Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P7)

  • 8854 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác nhân acridin gây ra loại đột biến gen là

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu xử lý ADN bằng Acridin thì có thể làm mất hay thêm 1 cặp nucleotit à   gây ra dịch khung đọc mã di truyền:

+ Nếu Acridin xen vào mạch khuôn à gây ra đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

+ Nếu Acridin xen vào mạch mới à gây ra đột biến mất 1 cặp nucleotit.

Vậy: C. Dịch khung


Câu 2:

Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần l acid amin nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin trong chuỗi polipeptit tương ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

Loại đột biến làm thay đổi thành phần 1 acỉd amin nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin ó  loại đột biến làm thay đổi 1 acid amin:

A à  sai. Thêm 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen à  từ acỉd amin thứ 4 trở về sau bị thay đổi.

B à  sai. Mất 3 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm cùa gen à làm giảm số lượng 1 acid amin thứ 4.

C à  sai. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen à làm thay đổi nhiều acid amin (từ vị trí thứ 4 trở về sau).

D à  đúng. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen


Câu 3:

Trong quá trình nhân đôi ADN để tổng hợp nên các mạch mới cần phải có đoạn ARN mồi. Vì

Xem đáp án

Đáp án B

Đoạn mồi được tổng hợp trước khi tổng hợp mạch mới, đoạn mới nhờ enzim mồi ARN polimeraza tổng hợp, đoạn mồi có đầu 3’OH tự do giúp cho các nucleotit mới bắt đầu gắn lên để bắt đầu tổng hợp mạch mới.

Như vậy muốn tổng hợp mạch mới (gắn nucleotit vào đầu tiên trên mạch mới) thì phải có đoạn mồi có đầu 3’OH tự do à B đúng


Câu 4:

Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở sinh vật nhân chuẩn:

A à sai. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ à 3’ trên mạch mang mã gốc. (đọc chiều 3 ’à 5 ’ trên mạch gốc)

B à đúng. Bộ ba mở đầu mã hóa cho acid amin metionin. (5’AUG3’/mARN = Met/polipeptit)

C à đúng. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X. (vì codon kết thúc là UAA, UAG, VGA)

D à đúng. Mỗi acid amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa (loại aa chỉ do 1 bộ ba mã hóa à gọi là bộ ba đặc hiệu; loại aa do nhiều bộ ba mã hóa ->à gọi là bộ ba thoái hóa)


Câu 6:

Cho biết một đoạn của một loại protein có trật tự các acid amin như sau:

Glixin - Valin - Lizin - Lơxin. Bộ ba mã sao của các acid amin đó trên mARN      như sau:

Glixin: GGG, Lizin: AAG, Valin: GUG và Lơxin: UUG.

Trình tự các cặp nucleotit của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp đoạn protein

Xem đáp án

Đáp án A

Theo gt cho protein à mARN à gen sau

Gen (mạch gốc) à  3’..XXX - XAX - TTX - AAX ...5’

 

mARN:    5’ ..GGG - GUG - AAG - UUG...3’

 

Polipeptit .. Gly - Val - Lys - Leu...

Vậy trình tự nucleotit của gen:

A.  3’- XXX - XAX –TTX - AAX-...

5’ – GGG – GTG – AAG – TTG - ...


Câu 7:

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

I. Trong tế bào sinh dục sơ khai của loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có 6 NST.

II. Tế bào này đang ở kỳ giữa của nguyên phân.

III. Kết thúc quá trình phân bào này sẽ tạo ra các tế bào lưỡng bội.

IV. Một nhóm gồm 3 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 4 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện cả quá trình phân bào tạo giao từ là 558

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tế bào tồn tại n NST kép = 3 (AA; BB; dd) và sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình giảm phân 2.

Tế bào kì giữa 2 có nkép = 3 à n = 3=>2n = 6

I à  đúng. 2n = 6

II à  sai. Vì tế bào này đang ở kỳ giữa giảm phân 2.

III à sai. Vì kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo giao tử (n).

IV à đúng.

NSTcc - Số NST cung cấp nguyên phân + số NST cung cấp giảm phân = 3.2n.(2x - 1) + 3.2x.2n  = 558


Câu 8:

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền. Việc xác định chỉ số ADN có vai trò:

-Xác định cá thể trong các vụ tai nạn máy bay, các vụ cháy,... mà không còn nguyên xác.

-Xác định mối quan hệ huyết thống.

-Chẩn đoán, phân tích bệnh di truyền.

-Trong khoa học hình sự: Dùng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án


Câu 9:

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò

Xem đáp án

Đáp án A

A. Nối các đoạn Okazaki với nhau à  là nhờ enzim ligaza.

B. Tách hai mạch đơn của phân tử ADN à là nhờ enzim helicaza.

C. Tháo xoắn phân tử ADN à  là nhờ enzim helicaza.

D. Tổng hợp và kéo dài mạch mới à là nhờ enzim ADN polimeraza


Câu 10:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng

Xem đáp án

Đáp án C

A, B, D à  đúng.

C à  sai. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biển mất một cặp nucleotit


Câu 11:

Khi nói về thành phần cấu tạo của gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần cấu tạo của gen cấu trúc:

A à  sai. Vùng điều hoà nm ở đầu 5' mạch gốc ca gen ch có chức năng điu hoà sự phiên mã của gen.

B à  sai. Vùng điều hoà có chức năng tồng hợp ra protein ức-chể điều hoà hoạt động phiên mã của gen.

C à  đúng. Vùng điều hoà chứa các trình tự nucleotit đặc biệt giúp cho ARN polimeraza liên kết để khởi động phiên mã và điều hoà phiên mã.

D -» sai. Vùng điều hoà nm ở đầu 3' của mạch gốc có chức năng điều hoà và kết thúc sư phiên mã ca gen.


Câu 12:

Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình sinh tổng hợp protein

C à  đúng. Đây là quá trình chuyển thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các acid amin trên polipeptit. (hay là dịch các mã bộ ba trên mARN thành các acid amin/polipeptit)

A. Đây là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ các acid amin trong tế bào chất cùa tế bào à  không chứng minh được dịch mã

B. Quá trình này diễn ra theo nguyên tấc bổ sung và có sự tham gia của riboxom à không chứng minh được dịch mã

D. Đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất à  không chứng minh được dịch mã


Câu 13:

Quan sát một tế bào của 1 loài lưỡng bội đang phân bào bình thường (hình vẽ). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng

I. Tế bào lưỡng bội của loài có bộ NST có thể được kí hiệu là AAaaBBbbDDdd.

II. Một tế bào lưỡng bội của loài này, ở kỳ giữa của giảm phân 1 có thể được kí hiệu là    AAaaBBbbDDdd.

III. Kỳ sau của nguyên phân, kí hiệu bộ NST trong 1 tế bào con có thể là AaBbDd.

IV. Tế bào bước sang kì cuối tạo ra tế bào con có bộ NST là (n) và kí hiệu là AaBbDd

Xem đáp án

Đáp án A

Tế bào đang quan sát tồn tại 2n NST kép = 6 (AA, aa; BB, bb; DD, dd) và sắp xếp 1 hàng NST kép mặt phng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình nguyên phân, (kì sau nguyên phân là 4n NST đơn chứ không phải là 2n đơn)

Tế bào kì giữa giảm phân 1 có 2nkép = 6 à  2n = 6

I à  sai. Vì kì giữa nguyên phân là 2nkép = 6 (AA aa BB bb DD dd) à  2n = 6 (Aa Bb Dd) hoặc (AA Bb Dd),...  

II à đúng Ở kì giữa của giảm phân 1 có th được kí hiệu là AAaaBBbbDDdd (= 2nnst kép và sắp 2 hàng ở mặt phng xích đạo, chính là đặc điểm của kỳ giữa giảm phân 2)

III à sai. Ở kì sau nguyên phân được kí hiệu là AAaaBBbbDDDD (= 4nnst đơn sắp 2 nhóm trong 1 tế bào, chính là đặc điểm của kỳ sau nguyên phân)

IV à sai. Tế bào đó bước sang kì cuối tạo ra tế bào con có bộ NST là (2n) và kí hiệu là AaBbDd


Câu 14:

Ở 1 loài (2n = 14) có 5 tế bào sinh dưỡng loài đều tiến hành phân bào 2 lần liên tiếp. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Số NST môi trường cung cấp là 210.

II. Có 280 cromatit trong các tế bào con đang ở kì sau của lần phân bào cuối cùng.

III. Số tinh trùng được sinh ra là 80.

IV. Có 280 NST đơn trong các tế bào con

Xem đáp án

Đáp án A

Theo giả thuyết ta có: a = 5, x = 2, 2n = 14

I à  đúng. NSTcc = a.2n.(2x - 1) = 210.                                                

II  à  sai. Cromatit ở kỳ sau = 0 (vì kì này đang tồn tại trạng thái NST đơn)

III à sai. Tế bào sinh tinh không tạo tinh trùng được.

IV à đúng. ENST = a.2n.2x = 280


Câu 17:

Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hoá acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng:

Xem đáp án

Đáp án B

Giai đoạn hoạt hoá acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để acid amin được hoạt hoá và gắn với tARN.

Chú ý: Giai đoạn hoạt hóa acid amin

   + Acidamin + ATP à  acid amin hoạt hóa.

   + Acid amin hoạt hóa + tARN (nhờ enzim) à  phức hợp aa-tARN mới tham gia vào dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit

A. Để các riboxom dịch chuyển trên mARN. à đây là giai đoạn dịch mã chứ không phải giai đoạn hoạt hóa acid amin.

B. Để acid amin được hoạt hoá và gắn với tARN à  đúng.

C. Để cắt bỏ acid amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit à  chức năng này thuộc về enzim của giai đoạn dịch mã.

D. Để gắn bộ ba đối mã cùa tARN với bộ ba trên mARN à thuộc giai đoạn dịch mã.


Câu 18:

Vai trò chủ yếu của enzym ADN polimeraza trong quá trình tự sao của ADN là:

Xem đáp án

Đáp án B

Enzym ADN polimeraza:

A à  sai. Mở xoắn NST và ADN (mở xoắn thuộc enzim helicaza,..)

B à  đúng. Liên kết nucleotit của môi trường với nucleotit của mạch khuôn theo NTBS

C à  sai. Tổng hợp đoạn mồi trên mạch có chiều 5’ đến 3’ (thuộc enzim ARN polimeraza,..)

D à sai. Phá vỡ liên kết H2 để  ADN thực hiện tự sao (là thuộc enzim helicaza,..)


Câu 19:

Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không cỏ khả năng:

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ được nhân lên trong một mô, tạo thể khảm và có khả năng di truyền đột biến đó qua sinh sản vô tính (vì là tế bào sinh dưỡng) chứ không thể di truyền qua sinh sản hữu tính (vì muốn di truyền qua sinh sản hữu tính thì tế bào mang đột biến phải là tế bào sinh dục).


Câu 20:

Sự khác biệt cơ bản giữa các cây tam bội với cây tứ bội là:

Xem đáp án

Đáp án C

Như vậy:

A à  sai. Không thể khẳng định được, tùy từng trường hợp.

B à  sai. Cây tam bội không tạo giao tử chứ không thể định được cơ quan sinh sản có to lớn hay không.     .

C à  đúng. Đã giải thích trên.

D à sai. Không thể khẳng định được, tùy từng trường hợp


Câu 21:

Quan sát một tế bào đang phân bào như hình vẽ, các chữ cái A, B, C, c, d, e, f kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào đang quan sát tồn tại 2n NST kép = 12 (AA, AA, BB, BB, CC, CC, dd, dd, ee, ee, ff, ff) và sắp xếp 2 hàng NST kép ở mặt phng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình giảm phân 1.

Tế bào ở kì giữa giảm phân 1 có 2nkép= 12 à 2n = 12


Câu 22:

Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, thực tế số loại tinh trùng là:

(1) Tối đa là 2 loại.

(2) Là ABD và abd.

(3) Là ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd, aBD, Abd.

(4) Là AbD và aBd.

(5) Là ABD, abd, ABd và abD.

Số đáp án đúng

Xem đáp án

Đáp án C

- Một tế bào sinh tinh (AaBbDd) tiến hành giảm phân bình thường à 2 loại giao tử (2 loại này đối xứng nhau, vì cơ thể dị hợp): ABD, abd hoặc ABd, abD hoặc AbD, aBd hoặc aBD, Abd.

Nên: (1) tối đa là 2 loại à  đúng (vì l tế bào sinh dục ♂ )

(2) là ABD và abd  à  đúng (đã chứng minh trên)

(3) là ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd, aBD, Abd à  sai. Chcho 2 trong 8 loại trên mới đúng.

(4) là AbD và aBd à  đúng (đã chứng minh trên)

(5) là ABD, abd, ABd và abD à  sai. Chỉ cho 2 trong 8 loại trên mới đúng


Câu 23:

Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly giảm phân 2. Theo lý thuyết, kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:

Xem đáp án

Đáp án D

Một nhóm tế bào cũng như một cơ thể (AaXBY)

+ Cặp Aa có một số không phân ly trong giảm phân 1 cho được các giao tử : Aa, A, a, O.

+ Cặp XBY một số không phân ly trong giảm phân 2 cho được các giao tử : XBXB, YY,

XB, Y, O.                                                          

à Vậy giao tử mà nó có thể cho tối đa: (Aa, A, a, O)(XBXB, YY, XB, Y, O) = 20 loại


Câu 24:

Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN polimeraza có chức năng

Xem đáp án

Đáp án B

A. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn AND cần nhân dôi.

B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhỏm 3'-OH tự do.

C. nối các đoạn Okazaki với nhau à  là của enzim ligaza.

D. Tháo xoắn phân từ ADN à  là của enzim helicaza.

* Chú ý; Trong tái bản: enzim ARN polimeraza có chức năng xúc tác tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3'-OH tự do, nhờ đó mà enzim ADN polimeraza mới tổng hợp được mạch mới. Trong phiên mã: là enzim phiên mã, enzim ARN - polimeraza có chức năng xúc tác liên kết các ribonucleotit từ môi trường với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo NTBS


Câu 25:

Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là

Xem đáp án

Đáp án B

Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên ADN.

Mỗi phân tử ADN có số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit là đặc trưng.

Mỗi phân tử ADN có đến hàng vạn, hàng triệu cặp nucleotit và với 4 loại đã tạo ra vô số cách sắp xếp à tạo ra vô số các loại phân tử ADN khác nhau


Câu 26:

Nguyên tắc bổ sung có tầm quan trọng với cơ chế di truyền sau:

1. Nhân đôi ADN

2. Hình thành mạch đơn

3. Phiên mã

4. Mở xoắn

5. Dịch mã

Xem đáp án

Đáp án C

NTBS có trong

+ Tái bản: A - T, G - X hoặc ngược lại

+ Phiên mã: A - U, G - X hoặc T - A, X - G

+ Dịch mã: A - U, G - X hoặc ngược lại à  1, 3, 5 đúng


Câu 27:

Khâu nào dưới đây được coi là ý tưởng sáng tạo độc đáo trong việc giải mã di truyền

Xem đáp án

Đáp án A

Khi sử dụng mARN nhân tạo thì người ta biết rõ trình tự ribonuclotit à xác định chính xác trình tự bộ ba, qua quá trình dịch mã xác định chính xác trình tự acid amin => góp phần quan trọng trong việc giải mã di truyền


Câu 28:

Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phổi?

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số đột biến đối với 1 gen bất kỳ thấp nhưng số lượng gen trong tế bào rất lớn, số lượng cá thể trong quần thể rất nhiều nên vốn gen quần thể rất lớn. Vì vậy trong mỗi thế hệ khả năng xuất hiện đột biến rất cao.

A sai. Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc kém bền vững. à không chỉ có gen kém bền

B đúng. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.

C chưa đầy đủ. Số lượng gen trong tế bào rất lớn.

D sai. Vì trong quần thể giao phối, hiện tượng NST bắt cặp và trao đổi chéo xảy ra thường xuyên hơn à đây là hiện tượng hoán vị gen bình thường không dẫn đến đột biến gen


Câu 29:

Khi nói đến ý nghĩa của sự đóng xoắn và tháo xoắn của các NST trong quá trình phân bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thuận lợi cho sự tự nhân đôi của NST.

II. Thuận lợi cho sự phân li của NST.

III. Thuận lợi cho sự tập hợp các NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

IV. Thuận lợi cho sự vận động của NST trong phân bào

Xem đáp án

Đáp án D

Khi NST tháo xoắn thuận tiện cho sự nhân đôi của ADN   sự nhân đôi của NST.

Sự đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa của nguyên phân hay giảm phân, sẽ giúp cho các NST phân li dễ dàng ở kỳ sau của nguyên phân hay giảm phân


Câu 30:

Ở sinh vật nhân sơ, hai gen đều giống nhau có 3000 nucleotit, đều phiên mã một lần.

Trên mỗi phân tử mARN đều có 5 riboxom dịch mã một lần thì số lượt phân tử tARN tới dịch mã một lần là

Xem đáp án

Đáp án D

Vì:

2 gen có |N =3000 --- phiên mã 1 lần (k = 1) à 2.1 mARNr=51.2.5=10 polipeptit

Số lượt tARN = sô acid amin môi trường cung cấp = N6-1.10 = 4990 lượt tARN


Câu 32:

Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

Xem đáp án

Đáp án C

Giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. à  tái bản thì đúng, nhưng phiên mã diễn ra ở những đoạn tương ứng với từng gen.

B. Đều có sự hình thành các đoạn Okazaki, à  chỉ đúng tái bản; phiên mã không có hình thành đoạn Okazaksi.

C. Đều theo nguyên tắc bổ sung. à  đúng (trong tái bản A - T, G - X và ngược lại; còn phiên mã A = u, T = A;  GX, XG).

D. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza. à chỉ đúng cho quá trình tái bản; phiên mã không có enzim này.


Câu 33:

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến  à có gen bị đột biến và những gen không đột biến.

Tế bào nào mang gen đột biến à  biểu hiện có 2 loại lục lạp là xanh (lục lạp không có gen bị đột biến) và lục lạp trắng (lục lạp mang gen đột biến).

A à đúng. Trong 1 tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng.

à sai. Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục.

C à  đúng. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trăng.

D à  đúng. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng.


Câu 34:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A à  sai. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cưởng độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau (tùy thuộc cấu trúc gen mà tần số đột biến là không giống nhau).

B à  sai. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thưởng làm phát sinh đột biến gen dạng mắt hoặc thêm một cặp nucleotit (chỉ làm phát sinh đột biến thay thế).

C à  đúng. ít làm thay đổi thành phần acid amin của chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp là thưởng gặp ở đột biến điểm nhất là dạng đột biến thay thế cặp nucleotit.

D à  sai. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.


Câu 35:

Quan sát một tế bào sinh dưỡng đang phân bào theo hình, các chữ cái A, a, c, f kí hiệu cho các nhiễm sác thể. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tế bào đang quan sát tồn tại 4n NST đơn = 12 và sắp xếp 2 hàng NST đơn ở mặt phẳng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì giữa quá trình nguyên phân.

Tế bào ở kì giữa nguyên phân có 4n = 12 à 2n = 6 I,III à đúng.

II à  sai. Vì tế bào có bộ NST 2n = 6.

IV à  sai. Vì NSTcc = 1.2n.(23 - 1)  96.


Câu 36:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào đặc điểm cấu trúc của gen

(2) Khả năng đột biến gen xày ra phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn sinh lý tế bào, hậu quả của đột biến.

(3) Đột biến gen xảy ra khi ADN tái bản.

(4) Đột biến xảy ra khi NST phân ly ở kỳ sau của quá trình phân bào.

(5)  Vì vốn gen trong quần thể rất lớn nên đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thưởng xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

(1) à đúng. Gen có cấu trúc bền à  khó đột biến => tần số đột biến thấp; gen có cấu trúc kém bền à  dễ xảy ra đột biến => tần số đột biến cao.

(2) à  sai. Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn sinh lý tế bào, hậu quả của đột biến.

(3) à đúng. Đột biến gen chủ yếu xảy ra khi ADN tái bản.

(4) à  đúng. Đột biến xảy ra khi NST phân ly ở kỳ sau của quá trình phân bào. Nếu đột biến gen là không đúng, còn nếu là đột biến NST là đúng, ở đây gọi chung là đột biến.

(5) à  đúng. Vì tần số đột biến đối với 1 gen bất kỳ thấp, nhưng số lượng gen trong tế bào rất lớn, số lượng cá thể trong quần thể nhiều nên vốn gen quần thể rất lớn. Vì vậy trong mỗi thế hệ khả năng xuất hiện đột biến rất cao.


Câu 37:

Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tưomg đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kết luận nào sau đây về thể một nhiễm của loài trên là đúng?

(1) AaaBbDdEe hoặc AaBbDdEe.

(2) AaBbDde hoặc ABbDdEe hoặc AaBDdEe.

(3) AabbDDE.

(4) AaaBDdEe.

(5) AaBbDdE, aBbDdEe, AaBBDEe, AaBbDde.

Số kết luận đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Loài có 2n = 8 à n = 4 (4 cặp tương đồng được kí hiệu AaBbDdEe)

Thể một nhiễm thì tất cả tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai của nó là có 2n - 1 = 7 NST (chỉ duy nhất có 1 cặp NST nào đó trong số 4 cặp bị thiếu đi một chiếc)

Như vậy:

(1) à AaaBbDdEe hoặc AaBbDdEe à  sai. (kiểu gen đầu thuộc 3 nhiễm, kiểu gen sau thuộc lưỡng bội)

(2) à AaBbDde hoặc ABbDdEe hoặc AaBDdEe à đúng (kiểu gen I  một nhiễm cặp số 3, kiểu gen 2  một nhiễm cặp số 1, kiểu gen 3  một nhiễm cặp số 2).

(3) à AabbDDE à đúng ( một nhiễm cặp số 4)

(4) à AaaBDdEe à  sai (£ ba nhiễm cặp số 1)

(5) AaBbDdE, aBbDdEe, AaBBDEe, AaBbDde à đúng (như giải thích trên)


Câu 38:

Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thưởng hình thành tinh trùng, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

Xem đáp án

Đáp án C

- 1 tế bào sinh dục ♂ (AaBbddEe) à số loại giao tử: 2

- 2 tế bào sinh dục ♂ (AaBbddEe) à số loại giao tử: 4

- 3 tế bào sinh dục ♂ (AaBbddEe) à số loại giao tử: 6 

- 1 tế bào sinh dục ♀ (AaBbddEe) à số loại giao tử: 1

- 1 tế bào sinh dục  ABab à số loại giao tử: 4

- 3 tế bào sinh dục  ABab à số loại giao tử: 4

- 1 tế bào sinh dục  ABabDdEe à số loại giao tử: 4

- 3 tế bào sinh dục  ABabDdEe à số loại giao tử: 12


Câu 40:

Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là tế bào sinh dưỡng thì chỉ nguyên phân. Xuất phát từ một tế bào AaBbDdEe nguyên phân (trước khi phân chia các NST nhân đôi tạo ra AAaaBBbbDDddEEee) xét các trưởng hợp sau:

...............................................

Vậy tế bào trên có 1 NST kép của cặp Dd không phân li tạo giao tử

A. AaBbDDdEe và AaBbddEe

à  sai (một tế bào DDd thì tế bào kia chỉ là d).

B. AaBbDddEe và AaBbDEe

à đúng (đã giải thích trường hợp 3).

C. AaBbDDddEe và AaBbEe

à  sai (như thế thì cả 2 NST kép không phân li).

D. AaBbDddEe và AaBbddEe

à  sai (một tế bào DDd thì tế bào kia chỉ là d).


Bắt đầu thi ngay