IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tâp Quy luật di truyền (sinh học 12) có lời giải chi tiết (P10)

  • 7870 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AbaB. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có hoán vị giữa A và a thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 :1:1.

II. Nếu không có hoán vị thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1.

III. Nếu không có hoán vị và ở giảm phân I có cặp NST không phân li thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

IV. Nếu không có hoán vị và ở giảm phân II có một tế bào có 1 NST không phân li thì sẽ sinh ra 3 loại giao tử với tỉ lệ 2:1:1.

Xem đáp án

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV).

-       I đúng. Vì một tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị thì sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

-       II đúng. Vì một tế bào sinh tinh giảm phân không có hoán vị thì chỉ tạo ra 2 loại giao tử.

-       III sai. Vì nếu cặp NST không phân li thì sẽ tạo ra 2 loại tế bào, chỉ sinh ra 2 loại giao tử.

IV đúng. Vì ở tế bào đột biến sẽ sinh ra 2 loại giao tử với số lượng 1:1. Ở tế bào không đột biến sẽ cho 1 loại giao tử với số lượng 2 ® Tỉ lệ 2:1:1

Đáp án B


Câu 2:

Ở một loài chim, cho cặp bố mẹ thuần chủng con đực mắt trắng lai với con cái mắt trắng thu được F1 100% con đực mắt đỏ : 100% con cái mắt trắng. Cho F1 tạp giao thu được F2 với tỉ lệ 9 đỏ : 16 trắng, trong đó tỉ lệ cái mắt đỏ : đực mắt đỏ là 2 : 25. Do yếu tố ngẫu nhiên tác động làm một số cá thể của 1 trong 2 giới ở F2 bị chết, các cá thể chết có cùng kiểu hình; cho biết ở F2, kiểu hình đỏ và trắng xuất hiện ở cả hai giới. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Ở chim: XX: đực; XY: cái.

Pt/c : cái trắng ´ đực trắng ® F1 100% đực đỏ : 100% cái trắng ® tính trạng màu mắt do hai gen tương tác bổ sung quy định.

-       Tính trạng phân li không đồng đều ở hai giới ® gen nằm trên X.

Quy ước: A-B-: đỏ; aaB-, A-bb, aabb: trắng.

Đáp án C


Câu 4:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội không hoàn toàn. Đời con của phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình 1:1?

Xem đáp án

AaBB × Aabb; Gp: (1AB; 1aB) × 1 Ab

à F1: 1AABb (KH1) : 1 AaBb (KH2)

Đáp án D


Câu 5:

Một cơ thể có 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể. Cơ thể này giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử từ AbD chiếm tỉ lệ 6%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Giả sử 2 gen A và b nằm trên NST số 1, gen D nằm trên NST số 2 à AbD = 0.06

à Ab = 0,06 : 0,5 = 0,12

à f = 2 × 0,12 = 0,24 = 24%

Đáp án C


Câu 6:

Có 4 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen ABabDdEe giảm phân hình thành giao tử. Biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có thể sinh ra tỷ lệ các loại giao tử nào sau đây?

I. 6:6:1:1  II. 2:2:1:1:1:1

III. 2:2:1:1  IV. 3:3:1:1

V. 1:1:1:1   VI. 1:1

VII. 4:4:1:1  VIII. 1:1:1:1:1:1:1:1

Xem đáp án

Trong quá trình sinh tinh của cơ thể đực, thì 1 tế bào giảm phân tạo giao tử sẽ cho 2 loại giao tử. Các loại giao tử do các tế bào sinh ra có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào kiểu sắp xếp của các cặp nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I. Theo đó, nếu có 4 tế bào cùng tham gia giảm phân, sẽ có thể có các trường hợp sau:

* Nếu cả 4 tế bào đều có kiểu sắp xếp giống nhau thì sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1;

Ví dụ: 1AB DE : 1 ab de hoặc 1 AB de và 1 ab DE.

* Nếu 3 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau và 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác sẽ cho các giao tử với tỉ lệ 3:3:1:1.

Ví dụ: 3 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho các loại giao tử là: 3AB de và 3 ab DE; tế bào còn lại có kiểu sắp xếp khác nhau nên cho giao từ là: 1 AB DE và 1 ab de.

* Nếu có 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 1); 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác (kiểu 2); 1 tế bào có kiểu sắp xếp khác (kiểu 3) sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1:1:1

Ví dụ: 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 AB de và 2 ab DE; 1 tế bào cho 2 giao tử với tỉ lệ 1 AB DE và 1 ab de; 1 tế bào còn lại cho 2 giao tử với tỉ lệ 1 AB De và 1 ab dE.

* Nếu có 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 1) và 2 tế bào còn lại cũng có kiểu sắp xếp giống nhau (kiểu 2) thì sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

Ví dụ: 2 tế bào có kiểu sắp xếp giống nhau sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 2 AB DE và 2 ab de; 2 tế bào còn lại cũng cho 2 loại giao tử giống nhau với tỉ lệ 2 AB de và 2 ab DE à tỉ lệ chung sẽ là 2:2:2:2 hay 1:1:1:1.

* Nếu trong 4 tế bào, mỗi tế bào có 1 kiểu sắp xếp khác nhau, sẽ cho 8 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1.

Ví dụ: tế bào 1 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB DE và 1 ab de.

Tế bào 2 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB de và 1 ab DE

Tế bào 3 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB De và 1 ab dE.

Tế bào 4 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1 AB dE và 1 ab De.

Vậy tóm lại có 5 trường hợp có thể xảy ra: II, IV, V, VI, VIII

à Đáp án A.


Câu 7:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu đỏ do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, tương tác bổ sung, trong đó có A và B quy định quả đỏ, kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả xanh, các kiểu gen còn lại quy định quả vàng. Cho hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có một loại kiểu hình. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai cho kết quả như vậy?

Xem đáp án

F1 có 1 loại kiểu hình. Có 3 trường hợp:

Trường hợp 1: có 100% quả đỏ (A-)(B-)

A- có 3 sơ đồ lai (1 tự thụ, 2 GP); B- có 3 sơ đồ lai ( 1 tự thụ, 2 GP).

à Số sơ đồ lai = 3 × 3 + 2 × 2 = 13.

Trường hợp 2: có 100% quả vàng có 6 sơ đồ lai (Aabb × -bb; aaBB × aa-).

Trường hợp 3: có 100% quả xanh thì có 1 sơ đồ lai aabb × aabb.

à Tổng số sơ đồ lai = 13 + 6 +1 = 20 sơ đồ lai.

Đáp án C


Câu 9:

Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P); thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, trong đó tất cả con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào các kết quả trên, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

I. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%

II. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%      

III. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 7:1:6:2

IV. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tie lệ lớn hơn 44%

Xem đáp án

Với giả thuyết KG cá thể cái XX, cá thể đực là YY.

Ta có: (Pt/c) ♀ XaXa × XAY♂ à F1 : XAXa : XaY (không thỏa đề). Vậy XX quy định giới đực và XY quy định giới cái.

Sơ đồ lai P – F3:

(Pt/c): ♂ XAXA × ♀XaY à F1 : XAXa : XAY

♂ XAXa × ♀XAY

à F2: 1/4 XAXA : 1/4 XAY: 1/4 XAXa: 1/4 XaY

F2 ngẫu phối:

1XA

1Xa

2Y

3XA

3XAXA

3XAXa

6XAY

1Xa

1XAXa

1XaXa

2XaY

TLKH F3: 7/16XAX: 1/16 XaXa: 6/16 XAY: 2/16 XaY

I sai: Ở F3 con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 6/16 = 37,5%.

II sai: Ở F3 con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 2/16 = 12,5%

IV sai: Ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 7/16 = 43,75% < 44%.

Đáp án A


Câu 10:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho cơ thể (P) có kiểu gen AabbDDEe tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong số các loại giao tử do cơ thể P tạo ra, loại giao tử có 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8

II. Lấy ngẫu nhiên một cá thể ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 tính trạng trội là 9/16

III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/27.

Xem đáp án

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

- I sai. Vì cơ thể AabbDDEe có 2 cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp lặn và một cặp gen đồng hợp trội cho nên luôn cố định có ít nhất 1 alen trội (từ cặp gen đồng hợp trội). Do đó, bài toán trở thành tìm loại giao tử có 2 alen trội trong số 2 cặp gen dị hợp C22×122=14

- II đúng. Vì phép lai AabbDDEe × AabbDDEe có 2 cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp lặn và một cặp gen đồng hợp trội nên luôn cố định có ít nhất một tính trạng trội à Bài toán trở thành tìm tỉ lệ của cá thể có 2 tính trạng trội trong số 2 cặp gen dị hợp 342=916

- III đúng. Vì ở phép lai này, đời con luôn cố định có ít nhất một tính trạng trội. Vì vậy bài toán trở thành lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về cả 1 tính trạng trong số 2 cặp gen dị hợp, xác suất thu được cá thể thuần chủng 131= 13

- IV sai. Vì ở bài toán này, P dị hợp 2 cặp gen và có một cặp gen đồng hợp trội cho nên bài toán trở thành lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng, xác suất thu được cá thể thuần chủng 132=19 .

Đáp án B


Câu 11:

Một cơ thể (P) giảm phân có 8 loại giao tử với số lượng: 80Abd, 20ABD, 80aBd, 20abd, 80Abd, 20ABd, 80aBd, 20abD. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của cơ thể nói trên là AbaBDd 

II. Tần số hoán vị 40%

III. Cây P lai phân tích, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm 5%

IV. Lấy P tự thụ phấn, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm 38,25%

Xem đáp án

Đối với dạng bài toán này, các em cần phải xác định kiểu gen của P, sau đó mới đi tìm các ý khác.

Muốn xác định kiểu gen của P thì phải dựa vào các giao tử liên kết (giao tử có số lượng lớn).

Các giao tử liên kết là: 80Abd, 80AbD, 80aBD, 80aBd.

Nhìn vào các giao tử này ta thấy, A luôn đi cùng b, a luôn đi cùng B. à Kiểu gen của P là AbaBDd 

à (I) đúng.

Tần số hoán vị = tổng giao tử hoán vị/tổng số giao tử

Cây P lai phân tích thì kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ bằng tỉ lệ của giao tử ABD = 0,05. à III đúng.

Cây P tự thụ phấn, kiếu hình A-B-D- có tỉ lệ

Đáp án D


Câu 12:

Ở một loài thú, xét 2 cặp gen phân li độc lập, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quần thể của loài này có tối đa 21 kiểu gen

II. Nếu không xét tính trạng giới tính thì trong quần thể của loài này có tối đa 9 kiểu hình

III. Một cá thể trong quần thể của loài này chỉ có thể tạo tối đa 4 lọai giao tử

IV. Có thể tối đa 10 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng

Xem đáp án

- Khi một cặp gen nằm trên NST thường, một cặp gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y thì sẽ có tối đa số loại kiểu gen = 3 × 7 = 21 à I đúng.

- Nếu tính trạng trội không hoàn toàn thì số kiểu hình = 3 × 3 = 9 à II đúng.

- Vì chỉ có 2 cặp gen nên mỗi cá thể chỉ có tối đa 4 loại giao tử à III đúng.

- Nếu một cặp gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y thì có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội; Cặp gen nằm trên NST thường sẽ có 2 kiểu gen quy định kiểu hình trội à Số loại kiểu gen = 5 ×2 = 10. à IV đúng.

Đáp án A


Câu 13:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 3 alen là A1; A2; A3 quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 quy định hoa vàng, trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1 thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội khi giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất ngang nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 đúng?

I. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A1 chiếm tỉ lệ 1/36

II. Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lên 2/9

III. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây mang alen A3 là 1/35

Xem đáp án

Các cây F1 có kiểu hình hoa đỏ, mà lại là kết quả của tứ bội hóa nên F1 chắc chắn có kiểu gen A1A1--.

Ở F2 sinh ra có kiểu hình hoa vàng nên trong kiểu gen F1 chắc chắn có chứa alen A2. Vậy, F1 có kiểu gen A1A1A2A2.

Xét phép lai: A1A1A2A2 × A1A1A2A2

GF1: 1/6A1A1 : 4/6 A1A2 : 1/6 A2A2

à F2: 1/36 A1A1A1A1 : 8/36 A1A1A1A2 : 18/36 A1A1A2A2 : 8/36 A1A2A2A2 : 1/36 A2A2A2A2

Xét các phát biểu của đề bài:

I sai: vì loại kiển gen chỉ có 1 alen A1 (A1A2A2A2) chiến tỉ lệ 8/36 = 2/9.

III đúng: có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ là: A1A1A1A1; A1A1A1A2; A1A2A2A2; 1 kiểu gen quy định hoa vàng là A2A2A2A2.

II, IV sai: vì không thu được cây nào mang alen A3.

Đáp án C


Câu 14:

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên mọt căp nhiễm sắc thể tương đồng. Trong đó, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt; alen D nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cahs cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%/ Cho các phát biểu sau:

  I. Kiểu gen của ruồi cái F1 là  BvbVXDXd

  II. Tần số hoán vị gen của con ruồi đực F1 là 20%

  III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt,  mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%

  IV. Cho các con ruồi cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2 giao phối với con ruồi đực F1. Ở thế hệ con, trong những con ruồi cái thân xám cánh dài, mắt đỏ thì con ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ trên 72%

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 15:

Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDdEE x AabbDdEe cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Aa x Aa → 3/4A- : 1/4aa → 2 KH

BB x bb → 100% Bb → 1 KH

Dd x Dd → 3/4D- : 1/4dd → có 2 KH

EE x Ee → 1EE : 1Ee → có 1 loại KH

→ Tổng kiểu hình = 2 × 1 × 2 × 1 = 4.

Đáp án B


Câu 16:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ: 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?

Xem đáp án

Tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng tức là vàng

= ¼ = ½ x ½ hoặc ¼ x 1

Theo phương pháp đường chéo tứ giác để tính tỉ lệ giao tử tứ bội thì ta có:

- Xét KG AAaa thì cho tỉ lệ : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa AAAa không cho giao tử aa

Nên loại trừ dễ dàng → đáp án D.

- Xét Aaaa: cho tỉ lệ : 1/2Aa : 1/2aa nên Aaaa x Aa cho tỉ lệ đồng hợp lặn (quả vàng) là ¼

Đáp án B


Câu 21:

Ở một loài động vật lưỡng bội, xét 2 locut gen phân li độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn là A; a và B; b. Nếu không có đột biến xảy ra thì để đời con có tỉ lệ KH là 9:3:3:1 sẽ có bao nhiêu phép lai thỏa mãn? Biết rằng không xét đến sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong các phép lai.

Xem đáp án

Cả 2 tính trạng đều trội lặn hoàn toàn.

Ta thấy có 2 cặp gen quy định 2 tính trạng do đó sẽ cần phân tích thành tích của 2 tỉ lệ KH.

→ Tỉ lệ KH (9:3:3:1) ở đời con thực chất là

9:3:3:1 = (3:1)x(3:1).

Tính theo phép lai quy đổi

- Locut A/a cho phép lai cơ sở là Aa x Aa.

- Locut B/b cho phép lai cơ sở là Bb x Bb.

→ Số phép lai thỏa mãn = 1 x 1 = 1

Đáp án A


Câu 22:

Một nghiên cứu trước đây cho thấy sắc tố hoa đỏ của một loài thực vật và kết quả của một con đường chuyển hóa gồm nhiều bước và các sắc tố trung gian đều màu trắng, 3 dòng đột biến thuần chủng hoa màu trắng (trắng 1, trắng 2, trắng 3) của loài này được lai với nhau theo từng cặp và tỉ lệ phân li kiểu hình đời con như sau:

Biết rằng không xảy ra đột biến, có phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Kết quả này chứng tỏ rằng màu hoa đỏ do 2 gen nằm trên 2 nst khác nhau quy định.

II. Các cây F1 dị hợp tử về tất cả các gen quy định màu hoa.

III. Cá thể F1 của phép lai 1 lai với cá thể trắng 3 sẽ cho tất cả đời con đều trắng.

IV. Lai cá thể F1 của phép lai 1 với F1 của phép lai 3 sẽ cho đời con có ¼ là kiểu hình trắng.

Xem đáp án

Chỉ có ý IV đúng.

- Quy ước: A, a, B, b, D, d là 3 gen không alen cùng quy định màu hoa. A – B – D: hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa màu trắng.

- Ta có các cây trắng 1, 2, 3 lần lượt là: AABBdd; AAbbDD; aaBBDD.

- Ở phép lai 1: F 1 AABbDd x AABbDd cho đời con F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Tương tự với phép lai 2, 3.

- I sai, kết quả này do 3 gen nằm trên 3 NST khác nhau quy định.

- II sai.

- III sai vì AABbDd x aaBBDD sẽ chora đời con tất cả đều hoa đỏ

- IV đúng vì AABbDd x AaBbDD sẽ cho tỉ lệ là (A_)(3B_ : 1bb)(D_) cho đời con có ¼ hoa trắng.

Đáp án C


Câu 23:

Cá thể mang kiểu gen AaBb.De/de tối đa có bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen?

Xem đáp án

Aa và Bb khi giảm phân cho 2 loại giao tử, De/de khi giảm phân không hoán vị gen cho 2 loại giao tử, vậy có tối đa 2.2.2 = 8 loại giao tử được tạo ra.

Đáp án D


Câu 24:

Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li tình trạng 1:1 ở đời con là kết quả của phép lai nào sau đây?

Xem đáp án

aaBB x Aabb → (aa x Aa) x (BB x bb)

→ (1:1) x 1 → 1:1

Đáp án B


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự di truyền ngoài nhân?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 29:

Cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên thì theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:

Xem đáp án

F1 phân ly theo tỷ lệ 9:7, tính trạng tương tác bổ sung 9 cây thân cao ở F1: (1AA:2Aa) x (1BB:2Bb)

Cho các cây này giao phấn ngẫu nhiên, ta xét từng cặp gen:

F1: (1AA:2Aa) x (1AA:2Aa)

G: (2A:1a) x (2A:1a)

F2: 8A-:1aa

Tương tự với cặp gen Bb

F1: (1BB:2Bb) x (1BB:2Bb)

G: (2B:1b) x (2B:1b)

F2: 8B-:1bb

Tỷ lệ kiểu hình ở F2: (8A-:1aa) x (8B-:1bb)

64 cao    :   17 thấp

Đáp án D


Câu 30:

Ở một loài cây, 2 cặp gen A, a và B, b phân ly độc lập cùng quy định hình dạng quả. Kiểu gen có cả A và B cho quả dẹt, kiểu gen có A hoặc B quy định quả tròn và kiểu gen aabb quy định quả dài. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng (P) tạo ra F1 toàn cây quả dẹt. F1 tự thụ phấn, tạo ra F2. Cho các cây quả dẹt F­2 giao phấn, tạo ra F3. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) F1 dị hợp tử 2 cặp gen.

(2) Ở F3 có 3 loại kiểu hình.

(3) Trong số cây quả dẹt ở F2, tỷ lệ cây mang kiểu gen dị hợp là 8/9.

(4) Ở F3 cây quả dài chiếm tỷ lệ 1/81.

Xem đáp án

Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Lai 2 cây quả tròn thuần chủng tạo ra toàn quả dẹt → F1 là AaBb → 1 đúng.

F1 tự thụ phấn, F2 phân ly theo tỷ lệ 9:6:1 quả dẹt F2 gồm: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB)

F2 có tỷ lệ cây dị hợp là 8/9 → 3 đúng

Quả dẹt F2 giao phấn

F2: (1AABB:2AABb:4AaBb:2AaBB) x (1AABB:2AABb:4AaBb:2AabB)

G:            4AB:2Ab:2aB:1ab                           4AB:2Ab:2aB:1ab

F3 có 3 loại kiểu hình: dẹt A-B-, tròn A-bb, aaB- và dài aabb → 2 đúng

Tỷ lệ quả dài aabb ở F3: 19×19=181→ 4 đúng

Đáp án D


Bắt đầu thi ngay