512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P15)
-
14183 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có các loại môi trường sống phổ biến là
Đáp án A
Các loại môi trường sống phổ biến của sinh vật là
1. Môi trường trên cạn: bao gồm mặt đất và lớp khí quyền.
2. Môi trường đất: gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau.
3. Môi trường nước: gồm những vùng nước ngọt, mặn, lợ.
4. Môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người
Câu 2:
Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
A. Đúng. Quần thể kích thước lớn thì tỉ lệ giới tính dễ gần mốc. chuẩn nhất, số lượng cá thể nhiêu cũng giúp các cá thể dễ tìm nhau trong mùa giao phối, chăm sóc con non tốt hơn...
B. Sai. Khi đó tốc độ sinh trưởng của quân thể sẽ giảm lại do cạnh tranh.
C. Sai. Kích thước mỗi quần thể thường khác nhau và không ổn định, kích thước sẽ thay đổi tùy theo điều kiện môi trường.
D. Sai. Mật độ cá thể của quần thể không ổn định, sẽ thay đối khi nguồn sống thay đổi.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Đáp án C
A. Sai vì cạnh tranh gay gắt sẽ làm giảm mật độ quần thể xuống mức cân bằng với môi trường, qua đó làm ổn định quần thể.
B. Sai vì khi môi trường không đủ nguồn sống cho tất cả cá thể trong quần thể, cạnh tranh xảy ra để làm giảm sức ép của quần thể lên môi trường Qua đó làm cho quần thể duy trì ở mức cân bằng.
C. Đúng vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
D. Sai vì cạnh tranh sẽ làm giảm kích thước quần thể thông qua việc làm tăng mức độ tử vong hay xuất cư
Câu 4:
Cho các nhận xét sau về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Mật độ cá thể của quần thể càng tăng thì cạnh tranh cùng loài càng giảm.
(2) Khi nguồn thức ăn của quần thể càng đồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
(4) Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật
Đáp án A
(1) Sai. Mật độ cá thể của quần thể càng tăng thì cạnh tranh cùng loài càng tăng do nguồn sống khan hiếm.
(2) Sai. Cạnh tranh xảy ra để tranh giành lấy nguồn sống, nguồn sống đồi đào thì các cá thể ít khi cạnh tranh.
(3) Đáng. Ở một số loài thực vật, khi mật độ cá thể quá cao, nguồn cung của môi trường không đủ, một số cây bị chết đi gọi là hiện tượng tự tỉa thưa.
(4) Sai. Chỉ gặp ở một số loài động vật và không phổ biến.
Câu 5:
Cho giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A,B,C,D,E,F,G,K được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
(2) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(3) Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
(4) Loài G có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3
Đáp án A
(1) Sai. Loài A (sinh vật sản xuất) và loài K tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất (tất cả các chuỗi).
(2) Sai. Loài B ăn sinh vật sản xuất (loài A) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(3) Sai. Lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn. Gồm các chuỗi theo sơ đồ sau
(4) Đúng. Loài G có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 nếu là mắt xích thuộc chuỗi thức ăn
Và có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 nếu là mắt xích thuộc chuỗi thức ăn hoặc
Câu 7:
Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
Đáp án A
Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong vì:
- Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
- Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái quá ít
Câu 8:
Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
Đáp án B
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao cũng không giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là dùng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại. Ví dụ để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa
Câu 9:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Kích thước quần thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống. Kích thước quần thể của các loài không giống nhau
Câu 12:
Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I, K được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất, loài H là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ.
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Loài F tham gia vào 4 chuỗi thức ăn
(2) Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(3) Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
(4) Loài F có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3
Đáp án B
(1) Sai. Loài F tham gia vào 3 chuỗi thức ăn là
(2) Sai. Loài B là sinh vật tiêu thụ bậc 1 do ăn sinh vật sản xuất.
(3) Đúng. Chỉ có 7 chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất là
(4) Đúng. Loài F là sinh vật tiêu thụ bậc 2 ở chuỗi thức ăn
và
Loài F là sinh vật tiêu thụ bậc 3 ở chuỗi thức ăn
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về sự phân bố các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
(2) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể không cạnh tranh gay gắt.
(3) Sự phân bố các cây thông trong rừng thông là một ví dụ về phân bố đồng đều.
(4) Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
(1) Đúng. Trong tự nhiên, nguồn sống phân bố không đồng đều Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
(2) Sai. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không cạnh tranh gay gắt.
(3) Đúng .
(4) Đúng. Phân bố đồng đều giúp tận dụng được tối đa nguồn sống của môi trường (không bỏ sót nguồn sống nào) nên sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
Câu 14:
Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Có bao nhiêu thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác?
Đáp án C
(1) Đúng. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng cao vượt mực cân bằng, một nhóm cá thể sẽ di cư số lượng cá thể của quần thể quay về mức cân bằng.
(2) Đúng. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng cao Nguồn sống hạn hẹp không đủ cho tất cả các cá thể, cạnh tranh về nguồn sống sẽ xảy ra, một nhóm cá thể sẽ di cư Số lượng cá thể của quần thể giảm Giảm sự cạnh tranh.
(3) Đúng. Ví dụ như khi quần thể A có quá ít cá thể, nguồn sống ở đây lại dồi dào; quần thể B nhiều cá thể, nguồn sống ở quần thể B lại hạn hẹp. Sự di cư các cá thể từ quần thể B sang quần thể A giúp tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Sai. Mục đích của việc di cư hay nhập cư là tìm nguồn sống mới cho nhóm cá thể hoặc giảm cạnh tranh cho quần thể gốc
Câu 15:
Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.
(5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh
Đáp án B
(1) Sai. Ốc lác và ốc bươu vàng là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng phát triển mạnh giành thức ăn và nơi ở tốt, làm nơi ở của Ốc lác phải bị thu hẹp lại. Đây là hai loài khác nhau Ốc lác (Pilaconica) và Ốc bươu vàng (Pomacea canliculata) có nguồn gốc sống khác nhau.
(2) Đúng.
(3) Sai. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm là vô tình gây hại cho đối phương. Nhưng đây là mối quan hệ cạnh tranh vì ốc bươu vàng và ốc lác cạnh tranh nhau về nguồn sống.
(4) Sai. Khi có ốc bươu vàng, ốc lác kém phát triển, giảm mạnh về số lượng có thể dẫn tới diệt vong. Do ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng, phát triển mạnh hơn.
(5) Đúng.
Câu 16:
Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là
Đáp án B.
Trong tự nhiên, photpho là một chất tham gia vào chu trình các chất lắng đọng có khối lượng lớn dưới dạng quặng. Sau khi đi vào chu trình, photpho thường thất thoát và theo các dòng sông ra biển, lắng đọng xuống đáy sâu. Sinh vật biển, nhất là những loài động vật cỡ lớn, tích tụ phôtpho trong xương, răng, khi chết, xương và răng chìm xuống đáy, kéo theo một lượng lớn photpho, ít có cơ hội quay lại chu trình
Câu 18:
Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
Đáp án C.
Sự phân bố theo chiều thẳng đứng là một dạng của sự phân bố các cá thể trong không gian quần xã
Câu 19:
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là
Đáp án B.
Lúa và cỏ dại tranh giành nhau về ánh sáng, phân bón,... đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
A. Sai. Đây là mối quan hệ ký sinh khác loài.
C. Sai. Đây là mối quan hệ cộng sinh.
D. Sai. Đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 21:
Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật Ạ, B, C, D, E, F, G, H được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Lưới thức ăn trên có 5 chuỗi thức ăn.
(2) Nếu loại bỏ loài G và loài E thì loài F sẽ tăng.
(3) Loài E là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(4) Trong lưới thức ăn trên, có 2 loài tham gia nhiều chuỗi thức ăn nhất
Đáp án C.
(1) Đúng. 5 chuỗi thức ăn lần lượt là
+ A → B → E → H.
+ A→ D → F → H.
+ A → C → E → H.
+ A → D → G → H.
+ A → C → F → H.
(2) Sai. Nếu loại bỏ loài G và loài E thì loài H sẽ chỉ còn mỗi nguồn thức ăn là loài F, nên loài F không thể tăng.
(3) Đúng. Loài E là sinh vật tiêu thụ bậc 2 do loài E ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(4) Đúng. Đó là loài A và H khi tham gia 5 chuỗi thức ăn
Câu 22:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
Đáp án A
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể … chiếm khoảng 70%; phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết) và các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, rụng lông và lột xác ở động vật,..) khoảng 10%
Câu 24:
Trong một hệ sinh thái
Đáp án A
Trong một hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
Câu 25:
Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và có chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là một ví dụ về
Đáp án B
Quá trình diễn thế này xảy ra trên môi trường mà trước đây đã có một quần xã sinh vật còn sống nên Diễn thế thứ sinh
Câu 26:
Cho các hiện tượng sau:
(1) Cá mập con khi mới nở ra sử dụng khác chưa nở là thức ăn.
(2) Các cây thông nhựa liền rễ với nhau.
(3) Nấm và vi khuẩn lam sống cùng nhau tạo thành địa y.
(4) Lúa và cỏ dại tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng.
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
Đáp án A
(1) Đúng. Cá mập con nở trước sẽ ăn các trước chưa nở, vì vậy, sau khi được đẻ ra ngoài, các con cá mập con đã biết kiếm ăn và rất khỏe mạnh. Đây là hiện tượng cạnh tranh cùng loài.
(2) Sai. Các cây thông liền rễ hỗ trợ nhau thông qua việc trao đổi nước và muối khoáng, cảnh báo về tác nhân gây bệnh,… đây là hiện tượng hỗ trợ cùng loài.
(3) Sai. Đây là hiện tượng cộng sinh (khác loài).
(4) Sai. Đây là hiện tượng cạnh tranh (khác loài).
Câu 28:
Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “Thủy triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ?
Đáp án C
Trong quá trình phát triển, tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thủy triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Đây là hoạt động mà tảo vô tình gây ra cho các sinh vật khác → Mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 29:
Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
Đáp án A
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (khoảng 70%), mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng (khoảng 10%), năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%, nên chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài