512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P14)
-
14185 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
Đáp án D.
Sinh vật sản xuất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ của môi trường.
Câu 6:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Đáp án B.
Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường cảu thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh,... hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người
Câu 7:
Hiện tượng số lượng cá thể cảu một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là
Đáp án A.
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao cũng không giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã
Câu 8:
Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?
Đáp án C.
Khi môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng và lọc chất thải liên tục, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể (môi trường lí tưởng) thì quần thể sẽ tăng trưởng theo tiềm lực sinh học
Câu 9:
Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng xuất cư.
(2) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
(3) Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
(4) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.
Đáp án C.
(1) Đúng. Khi cạnh tranh gay gắt, một số cá thể sẽ tách đàn nhằm tìm kiếm nơi ở, nguồn sống, bạn tình ở nơi khác, giảm sự cạnh tranh ở quần thể gốc.
(2) Đúng. Khi nguồn sống hạn hẹp, không gian chật chội, nguồn thức ăn không đủ để nuôi tất cả cá thể thì giữa các cá thể sẽ xảy ra cạnh tranh gắt gao để tranh dành nguồn sống.
(3) Đúng. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa và nguồn sống của môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
(4) Sai. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi mật độ quần thể tăng quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp
Câu 10:
Cho các phát biểu về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu
Đáp án D
Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu cho nhiều loài động thực vật phát triển đến đa dạng về thành phần loài
Câu 13:
Hiệu suất sinh thái là
Đáp án B
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (70%)
Chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
Câu 14:
Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xenlulozơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là
Đáp án A
Trong mối quan hệ này, trùng roi giúp mối tiêu hóa xenlulozơ để cả 2 cùng sinh trưởng đến cộng sinh
Câu 15:
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
Đáp án D
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
Câu 16:
Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
Đáp án A
Câu 17:
Có bao nhiêu tập hợp cá thể sau đây được gọi là quần thể?
(1) Một đàn sói sống trong rừng.
(2) Một rừng cây.
(3) Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa.
(4) Một đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao
Đáp án A
Định nghĩa quần thể: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không – thời gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới.
(1) Đúng.
(2) Sai. Rừng cây có nhiều loài nên không thỏa yêu cầu là cùng loài.
(3) Sai. Các con ong thợ đều là ong cái. Ở ong có trinh sản nhưng chúng vẫn cần con đực để tạo nên một quần thể ổn định. Các con ong thợ cũng không có khả năng trinh sản như ong chúa.
(4) Sai. Vì không tạo ra những thế hệ mới được
Câu 18:
Cho các nhận xét sau về kích thước quần thể, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Nếu kích thước quần xuống dưới mức tối thiểu thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.
(2) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
(3) Kích thước quần thể giao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và sự giao động này khác nhau giữa các loài.
(4) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với điều kiện sống của môi trường
Đáp án B
(1) Sai. Quần thể vẫn có thể phục hồi lại được nếu điều kiện trở nên thuận lợi.
(2) Sai. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) thường tỉ lệ nghịch với kích thước của cá thể trong quần thể.
(3) Đúng.
(4) Đúng. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật,… tăng cao, dẫn đến một số cá thể xuất cư khỏi quần thể và mức tử vong cao
Câu 19:
Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
Đáp án B
Trong tự nhiên, điều kiện sống không đồng đều nên các cá thể của quần thể thường phân bố theo nhóm để hỗ trợ nhau
Câu 20:
Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm
Đáp án B
Các hệ sinh thái trên Trái Đất được chia làm 2 loại chính là
+ Hệ sinh thái tự nhiên
+ Hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái tự nhiên được chia ra thành 2 nhóm là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
Hệ sinh thái dưới nước được chia ra thành 2 nhóm nhỏ hơn là hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn
Câu 21:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
Đáp án A
Các cá thể trong quần thể sẽ cùng một loài (định nghĩa quần thể) nên quần thể sẽ không có đặc trưng về độ đa dạng loài
Câu 22:
Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
Đáp án A
Mối quan hệ “chặt chẽ” cả 2 cùng có lợi là mối quan hệ cộng sinh
Câu 23:
Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
Đáp án B
Do có cùng khu vực sống, các loài sẽ bị trùng ổ sinh thái -> phân li ổ sinh thái thành những ổ sinh thái khác nhau để tránh cạnh tranh -> các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang
Câu 24:
Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
Đáp án B
Các cây gỗ này vươn đủ cao để đón nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất so với những sinh vật còn lại của khu rừng nên chúng thuộc nhóm ưa sáng
Câu 25:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Mức sinh sản và mức tử vong thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Khi môi trường thuận lợi nên mức sinh sản tăng, mức tử vong giảm.
Khi môi trường bất lợi nên mức sinh sản giảm, mức tử vong tăng
Câu 26:
Có bao nhiêu nhận xét sau là đúng khi nói về ổ sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
(2) Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
(3) Các loài cùng chung nơi ở đều có các ổ sinh thái giống nhau.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
Đáp án C
(1) Đúng. Đây là khái niệm về ổ sinh thái.
(2) Đúng.
(3) Sai. Cùng nơi ở thường chúng sẽ phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh nên thường sẽ khác các ổ sinh thái.
(4) Đúng.
Câu 28:
Chu trình sinh - địa - hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
Đáp án D
Photpho bị thất thoát nhiều nhất do bị lắng đọng lại ở đáy biển và khó quay lại chu trình
Câu 29:
Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
Đáp án A
Vì có cùng ổ sinh thái dinh dưỡng nên hai loài cá này sẽ cạnh tranh với nhau để giành thức ăn
Câu 30:
Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
Đáp án B
Trong mối quan hệ này, cá ép được lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài, còn cá lớn không được lợi cũng không bị hại gì nên mỗi quan hệ hội sinh