Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết (P5)
-
8014 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo lí thuyết, phép lai cho bao nhiêu loại kiểu hình? Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn.
Xét phép lai sẽ cho ra 2 loại kiểu hình là A–B– và aabb (nếu không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn).
Đáp án B
Câu 2:
Cho cây (P) dị hợp tử về 1 cặp gen tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
(1) 100% (2) 1 : 2 : 1 (3) 3 : 1 (4) 1 : 1
Phép lai (P):
Do trội lặn hoàn toàn nên tỉ lệ kiểu hình chỉ có thể là 3 : 1.
Đáp án B
Câu 3:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 25% ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ và xuất hiện ruồi đực mắt trắng. Biết rằng không xảy xa đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Khoảng cách giữa 2 gen trên nhiễm sắc thể thường lớn hơn 30cM.
(2) Ở F1 có số cá thể ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm trên 50%.
(3) Ở F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
(4) Ở F1 có 1,25% ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng.
Dựa vào quy ước của đề bài, ta xác định được sơ lược kiểu gen của (P) là:
Và cho biết 1 kiểu hình ở F1 là ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ (A-bbXDX-) chiếm 2,5%.
Ta sẽ dựa vào tỉ lệ này để suy ra các thông số cần thiết của bài toán, cụ thể:
(vì ở F1 có ruồi đực mắt trắng nên ở ruồi cái (P) phải mang alen d).
(1) Sai. Khoảng cách giữa 2 gen trên cặp nhiễm sắc thể thường là 20cM.
(2) Đúng. Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 chiếm:
(3) Đúng. Tỉ lệ ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 chiếm:
.
(4) Đúng. Tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng ở F1 chiếm:
.
Đáp án B
Câu 4:
Ở một loài động vật, gen quy định màu sắc thân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen. Cho các con đực thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con cái thân đen (P), thu được F1 gồm 75% số con thân xám, 25% số con thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở (P), tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp trên tổng số con đực chiếm trên 66%.
(2) Ở F1, tất cả con thân đen đều là con cái.
(2) Ở F1, tất cả con thân đen đều là con cái.
(4) Cho F2 giao phối ngẫu nhiên được F3, số con thân đen ở F3 chiếm tỉ lệ dưới 40%.
Vì F1 có tỉ lệ 3 thân xám : 1 thân đen, nên các con đực thân đen (P) phải có kiểu gen khác nhau.
Ta đặt:
® Tỉ lệ giao tử đực là 0,75A : 0,25a ® Tỉ lệ x : y = 1 : 1.
(1) Sai. Ở (P), tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp trên tổng số con đực chiếm 50%.
(2) Sai. Đây là gen trên nhiễm sắc thể thường, nên ở F1 các con thân đen có cả đực và cái.
(3) Đúng.
® Ở F2, số con thân xám chiếm tỉ lệ .
(4) Đúng. Vì đã cân bằng di truyền nên F3 giống hệt F2.
Số con thân đen ở F3 chiếm tỉ lệ .
Đáp án B
Câu 5:
Người ta thực hiện một thí nghiệm như sau: Cho giao phấn giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 toàn cây thân cao. Tiếp tục cho cây thân cao F1 giao phấn trở lại với cây thân thấp (P), thu được đời con (Fa) có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 thân thấp : 1 thân cao. Biết rằng không xảy ra đột biến và ảnh hưởng của môi trường đến chiều cao cây không đáng kể. Có bao nhiêu kết luận sau đây về thí nghiệm là đúng?
(1) Tính trạng chiều cao thân của loài trên do hai gen không alen tương tác át chế quy định.
(2) Ở Fa, những cây có thân cao đều có kiểu gen dị hợp.
(3) Cho các cây thân thấp ở Fa giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời con thu được kiểu hình thân cao chiếm tỉ lệ dưới 5%.
(4) Cho các cây thân thấp ở Fa tự thụ phấn thì đời con không thu được cây thân cao.
+ Fa có tỉ lệ 3 thân thấp : 1 thân cao ® Có 4 tổ hợp giao tử ® Cây F1 cho 4 loại giao tử vì cây thân thấp ở (P) đồng hợp lặn ® Cây F1 dị hợp 2 cặp gen và quy định 1 tính trạng chiều cao cây ® Tương tác của 2 gen không alen.
(Nếu bạn nào có kinh nghiệm thì đoán luôn là tương tác gen chứ không cần lí luận như trên).
+ F1 lai với cây thân thấp AaBb x aabb
® Fa: 1A-B- : cao
1A-bb : thấp
1aaB- : thấp
1aabb : thấp
® Tương tác bổ sung kiểu 9 : 7
(1) Sai.
(2) Đúng. Kiểu gen của các cây thân cao ở Fa là AaBb.
(3) Sai. Tỉ lện thân cao là:
(4) Đúng. Các kiểu gen Aabb, aaBb, aabb tự thụ đều không tạo ra được A-B- (thân cao).
Đáp án B
Câu 6:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân tạo tinh trùng. Biết rằng ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen (A,a,B,b) không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường và không xảy ra hoán vị gen. Không xét đến cặp nhiễm sắc thể giới tính, số loại tinh trùng được tạo ra là
Ở giảm phân I:
+ Các cặp NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
+ Kì sau “tách cặp”: Mỗi NST kép của cặp NST tương đồng phân li về một cực của tế bào, nhưng cặp NST chứa (A, a, B, b) không phân li nên cặp này sẽ đi về một cực (trong ảnh là minh họa cho cặp NST này đi về cực chứa DD).
+ Kết thúc giảm phân I ta được 2 tế bào như hình bên.
Ở giảm phân II:
+ Các NST kép xếp thành 1 hàng.
+ Ở kì sau, mỗi NST kép “tách kép” thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào.
+ Kết thúc giảm phân II ta được 4 tế bào với 2 loại giao tử là AB ab D và d.
Đáp án B
Câu 7:
Một cơ thể có kiểu gen giảm phân đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen A và a với tần số 18%. Theo lí thuyết, nếu tổng số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị là 3600 thì số tế bào tham gia giảm phân tạo tinh trùng sẽ là
Theo lí thuyết, tần số hoán vị được tính là “số giao tử hoán vị trên tổng số giao tử”.
Nếu giờ ta đặt:
a là số tế bào tham gia giảm pâhn
® Tạo ra tổng số 4a giao tử.
B là số tế bào xảy ra hoán vị ( trong số tế bào a)
® Tạo ra 2b giao tử hoán vị và 2b giao tử liên kết.
Nếu gọi f là tần số hoán vị gen và áp dụng định nghĩa, ta được:
Áp dụng vào bài này, ta có: f = 18%, b = 3600 ® a=10000
Đáp án C
Câu 8:
Khi lai hai cây lúa thân cao, hạt gạo đục với cây thân thấp, hạt gạo trong đều thuần chủng, đời F1 đồng loạt lúa thân cao, hạt gạo đục. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau, đời F2 thu được 4 loại kiểu hình nhưng do sơ xuất trong thống kê mà người ta chỉ thu được số liệu của một loại kiểu hình thân cao, hạt gạo trong chiếm tỉ lệ 18,75%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Kiểu gen của cơ thể F1 là AaBb.
(2) Kiểu gen của P là Aabb x aaBB.
(3) Tỉ lệ kiểu hình aabb ở F2 là 9%.
(4) Ở F2, tỉ lệ cây lúa thân cao, hạt gạo trong bằng tỉ lệ cây lúa thân thấp, hạt gạo đục.
(1) Đúng. Dựa vào tỉ lệ của kiểu hình duy nhất có số liệu là thân cao, hạt gạo trong chiếm 18,75% hay
ở F2 có 16 tổ hợp (4x4) nên F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb: thân cao, gạo đục).
(2) Sai. Vì F1 có kiểu gen AaBb mang kiểu hình thân cao, hạt gạo đục nên cây lúa thân cao, hạt gạo đục thuần chủng ở P phải có kiểu gen AABB và cây lúa thân thấp, hạt gạo trong ở P mang kiểu gen aabb.
(3) Sai. Xét phép lai
.
(4) Đúng. Phép lai AaBb x AaBb Tạo ra tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB- = 18,75%.
Đáp án B
Câu 9:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2 có tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là
Ở F2 xuất hiện tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng ® Tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb : hoa trắng.
Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen với tỉ lệ 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb.
(Cách nhớ tỉ lệ kiểu gen của phép lai “Đồng hợp có 1, dị hợp 1 cặp gen có 2, dị hợp 2 cặp gen có 4”).
Trong 4 kiểu gen của các cây hoa đỏ ở F2, chỉ có các cây hoa đỏ có kiểu gen AABB (chiếm trong các cây hoa đỏ) qua tự thụ phấn không xuất hiện kiểu hình mơi.
Đáp án D
Câu 10:
Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phân tích? Biết rằng các alen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng.
(1)Aa x aa (2) Aa x Aa
(3)AA x aa (4) AABb x aabb
Phép lai phân tích là lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn nhằm phân tích kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội. Do đó, các phép lai phân tích là (1), (3), (4).
Đáp án C
Câu 11:
Ở loài thực vật A, lai hai dạng thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài thu được đời con F1 toàn cây thân cao, hạt tròn. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời F2 thu được 59% cây thân cao, hạt tròn. Biết rằng quá trình phân bào và thụ tinh diễn ra bình thường và không có đột biến. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình giảm phân của F1 có thể đã xảy ra hoán vị gen một bên với tần số 18%.
(2) Nếu quá trình giảm phân tạo hạt phấn và noãn là giống nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Nếu quá trình giảm phân tạo hạt phấn và noãn là giống nhau, cho các cây thân cao, hạt dài ở F2 tự thụ thì tỉ lệ kiểu hình đời sau sẽ là 13 cây thân cao, hạt dài: 3 cây thân thấp, hạt dài.
(4) Tỉ lệ cây thân thấp, hạt tròn ở F2 là 30%.
Từ dữ liệu 59% cây thân cao, hạt tròn ở F2, đây là dữ liệu đặc trưng của hoán vị gen.
Áp dụng tương quan tỉ lệ kiểu hình
® Cây thân thấp, hạt dài ở F2 chiếm 9% (59% - 50%)
Quy ước: A- thân cao, a- thân thấp
B- hạt tròn, b- hạt dài. ab
Từ tỉ lệ
Hoặc 0,3ab x 0,3ab ® f = 40%
Hoặc 0,18ab x 0,5ab ® f = 36%
(1) Sai. Quá trình giảm phân của F1 có thể đã xảy ra hoán vị gen một bên với tần số 36%.
(2) Đúng. Nếu quá trình giảm phân ở hoa đực và hoa cái là giống nhau thì đã xảy ra hoán vị gen hai bên với tần số 40%.
(3) Đúng. Nếu quá trình giảm phân ở hoa đực và hoa cái là giống nhau
® Đã xảy ra hoán vị gen hai bên với tần số 40%. Phép lai F1 (f = 40%)
Cho các cây thân cao, hạt dài F2 tự thụ:
® Tỉ lệ cây thân cao, hạt dài (A-bb) và cây thân thấp, hạt dài (aabb) là
A-bb : aabb = [0,25 + 0,75.(0,25 + 0,5)] : (0,75.0,25) = 13:3.
(4) Sai. Tỉ lệ cây thân thấp, hạt tròn ở F2 là 16% (dùng tương quan kiểu hình).
Đáp án B
Câu 12:
Ở ngô tính trạng trọng lượng do 2 cặp gen quy định, cây có bắp nhẹ nhất có kiểu gen và có trọng lượng 100(g)/bắp. Mỗi alen trội làm bắp ngô nặng thêm 5 (g). Xét phép lai . Nếu ở F1 có 1000 bắp ngô/sào. Năng suất ngô ở F1 (kg/sào) là
Ở F1 thu được 1000 bắp/sào ® Trong 1000 bắp này gồm 400 bắp nặng 100g, 400 bắp nặng 110g và 200 bắp nặng 105g.
® Nặng suất ngô ở F1 theo kg/sào là 400.100 + 400.110 + 200.105 = 105000g/sào =105 kg/sào.
Đáp án D
Câu 13:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do ba cặp gen phân li độc lập, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao 120cm. Cho lai hai cây có kiểu gen như sau: AaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ cây cao 150cm ở đời con là
Cây cao 150cm là cây có kiểu gen mang 3 alen trội.
Xác suất cần tìm là
Đáp án D
Câu 14:
Giả sử 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Để tạo ra được số loại giao tử tối đa cần ít nhất 3 tế bào xảy ra hoán vị gen.
(2) Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 8 loại giao tử.
(3) Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hoán vị thì có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1.
(4) Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì tỉ lệ giao tử có thể tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 2 : 2 : l : l : l : l.
(1) Sai. Kiểu gen cho 8 loai giao tử gồm 4 loai giao tử liên kết và 4 loai giao tử hoán vi.
Để tạo ra được 4 loại giao tử hoán vị chỉ cần 2 tế bào xảy ra hoán vị gen.
(2) Sai. Nếu cả 4 tế bào đều không xảy ra hoán vị gen thì số loại giao tử tạo ra có thể là 2 hoặc 4 loại (vì không có giao tử hoán vị).
(3) Đúng. Xét 4 tế bào tham gia giảm phân:
+ Tế bào hoán vị thứ nhất tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
+ Tế bào hoán vị thứ hai tạo ra 4 loại giao tử (khác tế bào 1) với tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
+ Tế bào hoán vị thứ ba tạo ra 4 loại giao tử (trùng với 8 loại do
2 tế bào trên tạo ra) 1 : 1 : 1 : 1
+ Tế bào thứ 4 không hoán vị sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2
Cộng các giao tử theo hàng ta được:3 : 3 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1
(Lưu ý với dạng này khi tính toán với các tế bào đầu tiên ta cần xếp sao cho đủ số lại cần tìm (như tế bào thứ nhất và thứ hai), sau đó mới xếp chồng lên nhau).
(4) Sai. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen thì không tạo ra được 8 loại giao tử mà chỉ tạo ra được tối đa 6 loại giao tử.
Đáp án A
Câu 15:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ : 18 cây thân cao, hoa trắng : 32 cây thân thấp, hoa trắng : 43 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.
(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
Hoa đỏ : hoa trắng = 50: 50 = 1:1 (Aa x aa).
Thân cao : thân thấp = 25: 75 = 1:3 ® Tương tác bổ sung (BbDd xbbdd).
Quy ước: B-D- : thân cao; (B-dd, bbD-, bbdd) : thân thấp.
Mà tỉ lệ (1 : 1)(1 : 3) khác tỉ lệ thực tế là (7 : 18 : 32 : 43) ® Có di truyền liên kết gen. Cụ thể là 2 cặp gen liên kết phân li độc lập với 1 cặp gen còn lại.
Vì là di truyền tương tác bổ sung, nên cặp Aa liên kết với Bb hay liên kết với Dd đều như nhau.
(1) Sai. Xét trường hợp (P) là
® Thân cao, hoa đỏ (A-B-D-) = 0,07 ® A-B- = 0,14
® AB=0,14 (loại vì giao tử liên kết luôn > 0,25)
® (P) là (không phải dị hợp đều thì sẽ là dị hợp chéo)
® ® Thân cao, hoa đỏ (A-B-D-) = 0,07 A-B-=0,14 ® AB = 0,14 f=28%
(2) Đúng. Số loại kiểu gen ở Fa là 4.2 = 8
(3) Đúng. Cho (P) tự thụ:
(4) Sai. Cho (P) tự thụ: được số kiểu gen tối đa là 10.3=30 và số kiểu hình là 2.2=4.
Đáp án B
Câu 16:
Một loài thú có kiểu gen thực hiện giảm phân. Theo lí thuyết, cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh giao tử của cơ thể mang kiểu gen trên để tạo ra số loại giao tử tối đa? Biết rằng có số tế bào xảy ra hoán vị gen.
Kiểu gen XEXe cho tối đa 16 loại giao tử trong đó có 8 loại giao tử hoán vị.
Vì đây là kiểu gen của cơ thể cái nên 1 tế bào sinh giao tử chỉ tạo ra 1 trứng ® 8 giao tử hoán vị cần 8 tế bào sinh trứng xảy ra hoán vị
® Vì chỉ có số tế bào xảy ra hoán vị ® cần tối thiểu 8.3 = 24 tế bào sinh trứng.
Đáp án B
Câu 17:
Ở cá, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và con cái là XY. Khi cho lai cá đực thuần chủng vảy trắng, to với cá cái thuần chủng vảy trắng, nhỏ F1 thu được 100% cá vảy trắng, to. Cho cá cái F1 lai phân tích Fa thu được tỉ lệ 27 cá vảy trắng, to : 18 cá vảy trắng, nhỏ : 12 cá đực vảy đỏ, nhỏ : 3 cá đực vảy đỏ, to. Biết tính trạng kích thước vảy do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng về Fa ?
(1) Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cá vảy trắng, to.
(2) Cá đực vảy trắng, to chiếm tỉ lệ 20%.
(3) Cá cái vảy trắng, nhỏ chiếm tỉ lệ 25%.
(4) Có tối đa 6 kiểu gen.
Xét tính trạng kích thước vảy: to : nhỏ = 30:30= 1 : 1
(Theo dữ kiện đề bài ta biết được to trội hoàn toàn nhỏ, D- to, d- nhỏ)
Ta thấy ở Fa cá đực đều có vảy đỏ ® Gen quy định màu vảy nằm trên NST giới tính X. Xét tính trạng màu vảy: trắng : đỏ = 45 : 15 = 3 : 1, mà đây là phép lai phân tích ®Ta có (3 : 1) (1 : 1) 27 : 18 : 12 : 3
® Có hiện tượng di truyền liên kết. Ở F1 cá vảy trắng lai phân tích tạo ra 3 trắng : 1 đỏ ® Không phải tương tác bổ sung (nếu bố sung sẽ là 3 đỏ : 1 trắng)
+ Giả sử đây là tương tác cộng gộp 15:1 (A-B-, A-bb,aaB- : trắng, aabb : đỏ) thì ta có sơ đồ lai:
Đem con cái F1 này lai phân tích :
sẽ không tạo ra con đực nhỏ, đỏ () ® loại
+ Giả sử đây là tương tác át chế 13:3 (A-B-, A-bb, aabb : trắng; aaB-: đỏ) thì ta có sơ đồ lai:
P:
Cái F1, lai phân tích :
Tỉ lệ cá đực vảy đỏ, nhỏ ở Fa là
®
® Có hoán vị gen với tần số f = 0,2 ® Giả sử đúng
(1) Sai. Vì ở Fa có 2 kiểu gen vảy trắng, to là
(2) Đúng. Vì =0,4.0,5 = 20%.
(3) Đúng. Vì = 0,4.0,5 = 0,2; = 0,1.0,5 = 0,05, tổng bằng 25%.
(4) Sai. Vì có 4.2 = 8 kiểu gen.
Đáp án B
Câu 18:
Màu lông ở một loài chim do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Lai chim trống lông trắng với chim mái lông đen (P), thu được gồm 50% chim trống lông đen và 50% chim mái lông trắng. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Gen quy định màu lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Cho chim F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở giới đực và giới cái.
(3) Cho chim F1 giao phối với nhau, thu được F2. Cho tất cả chim F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được F3 có kiểu hình chim lông trắng lớn hơn 55%.
(4) Cho chim mái lông trắng giao phối với chim trống lông đen thuần chủng, thu được đời con toàn chim lông đen.
(1) Đúng. Tỉ lệ phân tính ở F1 không đều ở hai giới ® Di truyền liên kết với giới tính.
(2) Sai. Ở chim, con mái (XY) và con đực (XX).
P: Chim trống lông trắng x Chim mái lông đen
F1 thu được 50% chim trống lông đen và 50% chim mái lông trắng.
Vì F1 thu được 2 kiểu hình khác nhau ở 2 giới ® Phép lai giữa XX x XY phải tạo ra hai kiểu hình ® Chim trống (P) phải mang kiểu gen đồng hợp XaXa vì nếu là XAXA khi lai với XY thì sẽ chỉ cho ra một kiểu hình giống nhau ở hai giới ® Chim mái (P) mang kiểu hình đen nên có kiểu gen XAY
® Quy ước A-lông đen; a-lông trắng.
(P): XaXa x XAY
F1: 1 XAXa: 1 XaY
Cho F1 giao phối với nhau: 1 XAXa x 1XAY
® F2: Giới đực: 1 XAXa: 1 XaXa
Giới cái: 1 XAY : lXaY
® Tỉ lệ kiểu hình giống nhau ở 2 giới (1 lông đen : 1 lông trắng).
(3) Đúng. Cho F2 giao phối ngẫu nhiên: (1XaXa : 1 XaXa) x (l XAY : lXaY)
®Tỉ lệ chim lông trắng ở
(4) Đúng. Cho chim mái lông trắng giao phối với chim trống lông đen thuần chủng:
XaY x XAXA
® 1 XAXa : 1 XAY.
Đáp án C
Câu 19:
Trên một nhiễm sắc thể xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM; BC = 16,5cM; BD = 3,5cM; CD = 20cM và AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể là
Khoảng cách giữa CD là lớn nhất à C và D nằm ở 2 đầu trên nhiễm sắc thể, các gen còn lại ở giữa C và D.
Khoảng cách BC = 16,5cM và AC = 18c à gen B nằm giữa gen A và gen C.
Trật tự gen sẽ là CBAD.
Đáp án D
Câu 20:
Ở một loài thực vật, cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở phép lai Aa x aa thu được F1. Cần phải lấy ít nhất bao nhiêu hạt F1 để trong số các hạt đã lấy xác suất có ít nhất một hạt mang kiểu gen aa lớn hơn 90%?
Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 0,5Aa : 0,5aa
Gọi n là số hạt cần phải lấy
Xác suất để tất cả các hạt đều có kiểu gen Aa là 0,5n
Xác suất để có ít nhất 1 hạt mang kiểu gen aa là 1-0,5n > 0,9;0,5n < 0,1
à n > 3 suy ra n = 4.
Đáp án B
Câu 21:
Có 850 tế bào sinh trứng mang kiểu gen giảm phân, trong đó có 24% tế bào có xảy ra hoán vị gen. Về mặt lí thuyết, số trứng tạo ra mang gen ab là?
Tần số hoán vị gen là: = 12% à Tần số giao tử mang gen ab là: = 6%.
850 tế bào sinh trứng tạo ra 850 trứng à Số trứng mang alen ab là 850.6% = 51.
Đáp án B
Câu 22:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, hoa đỏ (cây R) lai với cây thân thấp, hoa vàng thu được F1 gồm 160 cây thân cao, hoa đỏ; 160 cây thân thấp, hoa vàng; 40 cây thân thấp, hoa vàng. Kiểu gen của cây R và tần số hoán vị gen là
Xét phép lai đề cho: (A-B-)
(Vì không rõ kiểu gen của cây R nên ta kí hiệu trong ngoặc).
Vì ở F1 có tỉ lệ thân thấp, hoa vàng
Cây R phải cho giao tử ab
Cây R có kiểu gen hoặc .
(Nếu dựa vào 4 đáp án của đề ta cũng có thể biết được điều này).
Ở F1 có tỉ lệ thân thấp, hoa vàng với tỉ lệ ab = 0,4 > 0,25
ab là giao tử liên kết
Cây R mang kiểu gen dị hợp đều và tần số hoán vị f = 20%.
Đáp án D
Câu 23:
Ở một loài thực vật lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có ba alen. Theo lí thuyết, quần thể trên có thể có tối đa bao nhiêu kiểu hình?
Vì hai gen này phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng
Quần thể sẽ có nhiều kiểu hình nhất khi mỗi gen có các alen đồng trội
Ví dụ: Gen thứ nhất có alen A1 = A2 = A3 à Có 6 kiểu hình cho gen này.
Số loại kiểu hình tối đa của quần thể trên là 6.6=36 kiểu hình.
Đáp án A
Câu 24:
Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBBbb x AAaaBBBb
(2) AAaaBbbb x AaaaBBBb
(3) AaaBBb x AAaBBb
(4) AAaBbb x AaaBbb
Biết các alen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng. Có bao nhiêu phép lai cho tổng số loại kiểu gen cộng số loại kiểu hình lớn hơn 90?
(1) Sai. AAaaBBbb x AAaaBBBb
Số loại kiểu gen: 5.4 = 20
Số loại kiểu hình: 2.1 = 2
(2) Sai. AAaaBbbb x AaaaBBBb
Số loại kiểu gen: 4.3 = 12
Số loại kiểu hình: 2.1 = 2
(3) Đúng. AaaBBb x AAaBBb
Số loại kiểu gen: (3+4+3).(3+3+3) = 90
Số loại kiểu hình: 2.2 = 4
(4) Sai. AAaBbb x AAaBbb
Số loại kiểu gen: (3+3+3).(3+3+3) = 81
Số loại kiểu hình: 2.2 = 4
Đáp án A
Câu 25:
Một cơ thể đực có kiểu gen thực hiện giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Trong các nhận định sau về quá trình giảm phân trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Có 20% tế bào của cơ thể trên khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gen.
(2) Giao tử ABD được tạo ra với tỉ lệ 20%.
(3) Tỉ lệ giao tử abd có nguồn gốc từ các tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 20%.
(4) Tỉ lệ giao tử Abd nguồn gốc từ các tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 20%.
(1) Sai. Tần số hoán vị bằng 20%
→ Có 20%.2 = 40% số tế bào xảy ra hoán vị.
(2) Đúng. Tần số hoán vị bằng 20%
→ AB = 0,4 → ABD = 0,4.0,5 = 20%.
(3) Sai. Giả sử cơ thể trên có 100 tế bào tham gia giảm phân, từ ý (1) suy ra được:
+ Có 60 tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị
→ sẽ tạo ra 60.4.0,25 = 60 giao tử abd.
+ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen.
→ Tỉ lệ giao tử abd có nguồn gốc từ các tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là
(Sở dĩ 100 x 4 là vì mỗi tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng).
(4) Sai. Giả sử cơ thể trên có 100 tế bào tham gia giảm phân, từ ý (1) suy ra được:
+ Có 60 tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị.
+ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán bị gen.
Xét mỗi tế bào hoán vị gen:
+ Cặp sẽ tạo ra giao tử mang Ab = 0,25.
+ Cặp Dd sẽ tạo ra giao tử mang d = 0,5.
→ Xác suất tạo ra giao tử Abd từ các tế bào giảm phân có hoán vị gen là 0,25.0,5 = 0,125.
→ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 40.4.0,125 = 20 giao tử Abd.
→ Tỉ lệ giao tử Abd nguồn gốc từ các tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là .
Đáp án A
Câu 26:
Ở ruồi giấm, alen A - thân xám trội, , alen a - thân đen, alen B - cánh dài trội, alen b - cánh cụt, alen D - mắt đỏ trội, alen d - mắt trắng.Thực hiện phép lai P: thu được F1. Trong tổng số các cá thể ruồi F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở F1 có tối đa 40 kiểu gen.
(2) Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là 1,25%.
(4) Tỉ lệ ruồi cái mang 2 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn ở F1 là 5%.
(1) Sai. Số kiểu gen tối đa ở F1 là 7.4 = 28 (vì ruồi giấm đực không hoán vị gen).
(2) Sai. ab = 0,4 → f = 20%.
(3) Đúng. Tỉ lệ ruồi đực xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là A-bb XDY = 0,05.0,25 = 1,25%.
(4) Đúng. Ruồi cái mang 2 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn có các trường hợp sau đây:
+ Thân xám, cánh dài, mắt trắng (A-B-XdXd) = 0,7.0 = 0%.
+ Thân xám, cánh cụt, mắt đỏ (A-bb XDX-) = 0,05.0,5 = 2,5%.
+ Thân đen, cánh dài, mắt đỏ (aaB- XDX-) = 0,05.0,5 = 2,5%.
→ Tổng: (A-bb XDX- + aaB-XDX- ) = 2,5%.2 = 5%.
Đáp án B
Câu 27:
Ở một loài thú: lông đen, nâu và trắng đều được quy định do sự tương tác của gen B,b và C,c quy định. Các alen B và b tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có alen trội C thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu tại lông. Trong phép lai giữa cá thể có kiểu gen BbCc với cá thể có kiểu gen bbCc thì có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Màu lông tương ứng của các cá thể bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
(2) Tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1 : 1.
(3) 75% số cá thể ở đời con có lông đen.
(4) 25% số cá thể ở đời con có lông trắng
(1) Đúng. Dựa vào dữ kiện của đề → Màu sắc lông chỉ được biểu hiện khi tế bào có alen C.
→ B-C- : lông đen; bbC-: lông nâu; B-cc,bbcc: lông trắng.
(2) Đúng. Xét phép lai BbCc x bbCc
→ Tỉ lệ lông đen : lông nâu hay B-C-: bbC- = (0,5.0,75) : (0,5.0,75) = 1:1.
(3) Sai. Tỉ lệ cá thể lông đen ở đời con là 0,5.0,75 = 37,5%.
(4) Đúng. Tỉ lệ cá thể lông trắng ở đời con là: B-cc + bbcc = 1 - 0,357×2 = 25%.
Đáp án C
Câu 28:
Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai với kiểu gen đồng hợp lặn, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở Fb thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa đỏ. Có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?
(1) Màu sắc hoa tuân theo quy luật tương tác bổ sung giữa hai gen không alen.
(2) Ở F2 thu được 3 kiểu gen.
(3) Nếu cho các cây Fa giao phấn với cây F1 thì đời con thu được tối đa 3 kiểu hình.
(4) Nếu cho các cây Fb giao phấn ngẫu nhiên thì đời con vẫn thu được tỉ lệ kiểu hình như Fb.
Sơ đồ hóa phép lai:
P: Hoa trắng × hoa đỏ
F1: 100% hoa hồng.
F1 lai phân tích:
Fa: 1 hoa trắng : 1 hoa hồng.
Fa × Fa : (1 hoa trắng : 1 hoa hồng) × (1 hoa trắng : 1 hoa hồng)
Fb: 9 hoa trắng : 6 hoa hồng : 1 hoa đỏ.
(1) Sai. Ta nhận thấy ở Fb tuy có tỉ lệ kiểu hình là 9:6:1 rất giống với tỉ lệ tương tác bổ sung giữa hai cặp gen không alen nhưng vì ở Fa có đến 2 kiểu hình tạp giao nên loại trường hợp tương tác bổ sung này.
(2) Đúng. P: Hoa trắng × hoa đỏ
F1: 100% hoa hồng
→ Hoa hồng là kết quả của quy luật trội không hoàn toàn.
→ AA- hoa trắng, Aa- hoa hồng, aa- hoa đỏ.
Ta dễ dàng tìm ra
Fa: 1AA : 1Aa
Fb: (3A:1a)(3A:1a) = 9AA : 6Aa : 1aa.
(3) Đúng. Fa × F1: (1AA:1Aa) × Aa → (3A:1a)(1A:1a) → 3AA : 4Aa : 1aa.
(4) Đúng. Vì Fb quần thể cân bằng di truyền nên nếu cho ngẫu phối thì cấu trúc di truyền vẫn không đổi.
Đáp án C
Câu 29:
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về hai cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng , quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở đời con là 0,05.
(4) Tần số hoán vị gen là 30%.
Xét riêng tỉ lệ kiểu hình từng tính trạng:
+ Thân cao : thân thấp= (4+4+1+1) : (4+4+1+1) = 1:1 Aa × aa
+ Hoa đỏ : hoa vàng = 1:1 Bb × bb
+ Quả tròn : quả dài = 1:1 Dd × dd
Vì tỉ lệ thu được khác (1:1)(1:1)(1:1)
→ Có ít nhất 2 cặp gen di truyền liên kết.
Để xác định gen nào di truyền liên kết, ta ghép tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng lần lượt rồi đối chiếu với số liệu đề cho, cụ thể:
+ Xét tỉ lệ chiều cao cây + màu sắc hoa:
Cao, đỏ : cao, vàng : thấp, đỏ : thấp, vàng = 5 : 5 : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1 khớp với tỉ lệ của AaBb × aabb.
→ Tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa di truyền phân li độc lập .
+ Xét tỉ lệ chiều cao cây + hình dạng quả:
Cao, tròn : cao, dài : thấp, tròn : thấp, dài = 5 : 5 : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1 khớp với tỉ lệ của AaDd × aadd.
→ Tính trạng chiều cao cây và hình dạng quả di truyền phân li độc lập.
→ Tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết.
→ Tỉ lệ thân thấp, hoa vàng, quả dài ở F2 là
(1) Đúng. F1 tự thụ
→ Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là
.
(2) Sai.
(3) Sai. F1 tự thụ:
→ Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở đời con là
.
Sai. Tần số hoán vị gen là 20%.
Đáp án A
Câu 30:
Để xác định quy luật di truyền quy định tính trạng màu sắc hoa, một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và hoa trắng (2) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 2 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) và hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 3 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và (3) thu được F1 100% hoa xanh.
Biết quá trình phát sinh giao tử không có đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đều thu được 25% hoa xanh.
(2) Nếu cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì đời sau số cây hoa trắng chiếm 43,75%.
(3) Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.
Với những bài chưa biết quy luật di truyền → Thường hay dựa vào câu hỏi để tìm gợi ý:
+ Nếu màu sắc hoa được di truyền bởi một gen có nhiều alen:
Đề bài cho 3 dòng hoa trắng khác nhau → Có ít nhất 3 alen riêng rẽ quy định hoa trắng và 1 alen quy định hoa xanh → Mà gen có nhiều alen thì các alen sẽ quy định kiểu hình khác nhau → Loại.
+ Nếu màu sắc được di truyền ngoài nhân → phép lai 3 cũng sẽ cho đời con toàn hoa trắng → Loại.
Dựa vào phép lai 3:
Lai hai dòng thuần hoa trắng nhưng thu được đời con toàn màu xanh → Có thể là tương tác gen. Ở thí nghiệm có 3 dòng thuần chủng hoa trắng và có cả hoa xanh (2 kiểu hình) → Là tương tác bổ sung kiểu 9:7.
Quy ước: A-B-: hoa xanh; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng.
Phép lai 1: aaBB (1) × aabb (2)
Phép lai 2: aabb (2) × AAbb (3)
Phép lai 3: aaBB (1) × AAbb (3)
(1) Sai. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2):
AaBb × aaBB → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%.
AaBb × AAbb → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%
(2) Đúng. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → Tỉ lệ hoa trắng chiếm
(3) Sai.
(4) Sai. Bài này không nặng về tính toán nhưng nặng về biện luận quy luật di truyền.
Đáp án A