Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P11)
-
9046 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được tạo thành?
Đáp án D
Trong nguyên phân những thể đa bội được tạo thành là 4n, 8n
Câu 2:
Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là
Đáp án C
Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ ba đối mã là 3’ XUA 5’ (nguyên tắc bổ sung)
Câu 3:
Mã di truyền mang tính thoái hoá tức là
Đáp án C
Mã di truyền mang tính thoái hoá tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
Câu 4:
Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến cấu trúc NST là
Đáp án A
Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến cấu trúc NST là: Rối loạn trong nhân đôi NST
Câu 5:
Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtít là
Đáp án A
Protein: Val – Trp – Lys – Pro.
mARN: 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’
ADN: 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’
Câu 6:
Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN?
(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.
(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X).
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.
(4). Tự nhân đôi của ADN của sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân
Đáp án A
(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch. à sai
(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X). à sai, nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X.
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới. à đúng
(4). Tự nhân đôi của ADN của sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân à sai, Tự nhân đôi của ADN của sinh vật nhân thực xảy ra ở trong nhân, các bào quan có gen như lạp thể, ti thể
Câu 7:
Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
Đáp án A
Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ - 3’
Câu 8:
Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?
Đáp án A
Loại đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN: Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
Câu 9:
Trong quá trình nhân đôi của AND, NST diễn ra trong pha:
Đáp án D
Trong quá trình nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha S của chu kỳ tế bào
Câu 10:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
Đáp án A
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là: A. ba loại G, A, U (vì cần có mã mở đầu để bắt đầu dịch mã AUG)
Câu 11:
Chọn nhận xét sai:
Đáp án C
Các thể song nhị bội đều có tất cả các gen đồng hợp à sai
Câu 12:
Tế bào nào sau đây là tế bào của thể ba:
Đáp án B
Tế bào là tế bào của thể ba: AaBbDddEe (có 3 alen d)
Câu 13:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
B. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc à đúng
Câu 14:
Một đoạn mạch bổ xung của gen có trình tự các nuccleotit là:
3’ T* A T T G G X G X A A G 5’ (T*: Nucleotit dạng hiếm). Khi gen trên nhân đôi đã tạo ra gen đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau là đúng về đột biến đã xẩy ra
(1) Kiểu đột biến xẩy ra là thay thế cặp TA bằng cặp XG
(2) Có một axitamin bị thay đổi trong chuỗi polipeptit
(3) Chuỗi polipeptit bị mất đi một axitamin
(4) Chuỗi polipeptit bị ngắn lại
(5) Không làm thay đổi thành phần axitamin của chuỗi polipeptit
Biết các bộ ba tham gia mã hóa axitamin GAA, GAG: Glu; XGX, XGA, XGG: Arg; GGU, GGX, GGA: Gly; UAU, UAX:Tyr
Đáp án C
Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuccleotit là :
3’ T* A T T G G X G X A A G 5’ (T*: Nucleotit dạng hiếm).
Khi gen trên nhân đôi đã tạo ra gen đột biến.
(1) Kiểu đột biến xẩy ra là thay thế cặp TA bằng cặp XG à sai, trên mARN có 5’UAU 3’ (bình thường) à quy định Tyr; mARN sau đột biến 5’XAU3’ (sau đột biến) à quy định Tyr
(2) Có một axitamin bị thay đổi trong chuỗi polipeptit à đúng
(3) Chuỗi polipeptit bị mất đi một axitamin à sai
(4) Chuỗi polipeptit bị ngắn lại à sai
(5) Không làm thay đổi thành phần axitamin của chuỗi polipeptit à đúng
Câu 15:
Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
Đáp án D
Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử protein
Câu 16:
Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
Đáp án B
Phân tử mARN trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã
Câu 17:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?
Đáp án B
Dạng đột biến làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới là đột biến tự đa bội
Câu 18:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
A – đúng
B – đúng
C- đúng
D – sai, nếu alen đột biến là alen lặn nhưng cơ thể mang alen đột biến ở thể dị hợp thì alen đột biến không biểu hiện thành kiểu hình được nên không phải là thể đột biến
Câu 19:
Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, đột biến lặp đoạn thường gây hại cho sinh vật vì làm mất cân bằng hệ gen
Câu 20:
Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở
Đáp án C
Tế bào sinh dưỡng có 15NST = 2n +1
Đây là thể ba
Câu 21:
Trong một tế bào sinh tinh, có hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
Đáp án C
Cặp Aa giảm phân bình thường tạo giao tử A, a
Cặp Bb giảm phân có rối loạn ở GP I, GP II bình thường tạo giao tử Bb và O
Vậy tế bào này giảm phân hình thành giao tử ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 22:
Phân tử ADN được cấu tạo từ mấy loại đơn phân?
Đáp án D
ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân: A,T,G,X
Câu 23:
Nếu có một bazo nitơ hiếm tham gia vào quá trình nhân đôi của một phân tử ADN thì có thể phát sinh đột biến dạng
Đáp án A
Nếu có một bazơ nitơ hiếm tham gia vào quá trình nhân đôi của một phân tử ADN thì có thể phát sinh đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 24:
Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?
Đáp án A
Lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
Câu 25:
Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, nếu gen điều hoà bị đột biến không tạo ra protein ức chế thì 3 gen cấu trúc được phiên mã ngay khi không có lactose trong môi trường
Câu 26:
Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm
Đáp án A
Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm trượt khung đọc mã di truyền
Câu 27:
Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 300nm là
Đáp án D
Cấu trúc siêu xoắn có chiều ngang là 300nm
Câu 28:
Hiện tượng nào sau đây có thể hình thành bộ nhiễm sắc thể tam bội?
Đáp án C
Sự thụ tinh của giao tử 2n với giao tử n tạo thành hợp tử có bộ NST 3n
Câu 29:
Bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh sản hữu tính được duy trì và ổn định qua các thế hệ là nhờ
Đáp án D
Bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh sản hữu tính được duy trì và ổn định qua các thế hệ là nhờ: kết hợp 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Câu 30:
Trật tự phân bố của các gen trong một NST có thể bị thay đổi do hiện tượng nào sau đây ?
Đáp án D
Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST
Câu 31:
Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
Đáp án D
Gen điều hoà hoạt động khi môi trường có hoặc không có chất cảm ứng
Câu 32:
Cơ sở cho sự khác biệt trong cách tổng hợp liên tục và gián đoạn của các phân tử ADN là gì ?
Đáp án A
Cơ sở cho sự khác biệt trong cách tổng hợp liên tục và gián đoạn của các phân tử ADN là ADN polymerase có thể nối các nucleotide mới với đầu 3’OH của một sợi đang phát triển
Câu 33:
Ở cà chua 2n = 14. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 16 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
Đáp án C
Thể đột biến có 16NST = 2n +2 = 2n +1 + 1
Câu 34:
Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
Đáp án B
Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là đột biến điểm
Câu 35:
Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
Đáp án D
Enzyme nối là ADN ligaza
Câu 36:
Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng
Đáp án B
Protein ức chế bám vào vùng vận hành
Câu 37:
Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Đáp án A
Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
Câu 38:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
(2) Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
(3) Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
(4) Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN.
Đáp án B
Các phát biểu đúng là : (1)
(2) sai, tuy cùng chịu 1 cường độ tác động như nhau của các nhân tố gây đột biến nhưng tần số đột biến của các gen khác nhau là khác nhau
(3) sai, khi các bazo nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
(4) sai, đột biến mất 1 cặp nucleotit sẽ làm mất 1 nucleotit trên mARN
Câu 39:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
(4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
(5) Đột biến gen làm cho gen cũ bị mất đi, gen mới xuất hiện.
(6) Đột biến gen làm cho alen cũ bị mất đi, alen mới xuất hiện
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: (1),(3)
Câu 40:
Một nhà khoa học đang nghiên cứu giảm phân trong nuôi cấy mô tế bào đã sử dụng một dòng tế bào với một đột biến làm gián đoạn giảm phân. Nhà khoa học cho tế bào phát triển trong khoảng thời gian mà giảm phân sẽ xảy ra. Sau đó bà quan sát thấy số lượng các tế bào trong môi trường nuôi cấy đã tăng gấp đôi và mỗi tế bào cũng có gấp đôi lượng ADN, Cromatit đã tách ra. Dựa trên những quan sát này, giai đoạn nào của phân bào sinh dục bị gián đoạn trong dòng tế bào này?
Đáp án C
Kỳ sau II của quá trình giảm phân đã bị gián đoạn làm các cromatit không thể tách ra,kết quả có gấp đôi số lượng tế bào và số lượng NST
Nếu không có đột biến thì tạo ra gấp 4 lần số lượng tế bào và 1/2 số NST