0,16.
Số tế bào HVG chiếm 32% ×150 =48 tế bào. (vì HVG chỉ xảy ra ở 2/4 cromatit nên số tế bào = 2 lần tần số HVG)
Câu 5:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P) , thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
Đáp án A
Pt/c: cao, dài × thấp, tròn
→ F1: 100% cao, tròn
Tính trạng đơn gen → A cao >> a thấp và B tròn >> b dài
F1 tự thụ→ F2 4 loại kiểu hình, cao tròn A-B- = 50,64%
→ F2: thấp dài aabb = 50,64% - 50% = 0,64%
→ F1 cho giao tử ab = 0,08
→ F1 : Ab/aB , f = 16%
→ giao tử F1 : Ab = aB = 0,42 ; AB = ab = 0,08
I đúng
II đúng. F2 có số loại kiểu gen qui định kiểu hình 1 trội, 1 lặn là: Ab/Ab, Ab/ab, aB/aB,aB/ab
III đúng. F2, kiểu gen Ab/aB = 0,42 × 0,42 × 2 = 0,3528
→ F2 kiểu gen không giống F1 là: 1 – 0,3528 = 0,6472 = 64,72%
IV sai, f = 16%
V sai. F2 aaB- = 25% - 0,64% = 24,36%
Câu 7:
Ở ruồi giấm 2n = 8. Theo lý thuyết số nhóm gen liên kết thường có ở loài này là
Đáp án B
2n = 8 → n= 4 → 4 nhóm gen liên kết (SGK Sinh học 12 -Trang 46)
Câu 8:
Theo lý thuyết, các tế bào sinh dục chín có kiểu gen AABbdd giảm phân tạo ra loại giao tử Abd chiếm tỷ lệ là
Đáp án C
AABbdd → Abd = 1×0,5×1 = 50%
Câu 9:
Ở cà chua tình trạng màu đỏ do một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó có gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng quả vàng. Phép lai P: Aa × aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ hiểu hình là
Đáp án B
A: đỏ > a: vàng. P: Aa × aa → F1: 1Aa (đỏ) : 1aa (vàng)
Câu 10:
Ở một loài, hai gen B và D cách nhau 20 cM, quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd/bDcó thể tạo ra loại giao tử ABd với tỉ lệ là
Đáp án D
Aa → giao tử A= 0,5
1 tế bào Bd/bD→ 2 loại giao tử Bd = bD = 0,5
→ giao tử ABd có tỉ lệ: 0,5×0,5 = 0,25 = 25%
Câu 11:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ dị hợp trong số thân cao, hoa đỏ ở F1 là
Đáp án B
A: cao> a: thấp; B: đỏ > b: vàng
Tách riêng từng cặp gen:
+ Aa × Aa → 1AA: 2Aa: 1aa (3 cao: 1 thấp) → thân cao dị hợp trong số thân cao: 2/3
+ Bb × Bb → 1BB: 1Bb: 1bb (3 đỏ: 1 vàng) → hoa đỏ dị hợp trong số hoa đỏ: 2/3
→ tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ dị hợp trong số thân cao, hoa đỏ ở F1 là 4/9
Câu 12:
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu về màu cánh người thực hiện các phép lai sau:
- Phép lai thứ nhất: P đực cánh xám × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ hai: P đực cánh đỏ × cái cánh xám → F1 thu được tỉ lệ 1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng.
- Phép lai thứ ba: P đực cánh đỏ × cái cánh đỏ → F1 thu được tỉ lệ 2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng.
Biết màu cánh của ruồi do một gen quy định, không xảy ra đột biến. Theo kết quả mày có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính.
II. Tính trạng cánh đỏ và cánh xám trội hoàn toàn so với tính trạng cánh trắng.
III. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ nhất sẽ cho tỉ lệ đời con 2 cái cánh xám: 1 đực cánh xám: 1 đực cánh trắng.
IV. Lấy ruồi cái đời P ở phép lai thứ hai lai với ruồi đực ở phép lai thứ ba sẽ cho tỉ lệ đời con 50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng.
Đáp án B
I.đúng. Tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới F1 không đều nhau Tính trạng màu cánh di truyền liên kết với giới tính
II. đúng
+ Xét phép lai 2: cánh đỏ ×cánh xám → 1 cánh đỏ : 2 cánh xám : 1 cánh trắng
→ xám > đỏ > trắng
Quy ước gen: A: cánh xám > A1: cánh đỏ> a: cánh trắng
+ Phép lai 1: (2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
+ Phép lai 2: (1 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
+ Phép lai 3: (2 ruồi cái cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh đỏ: 1 ruồi đực cánh trắng)
III. đúng. Lai giữa cái ở phép lai 2 với đực phép lai 1: (2 ruồi cái cánh xám: 1 ruồi đực cánh xám: 1 ruồi đực cánh trắng)
IV. đúng. Lai giữa cái ở phép lai thứ 2 với đực ở phép lai thứ 3:
(50% cánh xám: 25% cánh đỏ: 25% cánh trắng)
Câu 14:
Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính × không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
Đáp án A
+ Phép lai A: ♀ XWXw × ♂ XWY → XWXW : XWXw : XWY : XwY (2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng)
+ Phép lai C: ♀ XWXw × ♂ XwY → XWXw : XwXw : XWY : XwY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng)
+ Phép lai B: ♀ XWXW × ♂ XwY → XWXw : XWY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ)
+ Phép lai D: ♀ XwXw × ♂ XWY → XWXw : XwY (1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng)
Câu 15:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
Đáp án B
AA × aa → 100%Aa.
Câu 16:
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định hạt màu vàng, b quy định hạt màu xanh. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt màu vàng là
Đáp án C
AAbb × aaBB → AaBb : 100% thân cao, hạt vàng
Câu 17:
Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gen nhất?
Đáp án D
+ Aa × aa → F1: Aa : aa
+ AA × Aa → F1: AA : Aa
+ Aa × aa → F1: Aa : aa
+ Aa × Aa→ F1: AA : Aa : aa
Câu 19:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số các cây hoa đỏ, có tối đa 4 loại kiểu gen.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có 50% số cây hoa đỏ.
III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa trắng.
IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/8.
Đáp án C
Quy ước gen: AaB- quy định hoa đỏ;
Aabb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.
I sai, vì cây hoa đỏ có kí hiệu AaB- nên chỉ có 2 kiểu gen (AaBB, AaBb)
II đúng vì AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa đỏ (AaB-) có tỉ lệ là Vì Aa × Aa thì sẽ cho đời con có 2/3 Aa. (Vì AA bị chết ở giai đoạn phôi): 1/2
III đúng, vì AaBb × aabb thì sẽ cho đời con có số cây hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ 25%.
IV sai, AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (Aabb + aaB-) có tỉ lệ là: 5/12
Trong số các cây hoa vàng thì cây thuần chủng (aaBB) có tỉ lệ là 1/12
→ Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được số cây thuần chủng là 1/5
Câu 20:
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) phân ly độc lập có thể cho số loại kiểu hình ở đời con là:
Đáp án D
Đề không cho biết mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng hay 2 cặp gen tương tác quy định 1 tính trạng nên có thể xảy ra các trường hợp:
- TH1: mỗi gen quy định 1 tính trạng, di truyền phân li độc lập
+Nếu hai tính trạng trội, lặn hoàn toàn → 4 KH
+Nếu 1 tính trạng trội hoàn toàn, 1 tính trạng trội không hoàn toàn tạo 6KH
+Nếu 2 cặp tính trạng đều trội lăn không hoàn toàn →9KH
- TH 2: Tương tác cộng gộp ( theo số lương gen trội) → 5 KH; tương tác bổ sung( 9:3:3:1)→ 4 KH; tương tác bổ sung(9:6:1), tương tác bố sung (9:7)
Câu 21:
Ở ruồi giấm: alen A quy định tính trạng thân xám, alen a quy định tính trạng thân đen, alen B quy định tính trạng cánh dài, alen b quy định tính trạng cánh ngắn; Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tử hai cặp gen, ở Fb thu được 41% mình xám, cánh ngắn; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn.
Cho các nhận định sau:
I. Tần số hoán vị giữa các gen là 18%.
II. Ruồi cái F1 có kiểu gen
III. Ruồi đực dùng lai phân tích có kiểu gen
IV. Cho các con ruồi ở Fb mình xám, cánh ngắn và mình đen, cánh dài giao phối với nhau ở đời sau xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ 1:1:1:1.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Đáp án A
Ta có kiểu hình ở ở Fb thu được 41% mình xám, cánh ngắn; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn
→ Ab = aB = 0.41 ; ab = AB = 0.09
Câu 22:
Một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài; alen B quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được:
1425 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.
Tỉ lệ kiểu gen AABb trong quần thể trên bao nhiêu?
Đáp án B
Xét từng tính trạng trong quần thể
- Dạng hạt: 19% hạt tròn: 81% hạt dài
→ Tần số alen a = 0,9; A = 0,1
→ Cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa
- Màu hạt: 75%; hạt đỏ: 25% hạt trắng
→ Tần số alen b = 0,5; B = 0,5
→ Cấu trúc di truyền gen qui đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb
Cấu trúc di truyền của quần thể
(0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa) (0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) =1
Tỉ lệ kiểu gen AABb = 0,005
Câu 23:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen Hh, Ee, Ii cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và quy định 3 cặp tính trạng khác nhau, alen trội là trội hoàn toàn.
Cho các nhận định sau:
I. Cho cá thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng lai với cá thể đồng hợp lặn cả 3 tính trang sẽ có tối đa 8 sơ đồ lai.
II. Cho cá thể đực có kiểu hình trội về 1 tính trạng lai với cá thể cái có kiểu hình trội về 2 tính trạng có tối đa 90 sơ đồ lai.
III. Cho cá thể cái trội về một tính trạng giao phấn với cá thể đực trội về một tính trạng, có thể thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
IV. Cho cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, thu được đời con có tối đa 16 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng?
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là II và III.
Câu 24:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
II. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
IV. Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.
Đáp án D
P trội về 3 tính trạng mà giao phấn tạo kiểu hình lặn về 3 tính trạng → P dị hợp về 3 cặp gen.
Câu 25:
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra ít loại giao tử nhất?
Đáp án B
Kiểu gen nào càng có ít cặp gen dị hợp thì số loại giao tử càng ít.
Câu 26:
Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen XaXa
Đáp án B
Để đời con có kiểu gen XaXa thì cả bố và mẹ đều phải có Xa.
Câu 27:
Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × Dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
Đáp án C
Dd × Dd → 3D-:1dd →3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 28:
Biết alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen lặn a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây cho đời con có cây hoa hồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
Đáp án C
AA × aa → 100%Aa; tỷ lệ hoa hồng là nhiều nhất.
Câu 29:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
Đáp án A
Phép lai Aa × aa → 1Aa:1aa
Câu 30:
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về hai cặp gen có kiểu hình thân cao, hoa đỏ lai với cây có thân cao, hoa trắng thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 6%. Tần số hoán vị gen là
Đáp án D
Đời con có 4 loại kiểu hình → cây thân cao hoa trắng dị hợp 1 cặp gen (Aa; bb) →cho ab =0,5
Đời con có ab/ab =6% = ab ×0,5ab → cây thân cao, hoa đỏ cho giao tử ab = 0,12 <25% → là giao tử hoán vị = f/2
→ f= 24%.
Câu 31:
Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng quả đỏ, alen a quy định quả vàng, alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cả hai tính trạng, thu được F1 gồm toàn cây quả đỏ, bầu dục. Cho F1 lai với cơ thể X chưa biết kiểu gen thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1. Cho biết không xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân. Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể X là
Đáp án A
F1 toàn quả bầu dục → B trội không hoàn toàn so với b
Tỷ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 = (1:2:1)(1:1) → phép lai là: AaBb ×aaBb (X)
Câu 32:
Ở thỏ, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường, tạo giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Tạo ra 4 giao tử.
II. Tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
III. Tạo ra loại giao tử aXB với xác suất là 1/4.
IV. Tạo ra loại giao tử mang alen B với xác suất là 1/2.
Đáp án A
I sai, tạo ra tối đa 2 loại giao tử (không có HVG).
II đúng.
III sai, nếu tạo ra aXB thì chiếm 1/2.
IV đúng.
Câu 33:
Ở một loài thú, cho con cái lông ngắn thuần chủng giao phối với con đực lông dài thuần chủng thu được F1 gồm 100% cá thể lông dài. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 phân li theo tỉ lệ: 75% cá thể lông dài : 25% cá thể lông ngắn; tính trạng lông ngắn chỉ xuất hiện ở con cái. Giải thích nào sau đây phù hợp với số liệu trên?
Đáp án A
F1 toàn lông dài → lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. A- lông dài; a – lông ngắn.
Tính trạng lông ngắn chỉ xuất hiện ở con cái → Con đực luôn mang alen A hay gen này nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính.
P: XaXa × XAYA → XAXa × XaYA → XAXa: XaXa : XAYA: XaYA
Chú ý: ở thú, con đực là XY, con cái là XX.
Câu 34:
Ở chuột, xét một gen đột biến lặn nằm trên NST thường làm cho thể đột biến bị chết ngay khi mới sinh. Một đàn chuột bố mẹ gồm 200 con (ở mỗi kiểu gen, số cá thể đực bằng số cá thể cái) khi ngẫu phối đã sinh được F1 gồm 1500 chuột con, trong đó có 15 con có kiểu hình đột biến và bị chết lúc mới sinh. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, sức sống và khả năng thụ tinh của các loại giao tử là tương đương nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số 200 chuột bố mẹ nói trên, có 40 cá thể có kiểu gen dị hợp.
II. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 thì tần số alen và thành phần kiểu gen của F1 và F2 là giống nhau.
III. Ở F1 có 1215 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.
IV. Trong số cá thể trưởng thành F1, số cá thể dị hợp tử tham gia vào sinh sản chiếm tỉ lệ 18%.
Đáp án C
A- bình thường; a- đột biến
P ngẫu phối tạo tỷ lệ kiểu gen aa = 15/1500 =0,01 → tần số alen A=0,9; a=0,1
→ F1: 0,81AA:0,18Aa:0,01aa → còn sống: 9AA:2Aa
Cấu trúc di truyền ở P: xAA : yAa
Kiểu gen aa được tạo thành từ phép lai: Aa × Aa →aa = → P: 0,8AA:0,2Aa
→ số lượng: 160 con AA:40 con Aa
I đúng
II sai, vì kiểu gen aa bị chết nên cấu trúc di truyền của F1 ≠ F2
III đúng, ở F1: AA = (1500 – 15) × 9/11=1215 con
IV sai, số cá thể F1 tham gia vào sinh sản chiếm 2/11.
Câu 35:
Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của NST X: alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 gồm toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, trong đó tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3 thì ở F3, các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
II. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3 thì ở F3, các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
III. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
IV. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3 thì ở F3, các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
Đáp án D
-Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ→ con cái có kiểu NST giới tính là XY, con đực là XX
Câu 36:
Ở một loài sinh vật, xét hai gen nằm trên NST thường, mỗi gen có hai alen (A, a và B, b). Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai mà ở đời con đều xuất hiện cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai gen nói trên?
Đáp án C
Để đời con có kiểu gen đồng hợp lặn thì P phải mang cả 2 alen a và b.
Nếu hai gen PLĐL: các kiểu gen mang cả a,b là (Aa;aa)(Bb;bb) → có 4 kiểu gen → số phép lai là: 10
Nếu hai gen nằm trên 1 NST : có 5 kiểu gen mang cả a,b → số phép lai là: 15
Câu 37:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây bố mẹ thân cao hoa đỏ (P) có kiểu pen khác nhau thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 21%. Biết mọi diễn biến ở quá trình giảm phân tạo giao tử đực và giao tử cái là giống nhau.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 59%.
II. Ở F1 có 9 loại kiểu gen khác nhau.
III. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, cây dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 9/27.
IV. Ở F1, số cây dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 68%.
Đáp án C
Câu 38:
Cho giao phấn giữa cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F1 100% cây cho quả đỏ, cho cây F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3/4 cây cho quả đỏ : 1/4 cây cho quả vàng. Cách lai nào sau đây không xác định đươc kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
Đáp án D
P: AA(đỏ) x aa(vàng) → F1: Aa → F2: 1AA : 2Aa : 1aa.
Cây hoa đỏ ở F2 gồm có: AA và Aa.
A đúng. AA x aa → 100% đỏ, Aa x aa → 1 đỏ : 1 vàng.
B đúng. AA x Aa → 100% đỏ, Aa x Aa → 3 đỏ : 1 vàng.
C đúng. AA x AA → 100% đỏ, Aa x Aa → 3 đỏ : 1 vàng.
D sai. vì cả AA, Aa khi lai với AA đều cho 100% đỏ.
Câu 39:
Cho cây F1 có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F2 gồm các kiểu hình tỉ lệ như sau:
37,50% cây hoa tím, cao; 18,75% cây hoa tím, thấp;
18,75% cây hoa đỏ, cao; 12,50% cây hoa vàng, cao;
6,25% cây hoa vàng, thấp; 6,25% cây hoa trắng, cao.
Biết tính trạng chiều cao cây do một gen (D, d) quy định.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
I. Tính trạng màu sắc hoa và chiều cao cây di truyền phân li độc lập với nhau.
II. Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.
III. Cây F1 có kiểu gen Ad/aD Bb hoặc Aa Bd/bD.
IV. Cho F1 lai với cây có kiểu hình trắng, thấp thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1. Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án B
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Hoa tím : hoa vàng : hoa đỏ : hoa trắng = (37,5 + 18,57) : (12,5 : 6,25) : 18,75 : 6,25 = 9 : 3 : 3 : 1.
Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước A_B_ hoa tỉm; A_bb – hoa vàng; aaB_ hoa đỏ; aabb – hoa trắng.
Thân cao : thân thấp = (37,5 + 18,75 + 12,5 + 6,25) : (18,75 + 6,25) = 3 : 1.
Tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, D – thân cao; d – thân thấp.
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng là:
37,5 : 18,75 : 18,75 : 12,5 : 6,25 : 6,25 = 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (1 : 2 : 1) x (3 : 1) < (9 : 3 : 3 : 1) x (3 : 1).
Tích tỉ lệ phân li riêng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
Nội dung 1, 2 sai.
Nội dung 3 đúng. Vì ở F2 xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa trắng (aabbD_), có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn nên F1 phải có kiểu gen dị hợp tử chéo mới rạo ra được loại giao tử aD hoặc aB.
Nội dung 4 đúng. AD//ad Bb x ad//ad bb tạo ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 40:
Ở 1 loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. Tính trạng màu hoa chịu sự chi phối của quy luật di truyền tương tác bổ sung.
II. Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là 31,146%.
III. Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là 18,84%.
IV. Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là 6,06%.
Đáp án D
Cây F1 lai phân tích tạo ra 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ => F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
Cây hoa đỏ có kiểu gen là AaBb lai phân tích tạo ra 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 => Nội dung I đúng.
Quy ươc A_B_ hoa đỏ ; A_bb, aaB_, aabb hoa trắng.
F1 x F1: AaBb x AaBb. => 9/16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa đỏ trong số 4 hạt ở F2 là: => Nội dung II đúng.
Xác suất để có được 3 hạt hoa trắng trong tổng số 4 hạt ở F2 là: => Nội dung III đúng.
Xác suất để thu được 4 hạt trong đó có 2 hạt hoa đỏ là: => Nội dung IV sai.
Câu 41:
Cho một cây hoa đỏ, thân cao ở thế hệ P lai phân tích, F1 thu được toàn cây hoa đỏ, thân cao. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 phân tính theo tỉ lệ sau:
18% cây hoa đỏ, thân cao; 7% cây hoa đỏ, thân thấp;
6,5% cây hoa hồng, thân cao; 43,5% cây hoa hồng, thân thấp;
0,5% cây hoa trắng, thân cao; 24,5% cây hoa trắng, thân thấp.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
I. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
II. Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
III. Các cặp gen phân bố ở 2 cặp NST và cả 2 cặp NST đều xảy ra hoán vị.
IV. Có xảy ra hoán vị gen với tần số 10% và 20%.
Đáp án C
Phép lai phân tích sẽ cho tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ giao tử ở cây có kiểu hình trội.
Cây thân cao, hoa đỏ P lai phân tích cho ra F1 100% hoa đỏ, thân cao => F1 dị hợp tử tất cả các cặp gen.
F1 lai phân tích ta xét riêng từng cặp tính trạng:
Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = 1 : 2 : 1
=> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 6 : 1.
Thân cao: thân thấp = 1 : 3 => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7.
Nội dung I sai, nội dung II đúng.
Quy ước: A_B_ hoa đỏ, aaB_, A_bb hoa hồng, aabb hoa trắng
D_E_ thân cao, còn lại thân thấp.
Nhìn vào tỉ lệ phân li kiểu hình có thể dễ dàng thấy có xảy ra hoán vị gen.
Tạo ra cây thân cao, hoa trắng (D_E_aabb) với tỉ lệ 0,5% => Tỉ lệ giao tử aD bE là 0,5%.
Tạo ra cây thân cao, hoa đỏ (D_E_A_B_) với tỉ lệ 18% => Tỉ lệ giao tử AD BE là 18%.
Gọi x, y lần lượt là tỉ lệ
Theo như trên ta có:
Tỉ lệ giao tử aD bE là
Tỉ lệ giao tử AD BE là
Giải hệ ta được x = 0,05 và y = 0,1 hoặc x = 0,1 và y = 0,05.
Tỉ lệ giao tử aD và bE đều nhỏ hơn 25% nên đây là các giao tử hoán vị, tần số hoán vị là 10% và 20%.
Nội dung III, IV đúng.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 42:
Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d quy định hạt dài, gen R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Hai gặp gen Dd, Rr phân ly độc lập. Khi thu hoạch tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng.
Cho các phát biểu sau:
I. Kiểu gen rr chiếm tỉ lệ 25% trong quần thể cân bằng di truyền.
II. Cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì vụ sau thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là 8/9.
III. Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm 2/3.
IV. Tần số của D, d trong quần thể trên lần lượt là 0,9 và 0,1.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Tỉ lệ hạt trắng rr trong quần thể là: 4,75% + 20,25% = 25% => Nội dung I đúng.
Quần thể cân bằng di truyền nên tần số alen r = 0,5=> tần số alen R = 0,5
Cấu trúc di truyền của quần thể về tính trạng này là: 0,25RR : 0,5Rr : 0,25rr.
Tỉ lệ hạt dài dd trong quần thê là: 60,75% + 20,35% = 81%.
Quần thể cân bằng di truyền nên tần số alen d = 0,9 => tần số alen D = 0,1.
Trồng hạt dài đỏ R_dd thì đời sau sẽ thu được toàn hạt dài. Do đó tỉ lệ phân li kiểu hình phụ thuộc vào kiểu hình màu hạt.
Hạt đỏ có tỉ lệ kiểu gen là: 0,25AA : 0,5Aa = 1/3AA : 2/3Aa. => Nội dung III đúng.
Tỉ lệ hạt trắng khi đem các hạt đỏ giao phấn là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9.
Tỉ lệ hạt đỏ là: 1 – 1/9 = 8/9. => Nội dung II đúng.
Nội dung IV sai. Như đã tính ở trên thì tần số alen D = 0,1, tần số alen d = 0,9.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 43:
Cho các nhận định về trường hợp một gen quy định một tính trạng như sau:
I. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính không có mối quan hệ trội lặn.
II. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
III. Trong phép lai một thứ tính trạng, số tổ hợp kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 4.
IV. Một gen quy định một tính trạng không phép lai P: Hoa đỏ x Hoa trắng à 1 Hoa đỏ + 1 Hoa tím.
Số nhận định có nội dung đúng là:
Đáp án C
Nội dung I sai. Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính cũng có mối quan hệ trội lặn.
Nội dung II, III sai. Trong phép lai một thứ tính trạng, số loại kiểu hình ở đời con trong 1 phép lai tối đa là 3, trong trường hợp trội không hoàn toàn.
Nội dung IV sai. Một gen quy định một tính trạng thì sẽ không thể cho kiểu hình như trên.
Vậy không có nội dung nào đúng.
Câu 44:
Ở gà : A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST thường. Lai các gà trống và các gà mái đều có lông xám, chân thấp dị hợp được số con đủ lớn. Cho các nhận định:
I. Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao và gà trắng, chân thấp là như nhau.
II. Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 3 lần gà xám chân cao.
III. Xác suất sinh ra gà đen, chân cao và gà trắng, chân cao là như nhau.
IV. Về mặt thống kê thì gà xám, chân cao phải nhiều hơn các kiểu hình còn lại.
Trong những nhận định trên có bao nhiêu nhận định đúng?
Đáp án A
Theo giả thiết: A - chân thấp, a - chân cao; BB - lông đen, Bb - xám, bb - trắng.
♂ lông xám, thấp dị hợp có kiểu gen AaBb
♀ lông xám, thấp dị hợp có kiểu gen AaBb
Phép lai: AaBb x AaBb = (Aa x Aa).(Bb x Bb) = (3/4 thấp : 1/4 cao).(1/4 đen : 1/2 xám : 1/4 trắng)
Xét các phát biểu của đề bài:
(I) sai vì:
+ Xác suất sinh gà trắng, chân cao = 1/4 . 1/4 = 1/16
+ Xác suất sinh gà trắng, chân thấp = 1/4 . 3/4 = 3/16
→ Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao và gà trắng, chân thấp là khác nhau.
(II) đúng vì:
+ Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp = 1/2 x 3/4 = 3/8.
+ Xác suất sinh ra gà xám, chân cao = 1/2 x 1/4 = 1/8.
→ Xác suất sinh ra gà xám, chân thấp gấp 3 lần gà xám chân cao.
(III) đúng vì:
+ Xác suất sinh ra gà đen, chân cao = 1/4 x 1/4 = 1/16
+ Xác suất sinh ra gà trắng, chân cao = 1/4 x 1/4 = 1/16.
→ Xác suất sinh ra gà đen, chân cao và gà trắng, chân cao là như nhau.
(IV) sai vì gà xám, chân cao = 1/8 < tỉ lệ gà xám, chân thấp = 3/8.
Vậy các kết luận II, III đúng.
Câu 45:
Cho A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả xanh. Cho hai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ và quả xanh lai với nhau. Tỉ lệ kiểu gen phân li ở F2 sẽ là
Đáp án D
A-quả đỏ, a-quả xanh. Hai cây thuần chủng quả đỏ và quả xanh lai với nhau → F1: Aa
Cho F1 lai với nhau F2: 1AA: 2Aa: 1aa
Câu 46:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn là
Đáp án C
Để thế hệ lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn (aabb) thì bố hoặc mẹ đều không cho giao tử ab.
Trong các phép lai trên, chỉ có phép lai C là ở cơ thể aaBB không tạo giao tử ab
Câu 47:
Nhiễm sắc thể giới tính là loại nhiễm sắc thể
Đáp án A
Nhiễm sắc thể giới tính chứa các gen quy định giới tính ngoài ra còn chứa các gen quy định tính trạng thường.
Câu 48:
Ở loài tắc kè, màu sắc cơ thể có thể theo màu của môi trường sống. Đó là do
Đáp án A
Ở loài tắc kè, màu sắc cơ thể theo môi trường sống, đó là hiện tượng thường biến.
Sự thay đổi kiểu hình để phù hợp với môi trường sống
Câu 49:
Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn gen b quy định hạt nhăn. Các gen này phân này phân li độc lập. Phép lai nào sau đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất?
Đáp án A
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn.
Các gen phân li độc lập với nhau. Phép lai có kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất là:
AaBb × AaBb : 9 kiểu gen, 4 kiểu hình
AABb × Aabb : 4 kiểu gen, 2 kiểu hình
Aabb × aaBb : 4 kiểu gen, 4 kiểu hình
AABB × AABb: 2 kiểu gen , 1 kiểu hình