IMG-LOGO

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P7)

  • 14178 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường


Câu 3:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
   I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
   II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

          III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi  loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
          IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Giải thích:
• I đúng vì trùng nhau về ổ sinh thái của các nhân tố vô sinh thường không gây ra cạnh tranh giữa các loài. Các loài thường cạnh tranh khi trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng.
• II đúng vì ổ sinh thái bao gồm không gian sinh thái về các nhân tố sinh thái. Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài.
• III đúng vì tất cả các đặc điểm về con mồi, phương thức kiếm mồi,… tạo thành ổ sinh thái dinh dưỡng.
• IV sai vì sống chung trong một môi trường nhưng vẫn có thể có ổ sinh thái khác nhau về các nhân tố vô sinh (trong đó có nhiệt độ, độ ẩm,…)


Câu 5:

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong quần thể, các cá thể phân bố ngẫu nhiên, đồng đều hoặc theo nhóm.
Kiểu phân bố phân tầng là kiểu phân bố của các quần thể trong quần xã.


Câu 6:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 7:

Ý có nội dung không đúng khi nói về vai trò quan hệ hỗ trợ trong quần thể là

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 11:

Chuỗi thức ăn: "Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng"có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?

Xem đáp án

Chọn A                  

Có 4 loài sinh vật tiêu thụ


Câu 12:

Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Chọn C

Những sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình được xếp vào các sinh vật sản xuất. Trong các sinh vật trên, thực vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cho mình từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời nên thực vật được xếp vào sinh vật sản xuất


Câu 13:

Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:

Xem đáp án

Chọn B

Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua hô hấp.

Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng thấp hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.

Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn


Câu 14:

Khi nói về chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước luận chuyển theo vòng tuần hoàn chủ yếu nhờ tác động của sinh vật.

II. Nước trở lại khí quyển chủ yếu nhờ sự thoái hơi nước của thực vật.

III. Sử dụng nước lãng phí làm cạn kiệt nước mặt và nước ngầm.

IV. Phá rừng làm giảm lượng nước ngầm trong đất

Xem đáp án

Chọn D

Nội dung 1 sai. Nước luận chuyển theo vòng tuần hoàn chỉ nhờ vào một phần tác động của sinh vật.

Nội dung 2 sai. Phần lớn nước trở lại khí quyển do quá trình bốc hơi nước ở biển, ao hồ sông suối.

Nội dung 3, 4 đúng.

Vậy có 2 nội dung đúng


Câu 15:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.

II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.

III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.

IV. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường

Xem đáp án

Chọn A

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.

I sai vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni   hoặc muối nitrat  . Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được


Câu 17:

Xét chuỗi thức ăn: Cỏ → Cào cào → Cá rô → Rắn → Đại bàng. Ở chuỗi thức ăn này có bao nhiêu loài là sinh vật tiêu thụ bậc 3?

Xem đáp án

Chọn A

Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng luôn chỉ có 1 loài.

Ở chuỗi thức ăn này, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3


Câu 18:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Chọn C

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

Trong các nhân tố trên, chỉ có độ ẩm là nhân tố vô sinh (nhân tố vật lý). Các nhân tố còn lại đều là các nhân tố hữu sinh


Câu 19:

Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt ch thì


Câu 21:

Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:

I. Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.

III. Môi trường ngày càng ô nhiễm.

IV. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển

Xem đáp án

Chọn B

Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần đảm bảo sự đa dạng sinh học, khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, đảm bảo phát triển bền vững...

Trong các nguyên nhân của đề bài: Các nguyên nhân 1, 2, 3, 4 làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người

Vậy có 4 nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người


Câu 22:

Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn B

Quan hệ có hại cho các cá thể cùng loài thì đấy là cạnh tranh cùng loài


Câu 23:

Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?

Xem đáp án

Chọn D.

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

- Khoảng cực thuận là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất


Câu 24:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Chọn A.

Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể


Câu 25:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể.

II. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tốc độ tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

Xem đáp án

Chọn D.

Cả 4 phát biểu đều đúng.

 - I và II đúng vì cạnh tranh làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong cho nên sẽ làm giảm mật đọ quần thể.

- III đúng vì cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ những cá thể kém thích nghi. Do đó, thúc đẩy sự tiến hóa của loài.

- IV đúng vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ quá cao và khi mật độ phù hợp thì mức độ cạnh tranh giảm. Do đó, cạnh tranh sẽ giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp


Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.

(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.

(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Chọn B.

Xét các phát biểu của đề bài:

Phát biểu 1: Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt. Phát biểu này sai vì loài thứ yếu mới đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó chứ không phải loài chủ chốt.

Phát biểu 2: Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác trong quần thể khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó. Phát biểu này đúng vì khi môi trường sống bị thay đổi làm cho nhóm loài ưu thế bị suy vong, một loài ngẫu nhiên nào đó trong quần xã thích nghi với điều kiện môi trường mới, do đó nó sinh trưởng và phát triển nhanh, chiếm số lượng lớn, dần dần thay thế cho loài ưu thế trước đó.

Phát biểu 3: Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Phát biểu này đúng.

Phát biểu 4: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác. Phát biểu này sai vì loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.

Vậy có 2 phát biểu đúng là các phát biểu: 2, 3 → chọn đáp án B


Câu 27:

Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn B

Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống → Chúng sống kí sinh và sử dụng chất dinh dưỡng của cây mướp làm nguồn thức ăn cho mình → Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ kí sinh vật chủ


Câu 28:

Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?

Xem đáp án

Chọn B

Do đề chỉ nói tới việc di dời các con chim đi thôi chứ không nói đến việc có thêm nhân tố cạnh tranh nào nữa thêm vào hay không, cho nên ta chỉ có thể kết luận là ổ sinh thái của con bướm sẽ mở rộng ra


Bắt đầu thi ngay