512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P18)
-
14177 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Hãy chọn kết luận đúng
Xét các phát biểu
D sai, quần thể 3 có tỷ lệ sau sinh sản nhiều trước sinh sản nhỏ → số lượng cá thể giảm
A đúng,
C sai, quần thể 3 đang được khai thác chưa hết tiềm năng
B sai,quần thể 3 có kích thước nhỏ nhất
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu đúng về sự phát tán, di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác?
(1) Góp phần điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Luôn làm tăng mật độ cá thể của mỗi quần thể.
(4) Luôn làm đa dạng vốn gen của mỗi quần thể
Đáp án B
Phát biểu đúng về sự di cư là: 1,2
(3) sai, làm giảm mật độ cá thể
(4) sai, làm giảm đa dạng vốn gen
Câu 3:
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm có ý nghĩa
Đáp án D
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm có ý nghĩa hỗ trợ nhau để chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
Câu 4:
Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
Đáp án C
Tảo là sinh vật sản xuất.
Các sinh vật còn lại là sinh vật tiêu thụ
Câu 5:
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
Đáp án D
Phát biểu đúng là D.
A sai, diễn thế nguyên sinh xảy ra ở nơi chưa có sinh vật sinh sống.
B sai, diễn thế thứ sinh xảy ra ở nơi đã có sinh vật.
C sai, diễn thế thứ sinh có thể hình thành quần xã ổn định hoặc suy vong
Câu 6:
Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng
Đáp án C
Hiện tượng số lượng cá thể của một quần xã bị số lượng cá thể của quần xã khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học
Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên
Câu 7:
Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi
Đáp án B
Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi thành phần loài và sự phân bố
Câu 8:
Khi nói về đặc trưng nhóm tuổi trong quần thể phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Tuổi thọ sinh lí là khoảng thời gian sống có thể đạt được của một cá thể.
Tuổi thọ sinh thái thời gian sống thực tế của cá thể.
Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
Phát biểu đúng về đặc trưng nhóm tuổi là D
A sai. Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể đang suy kiệt.
B sai. Tuổi thọ sinh thái thời gian sống thực tế của cá thể.
C sai, để xây dựng tháp tuổi căn cứ vào tuổi sinh thái
Câu 9:
Cho các ví đụ sau:
I. Một số loài cá sống ở các vùng khe chật hẹp dưới đáy biển có hiện tượng cá đực tiêu giảm kích thước kí sinh trên cá cái.
II. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
IV. Các con sư tử đực đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ.
V. Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài tôm, cá.
Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
Đáp án B
Các ví dụ về cạnh tranh cùng loài là:I, II, IV
III và V là cạnh tranh khác loài.
Câu 10:
Sắp xếp các khu sinh học theo chiều tăng dần của độ ẩm.
I. Rừng địa trung hải → Thảo nguyên → Rừng rụng lá ôn đới.
II. Hoang mạc → Rừng mưa nhiệt đới → Savan.
III. Hoang mạc → Savan → Rừng mưa nhiệt đới.
IV. Thảo nguyên → Sa mạc → Rừng rụng lá ôn đới.
Số phương án đúng là
Đáp án B
Sắp xếp các khu sinh học theo chiều tăng dần của độ ẩm:
I. Rừng địa trung hải → Thảo nguyên → Rừng rụng lá ôn đới.
III. Hoang mạc → Savan → Rừng mưa nhiệt đới
Câu 11:
Hình ảnh dưới đây mô tả
Đáp án D
Hình ảnh trên mô tả các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở
Câu 12:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
Đáp án C
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động: (1), (3), (5).
Câu 13:
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
Đáp án A
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì cả hai loài đều có lợi: ong hút được mật; hoa được thụ phấn
Câu 14:
Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng
Đáp án C
Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng khống chế sinh học
Câu 15:
Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
1- Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2- Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
3- Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
4- Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng là:
Đáp án D
Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển :
1- Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2- Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
4- Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái
Câu 16:
Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì?
Đáp án B
Đây là tháp số lượng
Câu 17:
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ gì?
Đáp án A
Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là quan hệ hỗ trợ cùng loài
Câu 18:
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng, trừ sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng
Đáp án B
Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng, trừ sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại
Câu 19:
Trong các biện pháp dưới đây :
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
(2) Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
(3) Cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
(4) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất?
Đáp án D
Các biện pháp được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất là: 2,4.
(1) Là bảo vệ tài nguyên rừng.
(3) bảo vệ tài nguyên đất
Câu 20:
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào.
(2) Cá rô.
(3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản.
(6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống.
(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là
Đáp án A
Những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là các loài sinh vật sản xuất: 1,3,5,7
Câu 21:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,....
Câu trả lời đúng là
Đáp án C
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động: 1,3,5
Câu 22:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
Đáp án B
Những hoạt động của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái: 1, 3, 4, 5
Câu 23:
Nơi ở của các loài là địa điểm
Đáp án B
Nơi ở của các loài là địa điểm cư trú của chúng (SGK sinh học 12-Trang 152)
Câu 24:
Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là
Đáp án A
Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là tăng cạnh tranh (SGK Sinh học 12 – Trang 165)
Câu 25:
Trong đợi rét hại tháng 1-2/2018 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện của kiểu biến động
Đáp án A
Đây là ví dụ về biến động không theo chu kì
Câu 26:
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ
Đáp án C
Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ hội
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng về kích thước quần thể?
Đáp án B
Phát biểu sai: Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 28:
Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
Đáp án D
Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
Các đáp án còn lại là hệ quả của việc phân tầng trong quần xã
Câu 29:
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
Đáp án C
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
Câu 30:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật
Đáp án D
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Tập hợp các con cá chép trong cùng 1 ao là quần thể sinh vật.
B,C: không thể tạo thế hệ sau
A: gồm nhiều loài khác nhau