512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P17)
-
14061 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, cho các phát biểu sau:
(1) Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
(2) Khi thành phần loài trong quần xã thay đôi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
(3) Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
(4) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
1 – sai. Trong quần xã sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn → Mắt xích chung → HÌnh thành lưới thức ăn trong quần xã
2 – Đúng
3- Sai , chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ
4- Sai trong một lưới thức ăn thì một bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài
Câu 2:
Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể của quần thể:
(1) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
(2) Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang của môi trường.
(4) Nhóm cây bụi hoang dại, đàn trâu rừng có kiểu phân bố theo nhóm.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Tất cả các phát biểu trên đều đúng
Câu 3:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
Đáp án B
Nhân tố vô sinh là các yếu tố vật lý, hoá học, khí hậu…trong môi trường
Câu 4:
Xét chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng nào?
Đáp án A
Cá rô thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên?
Đáp án D
Phát biểu đúng về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là D.
A sai, khả năng tự điều chỉnh của HST nhân tạo thấp hơn HST tự nhiên
B sai, HST nhân tạo là hệ kín, HST tự nhiên là hệ mở.
C sai, HST tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao
Câu 6:
Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
Đáp án A
Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất
Câu 7:
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong diễn thế nguyên sinh, ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
II. Trong diễn thế nguyên sinh, tính ổn định của quần xã ngày càng tăng.
III. Diễn thế thứ sinh chỉ xảy ra đối với quần xã trên cạn.
IV. Diễn thế thứ sinh không thể hình thành quần xã đỉnh cực
Đáp án D
Các phát biểu đúng về diễn thế sinh thái là: II
I sai, ở diễn thế nguyên sinh, ổ sinh thái ngày càng bị thu hẹp.
III sai, diễn thế thứ sinh có thể xảy ra ở HST dưới nước
IV sai, diễn thế thứ sinh có thể hình thành quần xã ổn định
Câu 8:
Khi nói về tương quan giữa kích thước quần thể và kích thước của cơ thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Phát biểu sai là C, kích thước cơ thể tỉ lệ nghịch với kích thước của quần thể
Câu 9:
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hê hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợn còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ
Đáp án C
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hê hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợn còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ: Hội sinh
Câu 10:
Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường
Đáp án A
Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường sinh vật
Câu 11:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kỳ?
Đáp án C
Ví dụ về biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ là C.
A,B: Chu kỳ mùa
C: Chu kỳ nhiều năm
Câu 12:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiểu nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
Đáp án D
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiểu nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố rộng
Câu 13:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Đáp án B
Các phát biểu sai về diễn thế sinh thái là: I,II, IV
I sai vì diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó đã có sinh vật,
II sai vì diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường chưa có sinh vật.
IV sai vì sự biến đổi của quần xã gắn liền với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 14:
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Quan hệ cạnh trang làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
II. Quan hệ cạnh tranh thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
III. Quan hệ cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
IV. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Đáp án D
Các phát biểu sai về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là:
I sai, cạnh tranh làm giảm kích thước quần thể
II sai, cạnh tranh không dẫn tới diệt vong mà chỉ duy trì số lượng cá thể cân bằng.
III sai, cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể quá mức tối đa.
Câu 15:
Cho tập hợp sinh vật sau đây, có bao nhiêu tập hợp không phải là quần thể sinh vật?
I. Cá trắm cỏ trong ao.
II. Cá rô phi đơn tính trong hồ.
III. Chuột trong vườn.
IV. Chim ở lũy tre làng
Đáp án B
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
I là quần thể sinh vật.
II, III, IV không phải là quần thể sinh vật vì có thể gồm nhiều loài khác nhau
Câu 16:
Mối quan hệ nào sau đây không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ?
Đáp án D
Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ
Câu 17:
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể làm cho
Đáp án C
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể làm cho số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống
Câu 18:
Cho các nhóm sinh vật sau:
I. Vi khuẩn
II. Thực vật.
III. Vi sinh vật tự dưỡng.
IV. Nấm.
Các nhóm sinh vật phân giải là
Đáp án D
Sinh vật phân giải gồm có: Vi khuẩn và nấm.
II, III là SV SX
Câu 19:
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Phát biểu sai về mật độ cá thể là: A, khi mật độ quá cao → các cá thể cạnh tranh với nhau → sức sinh sản giảm
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
Đáp án C
Phát biểu đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái là: C
A sai, SV sản xuất gồm các sinh vật tự dưỡng.
B sai, VD giun đất không phải SV tiêu thụ.
D sai, vi khuẩn không phải sinh vật tiêu thụ
Câu 21:
Khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
I. ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác.
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường không chung sống hòa bình trong một sinh cảnh.
III. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
V. Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài, thiết lập nên trạng thái cân băng sinh học
Đáp án D
Các phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là: I,III,IV, V
II sai, nhiều loài có chung nguồn thức ăn vẫn chung sống trong 1 sinh cảnh
Câu 22:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai
Đáp án D
Phát biểu sai là D, cạnh tranh giữa các cá thể khá phổ biến
Câu 23:
Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật?
Đáp án D
Phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ có ở quần xã sinh vật.
A,B,C là của quần thể sinh vật
Câu 24:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái là A.
B sai, sinh vật kí sinh là sinh vật tiêu thụ
C sai, sinh vật tự dưỡng gồm các loài có khả năng quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ.
D sai, giun đất là sinh vật phân giải
Câu 25:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
1 -Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thích của quần thể
2- Quan hệ cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho mọi cá thể
3- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể
4- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp
Đáp án C
Phát biểu đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là: 2,3,4
(1) sai, cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Câu 26:
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Phát biểu sai về giới hạn sinh thái là C, giới hạn về nhiệt độ ở các loài là khác nhau
Câu 27:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phái biểu đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái (HST)?
1- Trong HST, năng lượng được truyền theo một chiều , từ môi trường vào sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường.
2- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do thất thoát qua hô hấp, bài tiết, toả nhiệt, rơi rụng...
3- Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vào chu trình sinh dưỡng.
4- Vật chất và năng lượng trong HST được trao đổi theo chu trình có tính tuần hoàn
Đáp án B
Các phát biểu đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: 1,2,3
Ý (4) sai, năng lượng không được tái sử dụng
Câu 28:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1- Ổ sinh thái của loài là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái của loài
2- Do nhu cầu ánh sáng của các loài cây khác nhau nên hình thành các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau
3- Ổ sinh thái cũng chính là nơi cư trú của loài
4- Các loài chim cùng sinh sống trên một cây chắc chắn có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn
5- Khi sống trong cùng sinh cảnh, để tránh canh tranh thì các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái
Đáp án A
Ổ sinh thái là “không gian sinh thái” mà tại đó các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
Các phát biểu đúng về ổ sinh thái là: 1,2,5
3- sai, ổ sinh thái không phải nơi ở của sinh vật.
4- sai, tuy có cùng 1 nơi ở nhưng ổ sinh thái là khác nhau. VD: trên cây có chim ăn hạt, chim ăn sâu…không trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng
Câu 29:
Khi kích thước của quần thể dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm số lượng, dẫn đến diệt vong. Hiện tượng trên gây ra bởi bao nhiêu nguyên nhân trong số những nguyên nhân sau đây?
1- Khả năng chống chọi với môi trường giảm
2- Sự hỗ trợ trong quần thể giảm
3- Hiện tượng giao phối gần dễ xảy ra
4- Cơ hội găp gỡ, giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm
Đáp án D
Khi kích thước của quần thể dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm số lượng, dẫn đến diệt vong là do:
1- Khả năng chống chọi với môi trường giảm
2- Sự hỗ trợ trong quần thể giảm
3- Hiện tượng giao phối gần dễ xảy ra
4- Cơ hội găp gỡ, giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm
Câu 30:
Nhận định nào sau đây là sai về hiệu suất sinh thái?
Đáp án B
Phát biểu sai về hiệu suất sinh thái là: B, hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng là khác nhau